Hậu Giang:Hùng xù sa lưới sau 70 vụ trộm
Sau gần 90 ngày đêm triệt phá băng trộm đường sông, Công an tỉnh Hậu Giang đã truy bắt năm đối tượng từng gây hoang mang cho người dân vùng sông nước. Bước đầu, các đối tượng khai nhận, từ tháng 5-2010 đến tháng 2-2012, chúng thực hiện gần 70 vụ trộm xuồng máy ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Các đối tượng (từ trái sang): Trịnh Văn Hùng, Lâm Hoàng Anh và Nguyễn Hoàng Nam
HÃI HÙNG “MA DA” TRÊN SÔNG HẬU
Đến cơ quan công an trình báo mất trộm, ông Phạm Văn Bằng (ngụ ấp Cái Côn, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) không giấu bức xúc. Năm 2009, gia đình ông Bằng mua một chiếc vỏ trị giá sáu triệu đồng làm phương tiện mua bán trái cây. Ông Bằng kể: “Như thường lệ, tôi đậu vỏ máy dưới mé sông có buộc dây lò tói, ổ khóa cẩn thận. Qua một đêm thức dậy chiếc vỏ đã bị kẻ gian lấy mất. Hiện trường không có gì để lại ngoài đoạn dây lò tói đã bị cắt và chiếc ổ khóa đã bị mở bung”. Để có kế sinh nhai, ông Bằng phải bấm bụng gom góp tiền bán trái cây, vay mượn thêm để sắm chiếc vỏ khác.
Anh Bùi Văn Thanh (ngụ ấp Hòa Lộc 1, xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) bàng hoàng kể lại: Năm 2010, tôi gom hết tiền dành dụm mua cả vỏ và máy trị giá 11 triệu đồng để làm phương tiện mua bán trái cây. Tháng 7-2011, tôi đi dự đám về vỏ đậu dưới bến nhà, có buộc dây, khóa cẩn thận. Ngày hôm sau, vỏ máy đã “biến mất”. Anh Thanh than thở: “Không còn phương tiện chuyên chở tôi cũng nghỉ đi bán luôn, gia đình lâm cảnh khó khăn, đến nay cũng chưa có đủ tiền để sắm lại, thời gian tới sẽ không biết làm sao đây?”.
Anh Bùi Văn Tươi (ngụ ấp Hiệp Hòa, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp) cho biết đã cẩn thận buộc vỏ máy cách nơi hai vợ chồng ngủ chưa đầy hai mét, nhưng bị mất trộm. Một số hộ dân nghĩ ra cách, ngoài việc buộc dây khóa cẩn thận còn nối thêm hai sợi dây có gắn dụng cụ báo động tự chế vào tận chỗ ngủ. Thế mà bọn trộm ma mãnh vẫn vô hiệu hóa được dụng cụ báo động.
Anh Mã Thanh Tâm (SN 1973, ngụ ấp Long Phụng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp) dùng vỏ máy chở con đến Bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Ngã Bảy thuộc khu vực 1, phường Ngã Bảy cấp cứu. Khoảng 10 phút sau, anh quay xuống thì chiếc vỏ đã bị mất. Bọn trộm còn lấy cả chiếc vỏ composit của “Hội người cao tuổi” thị xã Ngã Bảy.
Video đang HOT
Phương tiện ban chuyên án thu hồi được
CUỘC ĐÀO TẨU BẤT THÀNH
Trước danh sách các nạn nhân bị mất trộm ngày một nhiều, tháng 10-2011, ban chuyên án gồm nhiều cán bộ điều tra giỏi, có kinh nghiệm phá án đã được thành lập. Hàng loạt đối tượng tình nghi được ban chuyên án khoanh vùng theo dõi. Trong đó, Trịnh Văn Hùng (tự Hùng xù, SN 1967, tạm trú khu vực 2, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) có biểu hiện khả nghi. Hùng có đến năm tiền án trộm tài sản và một tiền án cố ý gây thương tích. Năm 2010, Hùng mãn hạn tù trở về và địa phương liên tiếp xảy ra nhiều vụ mất trộm. Ban ngày, y cùng một số đối tượng ăn nhậu, bài bạc; đến đêm, các đối tượng vắng mặt khó hiểu. Là tay trộm chuyên nghiệp, Hùng thấy động nên đã cùng đồng bọn tìm đến đảo hải tặc thuộc huyện Kiên Lương, Kiên Giang lẩn trốn.
