Hầu hết quỹ đầu tư trên TTCK Việt Nam đều thua lỗ trên 10% trong nửa đầu năm 2020
Do đặc điểm “đi tiền lớn” nên các quỹ được thống kê hầu hết phân bổ danh mục vào các cổ phiếu Bluechips trong VN30 (hoặc một vài Bluechips lớn khác nằm ngoài rổ), vì vậy biến động danh mục thường xoay quanh chỉ số này.
Dịch Covid-19 bùng phát mạnh trong năm 2020 đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Kết thúc phiên giao dịch 30/6, chỉ số VN-Index dừng tại 825,11 điểm, giảm 14,14% so với đầu năm.
Diễn biến kém tích cực của thị trường thời gian qua khiến không ít nhà đầu tư thua lỗ và các quỹ đầu tư chuyên nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng. Thống kê cho thấy hầu hết các quỹ lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều ghi nhận hiệu suất âm từ 10% trở lên.
Vietnam Holding là quỹ có thành tích thấp nhất trong số các quỹ được thống kê với hiệu suất 6 tháng đầu năm âm 16,8%. Trước đó trong quý 1, Vietnam Holding cũng là quỹ có thành tích “tệ” nhất với mức âm gần 35%.
Quỹ ETF ngoại lớn nhất TTCK Việt Nam VNM ETF cũng có hiệu suất không mấy tích cực với NAV/Shares âm 15,95% trong nửa đầu năm nay. Trong khi đó, quỹ ETF ngoại khác là FTSE Vietnam ETF có thành tích tốt hơn khi NAV/Shares chỉ âm 12,7%.
Quỹ ngoại lớn nhất thị trường VEIL Dragon Capital ghi nhận mức âm 14,15%. Tương tự, các quỹ như KB Vietnam Focus Securities Feeder Investment, LionGlobal Vietnam Fund, KIM Vietnam Growth Securities…cũng có hiệu suất âm từ 12 đến 14%, tương đương biến động của VN-Index và VN30-Index.
Quỹ đầu tư hiệu quả nhất trong nửa đầu năm là VOF VinaCapital khi NAV/Shares chỉ âm 3%, thấp hơn nhiều mức giảm 14,14% của VN-Index và 12,35% với VN30 Index. Nguyên nhân VOF VinaCapital “chiến thắng” thị trường đến từ việc thời gian gần đây quỹ phân bổ danh mục sang trái phiếu, cũng như đầu tư vào các công ty tư nhân chưa niêm yết (Private Equity), qua đó giúp giảm ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường chứng khoán tới danh mục. Báo cáo cuối tháng 5/2020 cho biết tỷ trọng trái phiếu, Private Equity trong danh mục VOF VinaCapital vào khoảng 25%, trong khi tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, Upcom gần 75%.
Tundra Vietnam Fund cũng là một trong những quỹ hiếm hoi chiến thắng thị trường khi NAV/Shares nửa đầu năm 2020 chỉ âm 6,9%. Việc nắm giữ tỷ trọng lớn những cổ phiếu như FPT, HPG, HSG, VCB đã tác động tích cực tới danh mục quỹ. Pyn Elite Fund cũng có thành tích tốt hơn thị trường khi NAV/Shares chỉ giảm 10,7% trong nửa đầu năm nay nhờ việc nắm giữ tỷ trọng lớn cổ phiếu ngân hàng (trên 30%).
Video đang HOT
VFMVF1 do VFM quản lý cũng có hiệu suất tốt hơn thị trường khi NAV/Shares nửa đầu năm 2020 chỉ âm gần 11%. Tương tự như VOF VinaCapital, danh mục của VFMVF1 cũng có khoảng 15% chứng khoán nợ (trái phiếu) và phái sinh, điều này giúp quỹ ít chịu ảnh hưởng từ thị trường chung hơn so với các quỹ 100% cổ phiếu.
[BizDEAL] Con trai Tổng Giám đốc VPBank dự chi 220 tỷ đồng mua cổ phiếu VPB
Dưới tác động của dịch Covid-19, cổ phiếu VPB đã giảm 34% từ đỉnh xuống còn 18.650 đồng/cổ phiếu.
Ảnh minh họa.
Thị giá VPB giảm 34% từ đỉnh, con trai Tổng Giám đốc VPBank muốn mua 12 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Đức Giang, con trai ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã VPB) đã đăng ký mua vào 12 triệu cổ phiếu VPB để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên sàn và/hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian từ 15/4 - 14/5/2020.
Trước giao dịch, ông Nguyễn Đức Giang không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VPB nào trong khi ông Nguyễn Đức Vinh hiện đang nắm giữ hơn 32,4 triệu cổ phiếu VPB.
Trên thị trường, cổ phiếu VPB đã có từng có giai đoạn là một trong những cái tên tăng mạnh nhất hồi đầu năm 2020. Từ vùng giá quanh mức 19.000 đồng/cổ phiếu cuối năm 2019, VPB liên tục leo dốc lên đạt đỉnh 28.350 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức tăng gần 50% sau 2 tháng.
Tuy nhiên sau đó, cổ phiếu này cũng không nằm ngoài xu hướng giảm điểm chung của thị trường do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Cổ phiếu này quay đầu giảm sâu và có thời điểm chỉ còn 16.000 đồng/cổ phiếu trước khi hồi phục về mức 18.650 đồng/cổ phiếu, giảm 34% so với đỉnh. Tạm tính theo thị giá hiện tại, số tiền ông Nguyễn Đức Giang phải chi ra cho thương vụ này vào khoảng 220 tỷ đồng.
