Hậu Giang: Vườn dừa xanh tốt, sai lúc lỉu nhờ rơm rạ
Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái đồng trên đồng ruộng từ việc đốt rơm rạ của người dân sau mỗi vụ thu hoạch, trong thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang) đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này
Hậu Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa tương đối lớn, vì vậy cứ sau mỗi vụ thu hoạch, lượng rơm rạ phát sinh nhiều. Thế nhưng, phần lớn người dân đều đốt bỏ rơm rạ ngay trên đồng ruộng, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vừa gây lãng phí, vừa gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và làm mất an toàn giao thông…
Hiện nay, nhiều người dân ở Hậu Giang đã dùng chế phẩm sinh học ủ rơm làm phân hữu cơ bón cho cây trồng
Ông Võ Xuân Tân – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông -Khuyến ngư cho biết: Nhằm giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng đốt rơm rạ sau thu hoạch ảnh hưởng đến môi trường, Trung tâm đã khuyến cáo người dân sử dụng rơm sau thu hoạch để phục vụ cho việc trồng nấm rơm trong nhà và hỗ trợ triển khai giải pháp sử dụng phế phẩm nông nghiệp ủ phân hữu cơ bón cho cây ăn trái.
Ông Lê Văn Các, ở ấp Phương Quới B, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) cho hay: Từ nhiều năm nay, việc chăm sóc vườn cây của gia đình ông phải sử dụng các loại phân hóa học, nên tốn rất nhiều chi phí. Thế nhưng, trong năm 2017, được cán bộ Khuyến nông của địa phương phổ biến kỹ thuật, hỗ trợ chi phí, gia đình ông đã thử nghiệm trên 400 cây dừa. Do không có trồng lúa nên gia đình đã đi xin rơm của các hộ dân mang về ủ phân hữu cơ bón cho cây dừa.
“Qua tính toán thì với việc sử dụng phân hữu cơ này sẽ tiết kiệm được từ 20 đến 30% chi phí trong sản xuất. Hiện nay, cây dừa của gia đình tôi đang phát triển tốt và đã ra trái …” – ông Lê Văn Các phấn khởi nói. Với gần 2ha vườn, năm 2018 gia đình ông Các sẽ tiếp tục tận dụng rơm rạ để ủ phân bón cho toàn bộ diện tích của gia đình vừa tiết kiệm chi phí, vừa bảo đảm chất lượng cây trồng và góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Video đang HOT
Đốt rơm rạ vừa gây lãng phí, vừa ảnh hưởng xấu đến môi trường và hệ sinh thái
Mặc dù, không nằm trong mô hình được hỗ trợ như những hộ dân khác, thế nhưng nhiều năm nay, gia đình ông Phạm Văn Thành, ở ấp 5, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp đã không còn đốt rơm rạ ngoài đồng sau mỗi vụ thu hoạch lúa. Ông Thành bộc bạch: “Xuất phát từ việc người dân đốt rơm rạ quá mức, nên sau khi được hướng dẫn về cách tận dụng rơm rạ để làm phân hữu cơ bón cho cây nên tôi đã áp dụng trên diện tích của gia đình. Thật sự với cách xử lý này, mặc dù tốn thời gian, thế nhưng không chỉ giảm được lượng phân hóa học sử dụng, tăng năng suất, chất lượng cây trồng mà còn giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở khu vực nông thôn”.
Qua đó cho thấy, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sinh học vào xử lý các phế thải từ nông nghiệp được coi là hướng đi đúng, góp phần đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp bền vững, an toàn sản phẩm và hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường. Phân bón hữu cơ được tạo ra từ rơm rạ đã giảm thiểu được lượng phân hóa học, từ đó giúp đất tơi xốp, cây phát triển tốt hơn.
Do vậy, “Trong thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến nông dân tỉnh Hậu Giang để họ hiểu rõ hơn về tác dụng của việc dùng chế phẩm sinh học vào xử lý rơm rạ sau thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ được môi trường sống xung quanh”- ông Võ Xuân Tân nhấn mạnh.
Theo Lê Hùng (Báo TNMT)
Trả lại tên cho... điện bã mía!
Sản lượng mía nguyên liệu đầu vào toàn ngành sản xuất đường Việt Nam là hơn 15 triệu tấn, lượng bã mía thải ra vô cùng lớn. Nếu toàn bộ lượng bã mía này được dùng sản xuất điện, sẽ cho 15 tỷ kWh điện mỗi năm.
Có thể sản xuất 15 tỷ kWh điện/năm
Theo ông Phạm Quốc Doanh - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện phần nhiều các nhà máy mía đường đã đạt công suất 3.000 - 6.000 tấn mía/ngày, có nhà máy lên đến 10.000 tấn, nên lượng bã mía dư thừa lớn. Có thời điểm, bã mía ở các nhà máy đường thải ra chất lên thành núi, rất hôi thối, ô nhiễm.
Sản xuất điện từ bã mía đang gặp khó khăn vì giá thu mua điện quá thấp. Ảnh: T.L
"Chúng tôi kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, tạo công bằng trong điện sinh khối, đối với điện mía đường. Có như vậy, làn sóng đầu tư điện sinh khối trong ngành mía đường sẽ khác, chứ không phải như hiện nay". Ông Phạm Quốc Doanh
Vì vậy, nhiều nhà máy đã đầu tư phát điện bã mía, điển hình như: Nhà máy KCP công suất 39MW; Thành Công Gia Lai đạt 34,6MW; LASUCO (Thanh Hóa) 35MW; Nhà máy đường Khánh Hòa 60MW; Nhà máy Đường An Khê 93MW...
