Hậu Giang đầu tư 82 tỷ đồng chống hạn, mặn năm 2016
Ngày 13-11, thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND về phòng chống hạn và xâm nhập mặn năm 2016 trên địa bàn, với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 82 tỷ đồng, để nạo vét các kênh cấp 2, cấp 3 ở vùng bị hạn, xâm nhập mặn (70 tỷ đồng) và đắp đập thời vụ (12 tỷ đồng). Trong đó, đề xuất Trung ương hỗ trợ 74 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 5 tỷ đồng và dân đóng góp 3 tỷ đồng.
Cống (hở) ngăn Mặn Kênh Lầu, xã Hỏa Tiến, TP Vị Thanh được đầu tư kiên cố.
Theo đó, tỉnh sẽ kiểm tra hệ thống đê bao, cống bọng, các trạm bơm điện, có kế hoạch nâng cấp, sửa chữa các công trình nhằm trữ nước ngọt trên đồng. Đồng thời, đắp đập thời vụ, đóng các cửa cống; nao vet cac tuyên kênh cấp 2 và cấp 3 bị bồi lắng để chống hạn và trữ nước.
Có kế hoạch nâng cấp, tu bổ sửa chữa các công trình ngăn mặn, trữ nước ngọt, không cho nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng như: đắp đập thời vụ, đóng các cửa cống; nạo vét các tuyến kênh cấp 2 và cấp 3 bị bồi lắng để chống xâm nhập mặn và trữ nước ngọt.
Phối hợp tốt với Công ty Cổ phần Cấp thoát nước – Công trình đô thị Hậu Giang bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân khi có mặn xâm nhập (độ mặn 0,75); kiểm tra, sẵn sàng vận hành trạm bơm tiếp nước ngọt ở kênh Tám Ngàn. Đồng thời, hoàn chỉnh tất cả các hệ thống cấp nước nông thôn, vận động nhân dân trữ nước mưa để dùng cho sinh hoạt trong mùa hạn mặn…
Theo nhận định của ngành chức năng, trong mùa khô năm 2015-2016, Hậu Giang có từ28 nghìn ha -34 nghìn ha lúa vụ đông xuân và hè thu ở các huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy, môt phần cua huyên Vi Thuy va thị xã Long My sẽ bị ảnh hưởng hạn; khoảng 12 nghìn ha – 16 nghìn ha lúa vụ đông xuân, hè thu chịu ảnh hưởng hạn và mặn, chủ yếu ở thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ và một phần của huyện Phụng Hiệp; các địa phương như thành phố Vị Thanh, thị xã Long Mỹ; huyện Long Mỹ và một phần của huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp có khả năng bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt cho người dân.
Video đang HOT
PHÙNG DŨNG
Theo_Báo Nhân Dân
Chống hạn ở Ninh Thuận
Không "ngồi trông trời đổ mưa", hiện nay, chính quyền và nhân dân các huyện vùng hạn nặng ở Ninh Thuận vẫn ra sức tìm mọi cách để có nước phục vụ đời sống và sản xuất.
Nông dân xã Phước Vinh (huyện Ninh Phước) nạo vét kênh mương. Ảnh: Báo Ninh Thuận
Cả năm 2014 vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh hứng chịu cảnh trời không mưa. Tính đến trung tuần tháng 3/2015, lượng nước tích tại 20 hồ chứa chỉ còn hơn 26 triệu m3, đạt hơn 13% dung tích thiết kế và thấp hơn cùng kỳ 52 triệu m3.
Trước tình hình ấy, cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động mọi nguồn lực giúp nông dân đào ao, khoan giếng, đồng thời khuyến cáo người dân thực hiện chuyển đổi trồng loại hoa màu ít sử dụng nước tưới.
Tại xã Phước Vinh (huyện Ninh Phước), trong vụ sản xuất hè-thu năm nay, xã đã vận động nông dân áp dụng các biện pháp tiết kiệm nguồn nước hiện có, đồng thời huy động nhân dân sử dụng máy bơm, khôi phục lại các giếng, ao, hồ; nạo vét các tuyến mương cũ để dẫn nước tưới.
