Hậu Giang: COVID -19 tác động trực tiếp đến tiêu thụ mía của người dân
Báo cáo của ngành nông nghiệp Hậu Giang, tình hình sản xuất mía năm 2021 trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm về diện tích so với những năm trước do giá thu mua thấp và luôn biến động, trong khi chi phí sản xuất cao.
Hiện tại dịch bệnh COVID -19 đang có tác động trực tiếp đến tiêu thụ mía của người dân.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, niên vụ 2021-2022, diện tích mía toàn huyện là 4.725ha (toàn tỉnh Hậu Giang là hơn 5.000ha), giảm 173ha so với cùng kỳ năm 2020.
Huyện Phụng Hiệp, niên vụ 2021-2022, diện tích mía toàn huyện là 4.725ha.
Qua rà soát, dự kiến người dân bán mía nước khoảng hơn 1.600ha (chiếm 34% diện tích). Tuy nhiên, do dịch bệnh, thời gian giãn cách xã hội kéo dài, thương lái chưa lưu thông được nhiều. Đến nay đã thu hoạch 681ha, năng suất 100 tấn/ha; giá bán từ 1.000-1.600 đồng/kg. Còn lại 928ha chưa thu hoạch được. Như vậy, diện tích mía người dân phải bán cho công ty để ép đường là hơn 3.100ha, với sản lượng dự kiến 218.100 tấn. Phòng NN&PTNT huyện đề xuất thời gian thu hoạch từ ngày 01/9/2021 và kéo dài đến tháng 01/2022, chia làm 3 đợt.
Video đang HOT
Ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, lãnh đạo Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (CASUCO) xây dựng phương án sản xuất cụ thể trong tình hình dịch COVID-19, nhất là giải pháp về việc sử dụng người lao động khi vào vụ sản xuất. Chính quyền địa phương có vùng mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh cần có sự phối hợp chặt với CASUCO tiêu thụ mía cho người dân được hiệu quả…Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện cho CASUCO bố trí nhân công, vận chuyển vật tư trong điều kiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh COVID-19 để việc duy tu bảo dưỡng và vận hành Nhà máy đường Phụng Hiệp an toàn và đạt tiến độ. Tỉnh cũng sẽ xem xét tiêm vaccine phòng COVID-19 cho nhân công của CASUCO, khi công ty có phương án đưa nhà Nhà máy đường Phụng Hiệp vào hoạt động.
Ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị CASUCO cho biết, Công ty phấn đấu cao để thực hiện duy tu, bảo dưỡng Nhà máy đường Phụng Hiệp trong điều kiện dịch bệnh, sớm đưa nhà máy vào hoạt động để tiêu thụ mía cho nông dân. Công ty phấn đấu ngày 15/11/2021 sẽ vận hành Nhà máy đường Phụng Hiệp.
Đối với lượng mía mà CASUCO đã ký hợp đồng đầu tư niên vụ 2021-2022, Công ty cam kết thu mua hết sản lượng mía này. Riêng đối với mía ngoài vùng nguyên liệu mà Công ty đã ký hợp đồng, CASUCO cũng sẽ thu mua nếu người trồng mía có nhu cầu bán cho công ty. Trường hợp CASUCO thu mua không kịp tiến độ mía cần thu hoạch của người dân, do nguyên nhân bất khả kháng, Công ty cũng có phương án liên kết với các công ty bạn tiêu thụ mía cho bà con.
Theo ông Trần Vĩnh Chung, Tổng Giám đốc CASUCO cho biết, việc sửa chữa Nhà máy đường Phụng Hiệp để vào vụ sản xuất vụ 2021 – 2022 đã được hội đồng quản trị Công ty thống nhất. Tuy nhiên, việc khó khăn hiện nay là nhân công thực hiện; nhất là nhân công tay nghề cao để duy tu, bảo dưỡng thiết bị như lò hơi. Để thực hiện hạng mục này, nhân công địa phương chưa làm được mà phải sử dụng nhân công từ Tp. Hồ Chí Minh và một số nơi khác, nên Công ty đang gặp khó khăn do giãn cách xã hội.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết địa phương đã cân đối lực lượng lao động thu hoạch mía để đảm bảo được việc thu hoạch khi cần thiết. Số lượng nhân công thu hoạch mía trên địa bàn huyện hàng năm có từ 120 -150 tổ thu hoạch, bình quân từ 16 – 18 người/tổ, ước khoảng 2.400 người. Bình quân mỗi người thu hoạch từ 2 -2,5 tấn/ngày thì sẽ thu hoạch được 6.000 tấn/ngày; tương ứng khoảng từ 50 – 60 ha/ngày.
