Hầu hết xe Trung Quốc về Việt Nam đều là hàng ‘ế’ ở quê nhà
Xe Trung Quốc Brilliance V7, BAIC X55, Zotye Z8… không được khách hàng bản địa ưa chuộng. Các dòng xe có xuất xứ Nhật, Đức vẫn được người dân nước này tin dùng hơn.
BEIJING X7 gây sốt ở Việt Nam nhưng chưa là gì tại thị trường Trung Quốc
Điểm chung của các mẫu xe Trung Quốc đưa về Việt Nam trong nhiều năm qua là đều có doanh số tốt ở thời điểm chào bán, nhưng dần mất phong độ sau vài tháng và rơi vào tình trạng ế ẩm, thậm chí có tháng bán không được chiếc nào, dẫn đến việc bị khai tử. Trong khi đó, các thương hiệu xe quen thuộc của Nhật hay Đức thường giữ được doanh số ổn định.
Đơn cử Brilliance V7, chiếc xe khá đình đám tại Việt Nam vài tháng trước do được đơn vị nhập khẩu “quảng cáo” là dùng công nghệ động cơ BMW. Mẫu xe này trình làng năm 2018 và có doanh số tương đối ổn thời điểm đó với kết quả đạt được đều đặn từ 1.000 – 2.500 xe mỗi tháng. Bước sang năm 2019, tình hình doanh số Brilliance V7 ngày càng tệ hơn khi doanh số mỗi tháng chỉ bán được vài trăm chiếc mỗi tháng. Đến tháng 12.2019, mẫu xe này chỉ bán vỏn vẹn 189 xe/tháng.
Năm 2020 mới là “thảm họa” của Brilliance V7 khi doanh số rớt xuống chỉ còn vài chục chiếc/tháng, thậm chí có tháng 3 và tháng 7 không bán được chiếc nào. Đây cũng là thời điểm mà Brilliance V7 được đưa về Việt Nam.
BAIC X5 trong vài tháng qua chỉ bán được vài chục chiếc tại Trung Quốc
Chung tình cảnh với Brilliance V7 có BAIC X55, đây là mẫu SUV cỡ nhỏ đang được nhiều khách hàng Việt Nam chú ý. Tuy nhiên hiện tại ở Trung Quốc, BAIC X55 chỉ bán được vài chục chiếc mỗi tháng. Trước đó, ở thời điểm ra mắt năm 2016, tức 4 năm trước, BAIC X55 từ doanh số bán ra tới 6.492 xe trong tháng 1.2016, các tháng sau đó giữ đều doanh số trung bình khoảng 2.000 xe/tháng. Các năm 2017, 2018, 2019 chứng kiến sự sa sút của BAIC X55 khi chỉ bán được vài trăm xe/tháng. Thậm chí có lúc mẫu xe này chỉ bán được vài xe/tháng trong năm 2019.
Video đang HOT
Zotye Z8, mẫu xe từng gây xôn xao tại Việt Nam nay cũng không còn bán ra tại Trung Quốc, hãng xe này đang đứng trước ngưỡng cửa “phá sản” khi 4 tháng gần đây không bán được xe nào tại thị trường đông dân nhất thế giới. Có thể thấy, điểm chung của xe Trung Quốc được đưa về Việt Nam trước đây đều là những mẫu xe đi đến thời điểm ế ẩm tại thị trường quê nhà.
BEIJING X7, mẫu xe đình đám trong thời gian qua được đưa về Việt Nam có phần khác biệt so với các mẫu xe Trung Quốc khác ở chỗ đây là mẫu xe hoàn toàn mới, bắt đầu bán ra thị trường Trung Quốc từ tháng 6.2020. Doanh số của BEIJING X7 trong các tháng 6, 7, 8 năm 2020 lần lượt 1.401, 3.103 và 4.687 chiếc. Đây là những con số khá khả quan đối với mẫu xe này nhưng chưa phải là kết quả vượt trội nếu so với nhiều mẫu xe Trung Quốc trước đó từng ra mắt tại thị trường quê nhà.