Qua hơn 90 ngày truy xét, ban chuyên án đã bắt Hùng xù và đồng bọn: Nguyễn Hoàng Nam (SN 1973, ngụ ấp Phú Tân, xã Phú Hữu, huyện Châu Thành), Lâm Hoàng Anh (SN 1985, ngụ ấp 12, xã Ba Trinh, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), Trần Văn Thanh (SN 1983, ngụ xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng), Huỳnh Văn Đệ (SN 1989, ngụ xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp). Theo lời khai của Hùng xù, sau khi mãn hạn tù, y tập hợp những đối tượng có tiền án tiền sự thành lập băng trộm đường sông. Hằng ngày, chúng đóng giả những người mua bán trái cây lênh đênh sông nước nhằm lên kế hoạch trộm. Từ tháng 5-2010 đến khi bị bắt tháng 2-2012, Hùng đã cùng đồng bọn thực hiện gần 70 vụ trộm xuồng ghe, vỏ, máy thủy động cơ ở địa bàn các huyện Phụng Hiệp, TX Ngã Bảy, Châu Thành (Hậu Giang); huyện Kế Sách, Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, rồi mang tiêu thụ với giá từ 1,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng mỗi chiếc, chia tiền nhau ăn xài, cờ bạc.
Ban chuyên án đã thu hồi được 50 phương tiện trao trả cho các nạn nhân. Với quyết tâm phòng chống tội phạm, Công an tỉnh Hậu Giang lập thành tích xuất sắc công tác giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương.
Theo CATP
"Trợ thủ đắc lực" Nguyễn Phi Long và những quái chiêu lừa đảo
Theo báo cáo mới nhất của Cục C45 (Bộ Công an), tính đến Nguyễn Phi Long thì đã có 7 đối tượng trong đường dây lừa đảo bằng hình thức báo trúng thưởng bị sa lưới. Các đối tượng này đã lừa đảo khoảng 400 người dân ở các vùng sâu, vùng xa, thu lời khoảng 16 tỷ đồng
Ngày 23/4, lãnh đạo Phòng 9 Cục Cảnh sát hình sự (C45) cho biết, đối tượng Nguyễn Phi Long, 25 tuổi, trú tại xã Long Kiến (Chợ Mới, An Giang) đã ra đầu thú tại Công an xã Long Kiến. Đây là "trợ thủ đắc lực" của Nguyễn Văn Thuận Em, đối tượng cầm đầu đường dây lừa đảo khắp các tỉnh phía Nam thông qua hình thức trúng thưởng lô - đề và trúng thưởng điện thoại. Phòng 9 đã cử điều tra viên đến Công an xã Long Kiến để phối hợp giải quyết và điều tra về hành vi phạm tội của đối tượng.
Theo lời khai của Nguyễn Phi Long, anh ta là em cùng cha, khác mẹ với Thuận Em. Tháng 11/2009, Long được Thuận Em kết nạp vào "băng nhóm lừa đảo", theo đó Long phải mở tài khoản thẻ ATM để hoạt động lừa đảo. Do nhặt được CMND mang tên Nguyễn Văn Dương trước đó nên Long đã mang CMND này đến Ngân hàng Công thương chi nhánh 12 - TP HCM để mở tài khoản thẻ ATM số 711A-25117469.
Đối tượng Nguyễn Phi Long và Nguyễn Văn Hạnh.
Long đã cùng với Thuận Em bằng thủ đoạn giả mạo nhân viên Bưu điện và Công ty Xổ số để lừa đảo 5 vụ, chiếm đoạt tiền qua tài khoản thẻ ATM 68,5 triệu đồng. Cũng bằng tài khoản thẻ ATM trên, Long cùng với Nguyễn Văn Hạnh (mẹ Hạnh và mẹ Long là hai chị em) gây ra 3 vụ lừa đảo, chiếm đoạt 152,25 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 26/5/2010, bọn Long - Hạnh điện đến máy bàn nhà chị V., giả là người quen cũ của gia đình nay chuyển đến làm việc ở Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu, muốn cho chị V. cơ hội làm ăn. "Người quen cũ" đã cho chị V. số điện thoại của chú Tư Hữu, Giám đốc Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bạc Liêu. Khi chị V. gọi điện thì cũng là bọn chúng nghe máy, nhưng nói bằng giọng khác, trang nghiêm hơn, "quan chức" hơn để lừa chị V.
Chiều cùng ngày, "chú Tư Hữu" đã cho chị V. con số 20 để chị V. mua vé số của Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu. Chị V tin, bỏ ra 15 triệu để mua và tối đó đã may mắn trúng được 80 triệu. Ngay lập tức, chúng bắt chị V. phải chuyển cho chúng 32,25 triệu đồng (trừ tiền đánh, lợi nhuận chia đôi).
Thấy con mồi bắt đầu cắn câu, bọn Long- Hạnh liền tính đến việc lấy nhiều tiền hơn bằng cách giả mạo Giám đốc Tư Hữu đề nghị gia đình chị V. góp cổ phần để mua số, đảm bảo trúng 100% và lợi nhuận là 1 ăn 3. Do kém hiểu biết và hám lợi nên chị V. đã bị chúng lừa và chuyển thêm cho chúng 2 lần với số tiền là 70 triệu đồng. Công đoạn cuối cùng là lấy thẻ ATM đi rút tiền về chia nhau do Long đảm nhiệm.