Tính đến tháng 6.2018, đã có 9 nhà máy đường đầu tư tổng công suất lắp đặt điện bã mía đạt khoảng 351,6MW. "Chúng tôi xác định điện bã mía là nguồn thu rất lớn, góp phần giảm giá thành cho đường, giúp nhà máy đường có thêm khoản thu để quay trở lại hỗ trợ cho nông dân trồng mía. Đây là tiềm năng lớn vừa tạo ra năng lượng tái tạo, vừa giải quyết được ô nhiễm môi trường"- ông Doanh nói.
Cũng theo ông Doanh, thế giới đang có xu thế hạn chế sản xuất điện từ các nguồn tài nguyên hóa thạch vốn hữu hạn. Quy hoạch điện 7 đã xác định nâng dần tỷ trọng năng lượng tái tạo để thay thế nhiệt điện hóa thạch. Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có 2% lượng điện được cung cấp từ nguồn điện sinh khối, trong đó có điện từ bã mía. Hiện chúng ta có 41 nhà máy đường, với diện tích mía nguyên liệu khoảng 260.000ha, cho sản lượng mỗi năm hơn 15 triệu tấn mía. Bình quân mỗi tấn mía tươi sau khi ép lấy đường, phần bã mía sẽ sản xuất được 100kWh điện. Nếu tất cả bã mía của các nhà máy đường đều được đưa vào sản xuất điện, sẽ sản xuất được 15 tỷ kWh điện mỗi năm.
Còn nhiều thách thức
Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng, việc phát triển các dự án điện từ bã mía đang gặp nhiều khó khăn. Thách thức lớn nhất là giá mua điện bã mía của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quá thấp và phi lý. Hiện các nhà máy đường Thái Lan bán điện giá 11 - 13 cent Mỹ/kWh, trong khi các nhà máy đường ở Việt Nam chỉ được trả 5,8 cent Mỹ/kWh, tương đương 1.220 đồng/kWh. Theo quy định của Bộ Công Thương, nếu nhà máy mía đường có tổ máy phát điện vừa dùng để sản xuất đường, phần còn thừa mới đưa lên lưới, tức là coi bán điện chỉ là hoạt động bổ sung của nhà máy mía đường thì gọi là phát điện đồng phát (CHP).
EVN yêu cầu, nếu nhà máy mía đường nào tách sản xuất điện ra thành doanh nghiệp hạch toán độc lập thì sẽ không coi là CHP nữa, mới mua với giá điện sinh khối, tức là 7,4 cent/kWh. Nhà máy đường Quảng Ngãi đã đầu tư tới 2.200 tỷ đồng để xây dựng một nhà máy điện bã mía riêng với công suất lên tới 93MW ở bên cạnh nhà máy đường. Ngành điện đến kiểm tra, lấy lý do vẫn là điện bã mía, để rồi không ký hợp đồng mua điện theo giá mới.
Điều đáng nói là điện gió, điện mặt trời... cần phải có mặt bằng rất lớn, nên đòi hỏi cơ chế hỗ trợ của Nhà nước về đất đai, đồng thời được trả giá cao. Trong khi điện bã mía thì không cần ưu đãi đất đai.
Bên cạnh đó, lập luận ngành mía đường đã có lãi từ sản xuất mía đường rồi, bã mía thải ra không mất tiền mua nguyên liệu đầu vào, tự dưng có điện bán, nên mua giá thấp là không hợp lý.
Theo Quyết định 24, điện sinh khối là nguồn điện tái tạo sử dụng sản phẩm phụ từ nông nghiệp, trấu, rơm, rạ, củi hoặc bã mía. Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có nhà máy điện nào từ rơm rạ, trấu, củi, trong khi điện bã mía lại bị xếp vào điện đồng phát để mua với giá riêng và quá thấp.
Ông Doanh cho rằng, nếu vẫn giữ giá mua điện bã mía hiện nay, 30 nhà máy mía đường còn lại sẽ không đầu tư xây dựng nhà máy điện bã mía nữa. Họ sẽ đem bã mía đóng kiện để xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện bã mía được phía Nhật thu mua với giá hơn 500.000 đồng/tấn. LASUCO có phương án dùng bã mía để làm giá thể trồng trọt thay thế cho xơ dừa, cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lợi nhuận cao gấp 3 lần so với bán điện.
Từ thực tế này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản kiến nghị Chính phủ về giá điện bã mía. Bản chất của điện bã mía là điện sinh khối, nên hãy "trả lại tên cho em", không gọi là điện đồng phát nữa.
Theo Danviet
Sập giàn giáo công trình, 5 người thương vong Khi các công nhân đang thi công tại một công trình ở Hậu Giang thì bất ngờ giàn giáo bị sập. Vụ tai nạn khiến cho 1 người tử vong và 3 người khác bị thương nặng. Chiều nay (29.6), thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long (Cần Thơ) cho biết, bệnh viện đang điều trị tích cực cho 4 bệnh...