Zotye Z8 còn có tên gọi T700 tại Trung Quốc cũng không được ưa chuộng
Nếu so với mẫu xe được xem là đối thủ Honda CR-V, BEIJING X7 nằm ở chiếu dưới về doanh số với kết quả chênh lệch khá lớn. Trong tháng 6, 7, 8 năm 2020, Honda CR-V bán ra lần lượt 18.443, 20.128 và 22.689 chiếc, gấp nhiều lần so với mẫu xe Trung Quốc – BEIJING X7.
Như vậy, có thể thấy người dân Trung Quốc vẫn chưa thật sự tin dùng các mẫu xe của chính hãng xe nội địa. Điều này thể hiện qua bảng xếp hạng doanh số các hãng xe tại thị trường đông dân nhất thế giới khi đứng đầu vẫn là cái tên quen thuộc như Volkswagen, Toyota, Honda. Những mẫu xe Trung Quốc được ưa chuộng có Geeley, Changan, Buick, Baojun, Haval… nằm trong top 10 hãng xe bán chạy, chưa được đưa về thị trường Việt Nam. Tại Trung Quốc có khoảng 95 hãng xe, BAIC xếp thứ 32 về doanh số trong nửa đầu năm 2020, Brillinance nằm ở vị trí 59 và Zotye xếp vị trí 66.
Nếu tính riêng các mẫu xe, thị trường Trung Quốc có tới 513 mẫu xe khác nhau đến từ các thương hiệu khắp thế giới và bản địa. Bán chạy nhất là mẫu xe Nissan Sylphy, thứ 2 là Volkswagen Lavida, Toyota Corolla đứng thứ 3. Top 10 ô tô bán chạy nhất thị trường Trung Quốc trong nửa đầu năm 2020 cũng có nhiều mẫu xe nội địa mang thương hiệu Haval, Changan, Geely, Buick.
BAIC Changhe Q7 xếp ở vị trí gần cuối bảng xếp hạng 513 xe tại Trung Quốc
Tuy nhiên, các mẫu xe Trung Quốc “quen thuộc” với thị trường Việt Nam xếp ở vị trí rất thấp như Brilliance V7 ở vị trí 431, BAIC X55 khá hơn với thứ hạng 365, Zotye Z8 xếp thứ 343, còn BAIC Q7 nằm ở vị trí 410. Khá nhất là MG ZS xếp vị trí thứ 51 và MG HS ở vị trí 120. BEIJING X7 trình làng chỉ 4 tháng trước nên chưa thể đánh giá được sức hút thật sự của mẫu xe này.
Xe Trung Quốc đua giảm giá, nâng trang bị tại Việt Nam hậu ra mắt Brilliance V7
Sự thay đổi giá của nhiều mẫu xe Trung Quốc được cho là bởi sức ép của mẫu xe mới Brilliance V7 cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh thời điểm này.
Brilliance V7 đã ra mắt tại Việt Nam được gần nửa tháng nhưng vẫn trở thành chủ đề bàn luận thu hút sự chú ý của không ít người. Mẫu SUV 7 chỗ với nhiều trang bị hiện đại cùng quảng cáo động cơ công nghệ BMW được chào bán với giá 738 triệu đồng (đã bao gồm VAT) - mức giá khá cạnh tranh với các mẫu xe Trung Quốc khác đang mở bán trên thị trường.
Đó có thể là lý do khiến một loạt xe Trung Quốc khác giảm giá như Zotye Z8, BAIC Q7 và BAIC X55 với mức giảm cao nhất tới 40 triệu đồng. Ngoài ra, các mẫu này còn được hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ, trong khi Brilliance V7 hiện tại chỉ có ưu đãi là bảo hiểm thân vỏ. Đáng chú ý, những mẫu xe mới giảm giá thuộc cùng nhà phân phối với Brilliance V7.
BAIC Q7 Elite là xe có mức giảm giá cao nhất. Giá xe giảm từ 588 triệu xuống còn 548 triệu đồng.
Q7 Elite là phiên bản cắt giảm của mẫu Q7 với ít trang bị hơn, đi kèm mức giá dễ tiếp cận hơn. So với bản Q7 thường, Q7 Elite thiếu cảm biến trước, camera 360 độ, cốp mở điện, sưởi ghế, lọc không khí, nội thất da màu đen thay vì nâu và chất liệu da không cao cấp bằng. Động cơ xe giữ nguyên, là loại 1,5 lít tăng áp, công suất 150 mã lực, kết hợp số tự động vô cấp CVT.
