Hậu Giang: Mùa nước nổi trồng rau ngổ tốt vù vù, bán đắt hàng
Theo một số hộ dân trồng rau trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, rau ngổ là một trong những loại rau sạch dễ trồng, sống và phát triển tốt trên mặt nước, nhất là vào mùa nước nổi rau ngổ lớn rất nhanh. Rau ngổ có vị nhẫn, tính mát, mùi thơm, là thức ăn yêu thích của nhiều người.
Ưu điểm của trồng rau ngổ là không tốn quá nhiều công chăm sóc, thời gian trồng ngắn ngày nhưng thu hoạch cả năm. Trong khi, chi phí đầu tư trồng rau ngổ thấp, phù hợp cho nhiều đối tượng, đặc biệt là những hộ nông dân nghèo, ít đất sản xuất có thể cải thiện được cuộc sống gia đình.
Rau ngổ được cung ứng dồi dào ở các chợ.miền Tây.
Video đang HOT
Ngoài ra, rau trồng trong mùa nước nổi thân non, dài lá mượt hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Giá cả đầu ra bán cho mối lái cũng từ 7.000-8.000 đồng/kg, giá bán lẻ tại chợ của bạn hàng còn tùy thuộc theo thời tiết của mùa vụ, nhưng cũng không thấp hơn ở mức 10.000-12.000 đồng/kg.
Anh Đỗ Chí Lợi, ở thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang cho biết trước đây gia đình thuộc diện khó khăn nhưng nhờ tận dụng được diện tích ao mương vườn nhà hơn 400m2 trồng cây rau ngổ nhưng tính bình quân mỗi tháng có thu nhập hơn 6 triệu đồng. Nhờ vậy mà nhiều năm qua gia đình anh ổn định cuộc sống.
Theo Quang Hải (Báo Hậu Giang)
Lâm Khem - người truyền cảm hứng
Không chỉ là nông dân làm kinh tế giỏi, nuôi con ăn học thành tài, ông còn là người truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ ở địa phương thực hiện ước mơ cắp sách đến trường và là một cán bộ mặt trận gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng với những hoàn cảnh khó khăn.
Đó là những nhận xét của nhân dân địa phương khi nhắc đến ông Lâm Khem, Trưởng ban Công tác Mặt trận người dân tộc Khmer ở ấp 10, xã Lương Nghĩa (Long Mỹ, Hậu Giang).
Ông Lâm Khem (bên trái) vận động bà con hiến đất làm đường.
Với suy nghĩ của cải rồi cũng sẽ mất đi, chỉ có học, có tri thức mới tạo ra của cải suốt đời, cách đây hơn 20 năm, ông Lâm Khem đã hiến đất cất tạm hai phòng học (phần đất đó nay là Trường Tiểu học Lương Nghĩa 2) để trẻ em địa phương được đến trường học tập. Suy nghĩ cùng hành động của ông đã truyền cảm hứng không chỉ cho cộng đồng dân tộc Khmer ở ấp 10 mà còn lan rộng ra toàn xã và từng bước biến nơi đây trở thành "làng đại học" nức tiếng gần xa. Theo lãnh đạo xã Lương Nghĩa, toàn xã có hơn 700 hộ đồng bào dân tộc Khmer, nhưng có hơn 500 người trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng, trung cấp. Trong đó, nhiều gia đình có 4-5 con học đại học, thạc sĩ. Điển hình cho phong trào hiếu học ở ấp 10 phải kể đến gia đình bà Thị Cụ. Chồng mất sớm, đất đai chỉ có vài công nhưng noi gương và được sự động viên từ ông Lâm Khem, bà đã cố gắng trồng lúa, rau màu để có tiền lo cho 8 người con được đến trường. Đáp lại công sức đó, lần lượt 6 người con của bà Thị Cụ vào đại học, 2 người học trung cấp. Bà Thị Cụ nói: "Gia đình tôi luôn nhận được sự động viên từ ông Lâm Khem. Nhờ vậy mà giờ đây gia đình tôi đã thoát nghèo".
Không chỉ truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ ở địa phương thực hiện ước mơ cắp sách đến trường mà hầu như các hoạt động công ích đều được ông Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp 10 hưởng ứng tích cực. Hễ gặp tuyến đường nào bị hỏng hay khó đi là ông Khem lại bỏ tiền ra sửa chữa. Trong xóm, nhà nào có chuyện bất hòa ông đều tìm cách hòa giải để cuộc sống mỗi gia đình và láng giềng đầm ấm hơn.
Đồng chí Lê Thanh Tồn, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Lương Nghĩa, nhận xét: "Sự góp sức của đồng chí Lâm Khem và sự đồng thuận của bà con đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Lương Nghĩa dần thay đổi. Nhờ đó, đời sống của bà con chuyển biến rõ rệt, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở đây ngày một tốt hơn, đặc biệt sự học hành của con em rất phát triển".
73 tuổi đời, hơn 20 năm gắn bó với những công việc không tên của ấp nghèo, ông Lâm Khem tâm niệm: "Chỉ khi con em mình đi học có kiến thức và cái nghề thì mới có cơ hội thoát nghèo. Đời sống ấm no thì tệ nạn xã hội sẽ được kéo giảm, địa phương sẽ phát triển". Và kinh nghiệm quý mà ông mong muốn truyền lại là khi làm công tác mặt trận ở khu dân cư chính là phải biết dựa vào nhân dân, lắng nghe nhân dân và hành động vì nhân dân.
Bài và ảnh: THÚY AN
Theo QĐND
Vượt qua bão tố cuộc đời, nuôi đàn "thủy quái" to nặng ở miền Tây Từ một người phụ nữ chỉ lo công việc nội trợ, nhưng chị Trương Ánh Nguyệt - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi ba ba Thạnh Lợi, đã tự lực cánh sinh, quyết tâm nối nghiệp chồng để trở thành "đầu tàu" của một HTX chuyên sản xuất, kinh doanh ba ba, cua đinh giống nức tiếng miền Tây. Nhiều người...