Quỹ thành viên bán hơn 9 triệu cổ phiếu NKG, nhóm Dragon Capital không còn là cổ đông lớn tại Thép Nam Kim
Vietnam Enterprise Investments Limited và Amersham Industries Limited, 2 quỹ thành viên do Dragron Capital quản lý đã báo cáo giao dịch cổ phiếu CTCP Thép Nam Kim (mã NKG).
Theo đó, Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) bán ra hơn 8 triệu cổ phiếu, còn Amersham Industries Limited cũng bán toàn bộ hơn 1,17 triệu cổ phiếu NKG đang sở hữu.
Giao dịch được thực hiện trong ngày 8/4 với tổng giá trị vào khoảng gần 47 tỷ đồng. Sau giao dịch, nhóm quỹ này đã giảm sở hữu tại Thép Nam Kim từ hơn 18,24 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10,0226%) xuống còn hơn 8,94 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,9156%) và không còn là nhóm cổ đông lớn từ ngày 10/4/2020.
Ở chiều ngược lại, CTCP ầu tư Thương mại SMC, cổ đông liên quan đến ông Võ Hoàng Vũ, thành viên HĐQT Thép Nam Kim lại liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu. Hiện ông Võ Hoàng Vũ đang là cổ đông lớn thứ 2 nắm giữ 10,45% cổ phần trong khi SMC cũng sở hữu 5% cổ phần tại Thép Nam Kim.
SHB thoái vốn công ty tài chính tiêu dùng SHBFC cho đối tác nước ngoài
Hội đồng thành viên Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHBFC) mới đây đã ra Nghị quyết trình Hội đồng Quản trị SHB đề xuất thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thoái vốn tại SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài.
SHB cho biết, việc thoái vốn SHBFC cho đối tác chiến lược lớn nước ngoài là hướng đi phù hợp với xu thế thị trường và với hoạt động của công ty hiện nay theo Đề án thành lập Công ty SHBFC đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Hiện SHB chưa công bố giá trị chuyển nhượng cũng như danh tính của đối tác nhận chuyển nhượng, tuy nhiên, cho biết, sẽ thu được lợi nhuận lớn từ thương vụ này.
SHBFC có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng do Ngân hàng SHB sở hữu 100% vốn. Trước thời điểm sáp nhập, SHBFC tiền thân là Công ty Tài chính Vinaconex Vietel.
Do quy định cơ cấu hệ thống các công ty tài chính của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, công ty này đã lựa chọn SHB là đối tác chính trong việc sáp nhập.
Nam Long Group (NLG) lên phương án mua 10 triệu cổ phiếu quỹ
CTCP Đầu tư Nam Long (mã NLG) đã thông qua nghị quyết HĐQT về việc đầu tư vào cổ phiếu NLG năm 2020 với lượng mua dự kiến 10 triệu cổ phiếu.
Trên thị trường, cổ phiếu NLG đang giao dịch ở mức giá 21.200 đồng/cổ phiếu, giảm gần 22% từ đầu năm 2020. Tạm tính theo mức giá này, Nam Long Group có thể phải chi ra 212 tỷ đồng cho thương vụ lần này.
Ghi nhận trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019, Nam Long Group hiện đang nắm giữ 19,5 triệu cổ phiếu quỹ với giá trị ghi sổ vào khoảng gần 383 tỷ đồng. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2019, công ty còn tích lũy được 1.839 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bên cạnh 988,5 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Quang, chủ tịch HĐQT Nam Long Group đã đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu từ 13,4% lên 15,33% (tương đương hơn 39,8 triệu cổ phiếu) trong khoảng thời gian từ 30/3 - 28/4/2020.
Trước ông Quang, quỹ ngoại PYN Elite Fund cũng liên tục mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu NLG từ đầu tháng 3/2020 qua đó nâng mức sở hữu lên hơn 15 triệu cổ phiếu, tương ứng xấp xỉ 6% cổ phần tại Nam Long.
Cổ phiếu giảm 40% từ đầu năm, Chủ tịch CenLand đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Trung Vũ, Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Thế kỷ (CenLand - mã CRE) đã đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu CRE để đầu tư. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận từ 13/4 đến 12/5/2020.
Hiện ông Nguyễn Trung Vũ không sở hữu cổ phiếu CRE nào. Tuy nhiên ông Nguyễn Trung Vũ đang là người đại diện cho gần 41 triệu cổ phiếu tương ứng 51,15% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty do Tập đoàn Thế Kỷ nắm giữ.
Ông Nguyễn Trung Vũ đăng ký mua cổ phiếu CRE trong bối cảnh giá cổ phiếu này đã sụt giảm mạnh từ đầu năm 2020 đến nay với mức giảm khoảng 40%. Hiện CRE đang giao dịch quanh mức 14.850 đồng/cổ phiếu.
THANH HÀ
Quỹ đầu tư "đi chợ" mùa dịch: Bán mạnh mẽ, mua rụt rè Dù lực mua đã dần quay trở lại trong nửa sau của tháng 3/2020, nhưng việc mua cổ phiếu "lẻ tẻ" của các quỹ đầu tư hoàn toàn lép vế trước sức bán ra, nhất là từ quỹ ngoại PYN Elite Fund. Khối ngoại bán ròng 331 triệu USD trong tháng 3, tạo áp lực không nhỏ tới tâm lý đầu tư trong...