Với phương châm không để nhân dân tự phát trong sản xuất, xã đã chỉ đạo nông dân chỉ sản xuất ở những vùng có diện tích chủ động nước tưới. UBND xã cũng tuyên truyền, vận động bà con trồng những loại cây ngắn ngày áp dụng các phương pháp tưới tiết kiệm nước. Tại những vùng không sản xuất được thì nên cày ải, phơi đất để khi có mưa mới sản xuất.
Bên cạnh đó, Ban Quản lý hồ Lanh Ra đã thông báo lịch xả nước hàng tuần để bà con chủ động dự trữ lấy nước để tưới cho cây trồng ổn định.
Ngày 12/4, UBND xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước) tổ chức ra quân nạo vét kênh mương thủy lợi nội đồng với chiều dài hơn 2.000m, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu cho 857 ha lúa trên địa bàn xã.
Tại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn), hiện nay, mực nước các sông, suối trên toàn địa bàn không còn dòng chảy, chỉ tồn đọng ở những khu vực thấp trũng. Công suất hoạt động của Nhà máy nước sạch Hòa Sơn cũng đang giảm dần do lượng nước sông Dầu không đủ cung cấp. Để dự trữ nguồn nước cho đàn gia súc (1.400 con), chính quyền xã đang huy động xe múc nạo vét lại những ao cũ, đào thêm 3 ao mới.
Ngoài ra, người dân cũng chủ động đào ao, khoan giếng, xây dựng các bể chứa để dự trữ nguồn nước, tận dụng thân cây bắp, đậu,... để làm thức ăn dự trữ cho đàn gia súc.
Nông dân xã Nhơn Hải đào ao giữa lòng hồ Ông Kinh lấy nước tưới cho vườn nho Ảnh: Báo Ninh Thuận
Xã Nhơn Hải (huyện Ninh Hải)- vùng đất nổi tiếng trong nghề trồng hành tím, nho đỏ- đang trở thành "tâm hạn" của huyện. Từ tháng 7/2014 đến nay, do không có mưa nên lòng hồ đứt nguồn nước bổ sung, dẫn đến tình trạng khô kiệt.
Đây là đợt khô hạn gay gắt nhất trên địa bàn xã Nhơn Hải hơn 10 năm qua.
Các loại cây trồng đang chống chọi với tình trạng khô hạn ở Nhơn Hải bao gồm 47 ha nho, 18 ha táo, 48 ha hành, tỏi và 15 ha ớt, cà chua. Đồng thời bảo đảm nguồn nước uống cho 11.276 gia súc, chủ yếu là đàn dê, cừu 9.623 con
Toàn xã hiện có 520 giếng khoan với độ sâu 20-30m và 60 ao lớn nhỏ, trong đó, có 310 giếng và 30 ao còn nước bơm tưới phục vụ sản xuất.
Cấp ủy và chính quyền địa phương huy động mọi nguồn lực, vận động nông dân khai thác mạch nước ngầm và bơm tưới tiết kiệm. Tuy khô hạn khốc liệt nhưng nhiều nông dân đã chủ động khắc phục chống hạn, nhằm bảo đảm nguồn nước cho sản xuất, chăn nuôi.
Chính quyền địa phương cũng đưa máy xúc nạo vét ao hồ nhằm cung cấp nước uống cho đàn gia súc.
PV (tổng hợp)
Theo_Báo Chính Phủ
Cây lộc vừng 300 năm tuổi "độc" nhất đất miền Tây Cây lộc vừng khoảng 300 năm tuổi tọa lạc tại ấp Long Hòa B (xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được người dân nơi đây chăm sóc, bảo vệ từ lâu đời. Nhiều chuyên gia nhận định đây là cây cổ thụ "độc" nhất miền Tây. Cây lộc vừng cổ thụ tọa lạc trên phần đất của ông Lê Văn...