BAIC X55 giảm giá 20 triệu, từ 548 triệu còn 528 triệu đồng. Hiện tại, đây là mẫu SUV Trung Quốc rẻ nhất được bán tại Việt Nam.
So với anh em BAIC Q7 cùng tầm giá, BAIC X55 có thiết kế theo phong cách hoàn toàn khác. Đây cũng là một mẫu SUV 5 chỗ với nhiều trang bị tương đương Q7. Động cơ 1,5 lít tăng áp công suất 150 mã lực cùng hộp số CVT cũng giống với Q7.
Mẫu xe đắt đỏ hơn là Zotye Z8L - phiên bản 7 chỗ của Z8 - giảm giá 30 triệu đồng. Giá mới là 728 triệu đồng.
Zotye Z8L được coi là mẫu xe cạnh tranh được với Brilliance V7. Cả 2 đều là SUV 7 chỗ. Động cơ Z8L là máy 2 lít tăng áp, công suất tới 231 mã lực, kết hợp số tự động 8 cấp. Trong xe có nhiều công nghệ hiện đại như đồng hồ kỹ thuật số, màn hình 10 inch, điều hoà tự động 3 vùng, cửa sổ trời toàn cảnh, camera 360 độ...
Trước khi V7 được bán ra thị trường, Z8 và Z8L đều là những mẫu xe Trung Quốc ăn khách. Sự có mặt của V7 gây ảnh hưởng không nhỏ tới Z8 và Z8L. Một số chủ xe Zotye Z8 chào bán ngay chiếc xe đang sử dụng để đổi sang V7.
Khác với 3 mẫu xe kể trên, Dongfeng T5 chọn cách khác để cạnh tranh Brilliance V7. Theo thông tin từ người bán, mẫu xe này đang được lên kế hoạch bổ sung thêm nhiều trang bị mới, trong khi giá không đổi. Những trang bị này bao gồm gập gương điện, cốp điện, bệ bước chân, lọc không khí...
Dongfeng T5 là SUV 5 chỗ không thuộc cùng nhà phân phối với các mẫu Zotye Z8, BAIC Q7, BAIC X55 hay Brilliance V7. Mức giá 689 triệu đồng (gồm VAT) từng được cho là đắt đỏ khi so sánh với các mẫu xe Trung Quốc khác khiến T5 gần như bị đưa ra ngoài cuộc chơi. Mẫu xe này ngoài 5 chỗ ngồi thì có khá nhiều trang bị hiện đại nếu so sánh với Z8L hay V7, như đồng hồ kỹ thuật số, màn hình 12 inch, công nghệ an toàn có hỗ trợ phanh tự động, cảnh báo làn đường... Động cơ xe là máy 1,6 lít tăng áp, công suất 204 mã lực kèm hộp số ly hợp kép 7 cấp.
BAIC Q7, BAIC X55, Zotye Z8, Dongfeng T5 hay Brilliance V7 đều là những mẫu SUV Trung Quốc phổ biến tại Việt Nam. Trong thời gian tới, thị trường ô tô Trung Quốc sẽ còn sôi động hơn nữa khi đón nhận những mẫu xe mới đến từ thương hiệu MG. Dòng xe này có thể được miễn thuế nhập khẩu bởi lắp ráp trong ASEAN. Cuộc chiến về giá xe có thể sẽ còn khốc liệt hơn nữa.
Khôi Nguyên
Ôtô Trung Quốc giảm giá mạnh, lôi kéo khách hàng Để giải phóng tồn kho, các hãng và đại lý ôtô Trung Quốc đưa ra mức giá giảm đến gần 100 triệu đồng/chiếc, kéo theo lượng tiêu thụ tăng Hàng loạt mẫu xe Trung Quốc giảm giá đáng kể từ giữa tháng 8 cho đến đầu tháng 9. Chẳng hạn, BAIC X55 giảm từ 550 triệu đồng/chiếc xuống còn 488 triệu đồng/chiếc, BAIC...