Hầu hết cha, mẹ ở Thái Lan ủng hộ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ 5 – 11 tuổi
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn kết quả khảo sát trực tuyến của Trung tâm Virus học lâm sàng thuộc Đại học Chulalongkorn ( Thái Lan) cho biết hầu hết các phụ huynh tại nước này đều đồng tình với chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – 11 tuổi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Bangkok, Thái Lan, ngày 13/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang Facebook cá nhân, Tiến sỹ Yong Poovorawan, Giám đốc Trung tâm trên, cho biết cuộc khảo sát trên được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11 – 13/2 với tổng cộng 1.588 cha, mẹ có con/em trong độ tuổi từ 5 – 11 tuổi. Những người tham gia khảo sát có nghề nghiệp, thành phần khác nhau, nhưng hầu hết đều sống ở thủ đô Bangkok và các vùng phụ cận.
Trong số các phụ huynh tham gia cuộc khảo sát trên, 75% khẳng định sẽ đồng ý cho con/em đi tiêm, trong khi 24% còn lại không đồng ý. Về loại vaccine mong muốn được sử dụng cho con/em của mình, 59% các phụ huynh lựa chọn vaccine của hãng Pfizer/BioNTech, 30% lựa chọn vaccine của hãng Sinopharm, 5,6% lựa chọn vaccine của Sinovac. Phần lớn những phụ huynh không muốn con mình tiêm vaccine là vì lo ngại trước các tác dụng phụ.
Video đang HOT
Tiến sĩ Yong tin rằng các bậc cha, mẹ sẽ đưa ra quyết định đúng đắng nếu được tuyên truyền đầy đủ về các loại vaccine COVID-19. Tiên sĩ Yong nhấn mạnh rằng chương trình tiêm chủng quốc gia dựa trên nền tảng tự nguyện. Trẻ em từ 5 – 11 tuổi là nhóm dân số mới nhất được đề xuất tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Thái Lan.
Thái Lan đưa người nhiễm nCoV rời Bangkok bằng tàu
Hơn 100 người nhiễm nCoV ở Thái Lan đã được đưa lên tàu trở về quê nhà để giảm gánh nặng cho hệ thống y tế ở thủ đô Bangkok.
Chuyến tàu đầu tiên rời Bangkok ngày 27/7, đưa 137 người nhiễm nCoV không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ trở về quê nhà ở vùng đông bắc Thái Lan.
Bộ trưởng Y tế Công cộng Anutin Charnvirakul cho biết dịch vụ này sẽ chuyển những bệnh nhân không thể tiếp cận dịch vụ y tế ở Bangkok, nhằm giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế quá tải của thủ đô.
"Tất cả quy trình đều đảm bảo an toàn, bởi họ được bác sĩ và nhân viên y tế giám sát chặt chẽ, đồng thời tàu sẽ không dừng lại ở ga nào. Một đội cấp cứu và xe cứu thương sẽ túc trực tại điểm đến", ông nói.
Một nhân viên y tế đi kiểm tra trong toa tàu tại ga Rangsit, tỉnh Pathum Thani hôm 27/7. Ảnh: AP.
Ông thêm rằng xe buýt, xe tải và máy bay cũng có thể được huy động để di chuyển người dân trên khắp cả nước. Ngoài ra, thêm 15 toa tàu sẽ được sử dụng để cách ly những người đang chờ giường bệnh ở Bangkok.
Thái Lan đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ ba nghiêm trọng nhất kể từ khi dịch bùng phát, do tác động của biến chủng Delta. Các bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải đến mức phải điều trị cho bệnh nhân ở bãi đỗ xe hoặc phải từ chối cả ca ốm nặng.
Nước này hôm nay báo cáo 16.533 ca nhiễm và 133 ca tử vong, nâng tổng số ca kể từ khi dịch bùng phát lên lần lượt 543.361 và 4.397. Khoảng 70.000 xét nghiệm Covid-19 được thực hiện mỗi ngày ở Thái Lan, với khoảng 20,5% cho kết quả dương tính.
Thái Lan năm ngoái thoát khỏi các đợt bùng phát tồi tệ nhất nhờ phong tỏa nghiêm ngặt, tích cực xét nghiệm và truy vết tiếp xúc. Nhưng khi đợt bùng phát mới năm nay nhấn chìm quốc gia này, nhiều người đã chỉ trích chính phủ chủ quan khi ứng phó Covid-19, đặc biệt là chiến dịch tiêm chủng chậm trễ. Đến nay, khoảng 5% dân số Thái Lan được tiêm chủng đầy đủ và 12,4% tiêm ít nhất một liều, theo Our World in Data.
Ca bệnh tăng kỷ lục, Thái Lan "vật lộn" đối phó Covid-19 Thái Lan lần đầu tiên vượt qua mốc 16.000 ca Covid-19 mới trong 24h kể từ khi dịch bùng phát năm ngoái, giữa lúc quốc gia Đông Nam Á đang gồng mình đối phó sự bùng phát dữ dội của Covid-19. Thái Lan tiến hành chương trình tiêm chủng trong lúc làn sóng lây nhiễm thứ 3 đang bùng nổ (Ảnh: AP). Bộ...