Một thủ đoạn khác được bọn Long - Hạnh áp dụng ngày 25/8/2011 để lừa gạt chị Phan Lệ C., ở Chợ Mới (An Giang). Bọn chúng giả mạo cán bộ của bưu điện gọi điện đến nhà chị C. Sau những câu chào hỏi, chúng "trân trọng" thông báo số máy điện thoại bàn của gia đình chị C. đã trúng thưởng trong chương trình rút thăm may mắn kết hợp giữa VNPT và Kho bạc Nhà nước tỉnh An Giang, giá trị giải thưởng là 200 triệu đồng.
Để nhận giải thưởng, bọn chúng hướng dẫn chị C. gọi điện đến cho chú Ba Long, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh. Khi chị C. gọi điện đến số máy mà chúng cho thì không phải ai khác mà gặp chính Hạnh, kẻ có thể nói được nhiều giọng của các miền khác nhau, thậm chỉ nói được giọng của phụ nữ. Hạnh đã hướng dẫn chị C. mang giấy tờ chứng minh đang sở hữu số máy bàn đó và 20 triệu đồng đến ngân hàng nộp vào tài khoản số 711A-25117469 là tiền thuế thu nhập, sau đó mang hóa đơn đến Kho bạc tỉnh gặp giám đốc để lấy tiền thưởng.
Tin lời chúng, chị C. đã nộp cho chúng 20 triệu. Sau khi nhận tiền, thấy người bị hại có thể lừa được tiếp, Hạnh lại đóng vai thư ký của Giám đốc Kho bạc điện thoại cho chị C. nói giám đốc đang bận họp, hẹn chị ngày mai đến nộp hóa đơn. Đến sáng ngày hôm sau, chúng viện lý do phải có tiền bồi dưỡng cho lãnh đạo mới lấy được tiền thưởng nhanh, đề nghị chị C. nộp cho chúng thêm 25 triệu đồng. Do muốn lấy được tiền thưởng, đồng thời đã trót nộp tiền lần đầu nên chị C. tiếp tục nộp vào tài khoản của chúng 25 triệu đồng.
Theo báo cáo mới nhất của Cục C45, tính đến Nguyễn Phi Long thì đã có 7 đối tượng trong đường dây lừa đảo của bọn chúng sa lưới. Các đối tượng này đã lừa đảo khoảng 400 người dân ở các vùng sâu, vùng xa, thu lời khoảng 16 tỷ đồng. Vụ việc một lần nữa cho thấy những sơ hở trong việc quản lý Nhà nước ở một số lĩnh vực.
Như quy trình mở tài khoản thẻ của Ngân hàng quá đơn giản, Nguyễn Phi Long mang CMND của Nguyễn Văn Dương đến Ngân hàng Công thương để đề nghị mở tài khoản thẻ ATM và 5 ngày sau, Long đã được ngân hàng cấp tài khoản thẻ mang tên Nguyễn Văn Dương. Không chỉ vậy, ngày 27/5/2010, khi lừa được chị V. 50 triệu thì Long đã cùng với Hạnh ngang nhiên mang CMND mang tên Nguyễn Văn Dương và thẻ ATM vào ngân hàng để rút tiền trực tiếp.
Trong khi đó, người bị hại đa số đều rất tin là chuyển tiền vào tài khoản thì có tên tuổi, ngân hàng quản lý không thể lừa được. Họ đâu biết, tài khoản đó được làm từ CMND mang tên người khác, thậm chí là của người đã chết.
Do người bị hại đều ở những vùng nông thôn, ít hiểu biết và có phần hám lợi nên đã bị chúng lừa một cách đơn giản. Khi người bị hại phát hiện mình bị lừa thì xấu hổ không dám tố cáo. Có trường hợp tố cáo, Công an các địa phương cũng chỉ biết liên hệ với Ngân hàng để xác định về chủ tài khoản. Có nơi, cơ quan Công an đã tìm đến người có tên mở tài khoản nhưng vì tài khoản đó do người khác sử dụng nên họ không biết là ai...
Sau khi Cục C45 phối hợp với Công an các địa phương bắt được nhóm đối tượng trên thì loại tội phạm này hầu như không còn xuất hiện ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, vấn đề mà các điều tra viên lo ngại là khi loại tội phạm này được ngăn chặn có hiệu quả thì lại xuất hiện những thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi thông qua hình thức xuất khẩu lao động, hoặc lừa đảo sim thẻ qua mạng...
Đề nghị người dân nâng cao tinh thần cảnh giác, trước khi nhận lợi nhuận từ người khác phải trả lời được câu hỏi: Vì sao bỗng nhiên họ đem lợi đến cho mình và phải kiểm tra thực tế tại các cơ quan chức năng
Theo CAND
Nghệ An: Sát phạt nhau tại đám tang, 11 đối tượng sa lưới Trong lúc gia đình vừa lo xong đám tang cho người cha, Nguyễn Ngọc Hoành (SN 1974, trú tại xóm 10, xã Thọ Thành, Yên Thành (Nghệ An) đã lợi dụng tổ chức cho 11 đối tượng sát phạt nhau dưới hình thức đánh bạc. Các đối tượng tại cơ quan điều tra. Sự việc xẩy ra vao 8h sáng ngày 19/4/2012, tại...