Hầu hết dân Crimea không hối hận khi thống nhất với Nga
Ngày 16-3, các diễn giả của Hội đồng lập pháp ở thành phố Sevastopol cho biết, hầu hết các công dân của Crimea không hối tiếc khi sáp nhập với Nga.
Người dân Crimea không hối hận khi về với Nga
Trao đổi với kênh truyền hình Rossiya-24, diễn giả Alexei Chaly nói: “Hầu hết mọi người đều không hối hận về những gì đã xảy ra cách đây một năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người đang hài lòng với tình trạng công việc hiện nay của họ”.
Nói về tương lai của Sevastopol, một thành phố Liên bang Nga và nhà cho hạm đội Biển Đen của Nga, ông Chaly nói rằng, thành phố lẽ ra nên trở thành một trung tâm liên bang về giáo dục quân sự-yêu nước và lịch sử. Ông cũng lưu ý: “Tôn giáo và hệ thống chữ viết của chúng tôi có nguồn gốc từ thành phố này”.
Diễn giả Chaly nhấn mạnh: “Điều khó khăn nhất hiện nay cần phải xử lý là cơ chế chuyển đổi doanh nghiệp, cơ quan lập pháp, giải quyết việc làm và đối mặt với các lệnh trừng phạt liên tiếp từ EU và Mỹ”.
Video đang HOT
Trước đó, EU công bố các biện pháp trừng phạt bổ sung nhằm vào Crimea, có hiệu lực từ ngày 20-12-2014. Theo đó, việc đầu tư vào Crimea và Sevastopol sẽ bị cấm hoàn toàn. Ngày 18-12-2014, Tổng thống Mỹ, Barack Obama cũng đã ban hành các lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
Phản ứng với động thái trên, Moscow cho rằng, các biện pháp trừng phạt Crimea từ EU và Mỹ là sự ngốc nghếch và nghịch lý.
Trong ngày 16-3, về vấn đề liên quan đến Crimea, chính quyền Washington tuyên bố sẽ sẵn sàng “gia tăng những cái giá” mà Nga phải trả nếu Mátxcơva không tuân thủ những điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine, đồng thời khuyến cáo về những lệnh trừng phạt kinh tế bổ sung có thể sẽ được áp đặt với Nga.
Bên cạnh đó, chính phủ Đức tuyên bố không công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và tiếp tục giữ lệnh trừng phạt.
Crimea là một phần của Nga từ năm 1784 cho đến năm 1954 khi cựu lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev “tặng” cho Ukraine. Bán đảo này vẫn là một phần của Ukraine độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Tháng 3 năm ngoái, Crimea sáp nhập vào Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý với hơn 82% số cử tri đã tham gia bỏ phiếu, 96% ủng hộ ly khai khỏi Ukraine.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ chưa quyết định việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine
Ông Obama cảnh báo rằng phương Tây không cho phép Nga "vẽ lại đường biên giới châu Âu" bằng vũ lực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 9/2 cho biết, đến nay chính quyền Washington vẫn chưa có quyết định về việc có cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine hay không. Tuy nhiên, ông Obama cảnh báo rằng phương Tây không cho phép Nga "vẽ lại đường biên giới châu Âu" bằng vũ lực.
Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Obama
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức, ông Obama nói: "Nếu trên thực tế, nỗ lực ngoại giao bị thất bại, những gì chúng tôi sẽ làm là xem xét tất cả các lựa chọn. Đó là những phương tiện mà chúng tôi có thể đưa ra để thay đổi mọi sự tính toán của Tổng thống Putin. Và, khả năng phòng thủ bằng vũ khí gây chết người là một trong những lựa chọn cần phải xem xét thận trọng. Vì thế, đến nay tôi chưa có một quyết định nào về vấn đề này".
Tổng thống Obama cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với châu Âu nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng và đẫm máu ở miền Đông Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Agela Merkel nhắc lại rằng, việc cung cấp vũ khí cho quân đội Ukraine sẽ chỉ là một hành động đổ thêm dầu vào chảo lửa miền Đông nước này. Tuy nhiên, bà Merkel khẳng định, việc từ bỏ các nguyên tắc về toàn vẹn lãnh thổ trong cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine sẽ đặt ra một mối đe dọa cho trật tự hòa bình của châu Âu.
Hiện hai nước Đức, Pháp đang theo đuổi một giải pháp ngoại giao với Tổng thống Nga V.Putin bằng một kế hoạch đầy tham vọng. Trong đó, bao gồm một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và trao quyền tự trị rộng hơn cho lực lượng đòi độc lập trên một khu vực lớn hơn diện tích theo thỏa thuận Minsk trước đó. Với đề xuất này, Pháp và Đức cũng muốn Tổng thống Poroshenko hiểu rằng, đây có thể là cơ hội cuối cùng để tránh một thất bại quân sự và sụp đổ kinh tế. Theo sáng kiến hòa bình này, Nga được cho sẽ đóng vai trò quyết định trong việc giải quyết xung đột ở hai tỉnh Lugansk, Donetsk.
Giới quan sát cho rằng thái độ của Moscow tại cuộc họp 4 bên ở Minsk ngày 11/2 tới sẽ quyết định số phận của Ukraine cũng như cách hành xử tiếp theo của Mỹ và Liên minh châu Âu đối với Nga./.
Mai Liên Theo Reuters
Theo_VOV
Bà Yingluck Shinawatra bị cấm tham gia chính trường 5 năm Hôm qua 23-1, Hội đồng lập pháp quốc gia Thái Lan (NLA) đã công bố kết quả bỏ phiếu buộc tội cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Theo đó, bà Yingluck Shinawatra bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm. Bà Yingluck tại phiên luận tội ngày 23-1 Các thành viên NLA bắt đầu bỏ phiếu từ lúc 10h20 sáng qua. Với...