Hậu kỳ thi ĐH khốc liệt hàng đầu thế giới ở Hàn Quốc: Học sinh thi nhau vứt sách vở, quẩy tới bến chấm dứt 12 năm đèn sách
5 môn thi, 12 năm ăn học, kết thúc ngày hôm qua cũng chính là lúc học sinh Hàn Quốc được phép tạm thời thả lỏng bản thân sau cả một quãng thời gian dài căng như dây đàn.
Hôm 15/11 là ngày diễn ra kỳ thi Đại học khốc liệt nhất Đại Hàn Dân Quốc. Sau những ngày tháng cặm cụi đèn sách, những đêm muộn thức thâu giải đề, cuối cùng cũng đến thời khắc các bạn học sinh Hàn Quốc quyết chiến một trận “sống còn” với kỳ thi quan trọng nhất cuộc đời mình.
Kỳ thi Đại học khốc liệt nhất Hàn Quốc vừa diễn ra vào ngày 15/11
Đỗ Đại học vẫn chưa là tất cả, sự bắt buộc phải thành công trong học hành là nỗi ả nghiêm trọng nền văn hóa Hàn Quốc nhiều năm nay. Học sinh học kém, không đỗ đạt, thành tích thấp là nguyên nhân gây ra sự mặc cảm, tự ti, và đôi khi cả tự sát. Theo thống kế tại quốc gia này, hơn 40% sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ thất nghiệp, hoặc phải làm những công việc không đúng với học, sở trường.
Từ ngày bước chân vào tiểu học, học sinh Hàn Quốc đã phải sống dưới một áp lực khủng khiếp của việc thể hiện sao cho thật tốt tại trường. Hoàn thành những giờ học chính quy trên lớp chưa bao giờ là đủ, cuộc sống của học sinh Hàn còn là những buổi học đến tối muộn tại hagwon (trung tâm dạy thêm) do bố mẹ lựa chọn. Các phụ huynh sẵn sàng chi 12% số lương họ kiếm ra mỗi năm để gửi gắm con em mình vào những trung tâm tốt nhất. Tất cả những điều ấy là để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng nhất với cả học sinh, phụ huynh và xã hội Hàn Quốc: “Suneung” – Kỳ thi Đại học.
Dù sao cũng đã thi xong rồi, ăn chơi cái đã! – Đó là tâm lý chung của đa số học sinh lớp 12 thời điểm này. 5 môn thi, 12 năm ăn học, kết thúc ngày hôm qua cũng chính là lúc họ được phép tạm thời thả lỏng bản thân sau cả một quãng thời gian dài căng như dây đàn. Chưa cần biết kết quả sẽ ra sao, thế nhưng giờ đã đến lúc họ tự thưởng cho bản thân mình vì đã cố gắng không ngừng nghỉ trên con đường học tập.
Không bỏ phí 1 phút giây nào, ngay từ tối hôm qua, các nam thanh nữ tú Hàn Quốc đã lập tức lên kế hoạch “quẩy” tới bến cùng bạn bè, người thân. Rất nhiều hoạt động thường niên mà học sinh nước này vẫn làm như chở sách vở đi bán, đi ăn uống, hát kara…
Sách vở được tập kết lại 1 chỗ
Họ thi nhau chở sách đi vứt hoặc đi bán
Video đang HOT
Những đống sách vở khổng lồ của học sinh được tập trung lại 1 chỗ
Việc đầu tiên cần làm ngày sau thi là ăn cho đã đời
“5 chị em siêu nhân” sung sướng sau khi hoàn thành nhiệm vụ trọng đại trong đời
Khi đi học có thể đơn sơ giản dị, nhưng một khi đã “lên đồ” đi chơi là các bạn nữ sinh Hàn như lột xác khác hẳn
Chắc hẳn cô bạn này phải làm bài tốt lắm, nhìn dáng điệu vui hết nấc thế này cơ mà
Còn gì hạnh phúc hơn là thi tốt xong được thưởng thức mỹ thực ngay sau đó
Tụ tập bạn bè đúng là một điều nên làm sau kỳ thi này, vừa xem lại bài làm, vừa giải toả căng thẳng
Theo Tinhangdau
Hàn Quốc "nín thở" ngày nửa triệu học sinh thi giành tấm vé "vàng" vào đời
Trên khắp Hàn Quốc, sáng 15.11, hơn nửa triệu học sinh bắt đầu bước vào kỳ thi đại học có tính quyết định cuộc đời họ khi kết quả kỳ thi sẽ ảnh hưởng đến triển vọng nghề nghiệp, mức sống, nơi ở và thậm chí cả các mối quan hệ trong tương lai của mỗi người.
Cả đất nước "nín thở" trong kỳ thi đại học
Học sinh Hàn Quốc bước vào kỳ thi đại học sáng 15.11.2018. Ảnh BBC.
Theo BBC, sáng nay, gần 600.000 học sinh Hàn Quốc đã có mặt tại 1.190 điểm thi trên cả nước để bước vào kỳ thi khốc liệt nhất trong cuộc đời họ: Thi đại học.
Kỳ thi Đại học ở Hàn Quốc được gọi là "Suneung" hay College Scholastic Aptitude Test (viết tắt là CSAT). Đây là kỳ thi cấp quốc gia kéo dài 8 giờ bao gồm các môn ngôn ngữ, toán học, khoa học, khoa học xã hội và tiếng Anh mà bất cứ học sinh Hàn Quốc nào cũng phải trải qua để có thể được lựa chọn vào trường đại học danh tiếng.
Ở Hàn Quốc, "Suneung" quan trọng đến mức, vào ngày này, máy bay sẽ ngừng bay, quân đội sẽ ngưng tập trận để các thí sinh tập trung làm bài.
Thủ đô Seoul ngày thường vốn náo nhiệt, sôi động nhưng vào ngày học sinh thi đại học cũng bị bao trùm bởi sự tĩnh lặng khi các cửa hàng và ngân hàng đóng cửa. Ngay cả thị trường chứng khoán cũng mở cửa muộn hơn ngày thường.
Thi thoảng, sự tĩnh lặng ấy chỉ bị phá vỡ bởi tiếng còi báo động của xe cảnh sát đang dọn đường hỗ trợ học sinh đi muộn kịp thời đến trường thi.
"Đối với chúng tôi, Suneung là một cánh cổng rất quan trọng trong tương lai. Ở Hàn Quốc, việc học đại học là rất quan trọng. Đó là lý do tại sao chúng tôi dành 12 năm để chuẩn bị chỉ cho một ngày này. Tôi biết có những người đã kiên trì thi lại tới 5 lần", BBC dẫn lời nữ sinh Ko Eun-suh 18 tuổi chia sẻ.
Kỳ thi ĐH ở Hàn Quốc cực kỳ khắc nghiệt
Trong khi các thí sinh tập trung làm bài trong trường thi, nhiều bậc phu huynh lo lắng dành cả ngày cầu nguyện tại các đền chùa hoặc nhà thờ mong con em mình đạt kết quả tốt nhất.
Hầu hết học sinh trung học và các bậc phụ huynh ở Hàn Quốc đều mơ ước chạm đến S.K.Y - đại diện cho 3 trường đại học hàng đầu gồm Đại học Quốc gia Seoul (Seoul National University - SNU), Đại học Hàn Quốc (Korea University - KU) và Đại học Yonsei (Yonsei University - YU). Ba trường đại học này được xem là ĐH Harvard, Yale, hoặc Oxford hay Cambridge của Hàn Quốc.
Giáo sư Lee Do-hoon, dạy xã hội học tại Đại học Yonsei cho biết: "Mọi người đều nghĩ rằng, vào được S.K.Y là có thể có được công việc tốt. Đó là lý do tại sao rất nhiều phụ huynh và học sinh khao khát vào được các trường đại học này".
Nghiệt ngã tấm vé "vàng" duy nhất để vào đời
Phụ huynh học sinh cầu nguyện mong con đạt kết quả thi đại học tốt nhất. Ảnh BBC.
Sự nghiệt ngã, khắc nghiệt của kỳ thi đại học ở xứ sở Kim chi có thể được tóm gọn qua 1 câu nói đã ăn sâu vào tâm trí người Hàn: "Nếu ngủ 3 tiếng mỗi đêm, bạn có thể mơ tới việc vào S.K.Y. Nếu ngủ 4 tiếng, bạn có thể thi đỗ vào trường đại học khác. Còn ngủ 5 tiếng hoặc hơn, nhất là trong năm cuối cấp, thì hãy quên ngay ý định bước chân vào cổng đại học đi".
Để đạt điểm cao ở lớp và thi đỗ đại học, học sinh ở Hàn Quốc phải theo một lịch học kín mít, trung bình chiếm từ 13 giờ đến 15 giờ mỗi ngày ở trường và các trung tâm dạy thêm ở bên ngoài được gọi là "hagwon".
Theo thống kê, có gần 100.000 "hagwon" ở xứ sở Kim chi hình thành nên ngành công nghiệp trị giá tới 20 tỷ USD với 3/4 học sinh Hàn Quốc theo học tại các trung tâm này.
Việc học thêm hai hay ba ca mỗi ngày là chuyện phổ biến đối với phần lớn học sinh trung học Hàn Quốc. Theo đó, Suneung thực sự là một gánh nặng rất lớn về mặt tâm lý đối với nhiều học sinh Hàn Quốc. Một số học sinh thậm chí đã nghĩ đến cái chết để tự giải thoát chính mình.
Theo BBC, Hàn Quốc được xem là nước có tỉ lệ học sinh tự tử cao nhất trong số những quốc gia phát triển trên thế giới. Lý do chính dẫn đến tự tử là áp lực nặng nề từ các bài kiểm tra và điểm số, lượng bài tập quá nhiều, thiếu thời gian nghỉ ngơi, theo "Báo cáo điều tra xã hội năm 2018" của Cục Thống kê Hàn Quốc.
Theo Danviet
Thử sức đề thi Tiếng Việt trong kỳ thi Đại học "sinh tử" ở Hàn Quốc Hôm nay 15/11, kỳ thi Đại học của Hàn Quốc chính thức diễn ra. Một thông tin khá bất ngờ và thú vị mà nhiều người có thể không biết, Tiếng Việt chính là môn ngoại ngữ thứ 2 trong "kỳ thi sinh tử" của học sinh Hàn Quốc này. Từ năm 2013, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã đưa môn tiếng Việt...