Tuy nhiên, với công suất của Nhà máy đường Phụng Hiệp ép được 3.000 tấn/ngày, tương ứng 30 ha/ngày, so với lượng mía của Phụng Hiệp gieo trồng thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài trong khoảng 2 tháng rưỡi. Hơn nữa, đến cuối tháng 10/2021, toàn huyện sẽ có 1.100 ha mía chín sớm phải thu hoạch, nếu kéo dài thời gian sẽ tăng chi phí bơm thoát nước, cây mía giảm năng suất.
Trong khi đó, diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh đến thời kỳ phải thu hoạch, từ ngày 1/9 – 1/10/2021 là gần 900 ha, từ ngày 1/10 – 1/11/2021 là gần 1.400 ha, từ ngày 1/11 – 1/12/2021 là hơn 1.000 ha và thu hoạch từ 1/12/2021 – 1/01/2022 là gần 1.000 ha.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 314,35 ha mía được CASUCO ký hợp đồng bao tiêu và hỗ trợ vật tư đầu vào; trong đó tại huyện Phụng Hiệp là 293,15 ha và 21,2 ha tại thành phố Ngã Bảy. Diện tích bao tiêu đến nay chỉ chiếm 6,2% diện tích gieo trồng mía năm 2021 của tỉnh và thấp hơn so với năm 2020 là 2.358,35 ha.
Do đó, ngành nông nghiệp tỉnh đề xuất CASUCO sớm công bố các chính sách thu mua, ký kết hợp đồng thu mua với hộ dân trồng mía; đồng thời, tăng cường hết công suất nhà máy để tiêu thụ mía cho người dân. Cùng với đó, các địa phương cần có phương án, kế hoạch phối hợp với Công ty thu mua để thúc đẩy tiêu thụ hết diện tích mía trên địa bàn, tránh những thiệt hại do ảnh hưởng mưa lũ dâng cao.
Nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, ngành nông nghiệp đề xuất UBND tỉnh giao nhiệm vụ các đơn vị liên quan hỗ trợ tìm nơi tiêu thụ mía hoặc có chính sách, giải pháp hỗ trợ hoạt động thu mua, tiêu thụ cho nông dân và doanh nghiệp.
Hậu Giang nỗ lực tiêu thụ nông sản qua giao dịch điện tử
Ngày 6/9, tại buổi làm việc với các ngành về sàn giao dịch điện tử nông sản của địa phương, ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, địa phương đặt mục tiêu tăng lượng sản phẩm chủ lực được bán qua sàn giao dịch điện tử trong thời gian tới.
Nông sản của người dân được tập kết trước khi được vận chuyển đi TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN
Các ngành liên quan sẽ tham mưu để UBND tỉnh sớm ban hành kế hoạch triển khai thực hiện giao dịch điện tử đối với nông sản đến các hợp tác xã, người dân; hỗ trợ, hướng dẫn nông dân về sàn giao dịch điện tử nông sản, giúp họ hiểu về ưu điểm khi đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử. Trước mắt, tỉnh sẽ thực hiện giao dịch điện tử đối với 66 sản phẩm OCOP của địa phương.
Theo ông Huỳnh Thanh Phong - Giám đốc Sở Công Thương Hậu Giang, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên hoạt động kinh doanh truyền thống thuần túy bị chậm lại. Do đó, việc giao dịch điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho bên bán và cung cấp dịch vụ, hàng hóa phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị hàng hóa; đồng thời, tạo điều kiện cho bên mua dễ tìm kiếm, sử dụng và mua được sản phẩm, dịch vụ.
Thời gian tới, cơ quan chức năng của tỉnh tiếp tục hỗ trợ các cơ sở chọn lựa hình ảnh, cập nhật thông tin và quản lý bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ nông hộ đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử lớn để kết nối, quảng bá mở rộng thị trường trong điều kiện hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống không thể thực hiện được.
Hậu Giang đặt mục tiêu thông qua các sàn thương mại điện tử và nền tảng số để cung cấp thông tin hữu ích cho các hộ sản xuất nông nghiệp như: thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất, thông tin thời tiết, mùa vụ, giống, phân... Tỉnh sẽ lựa chọn đưa lên sàn thương mại điện tử các sản phẩm, nguyên liệu, vật tư đầu vào, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp có thương hiệu uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp để giới thiệu, cung cấp cho hộ sản xuất nông nghiệp.
Đến nay, tại Hậu Giang đã có nhiều cơ sở, hợp tác xã đăng ký bán sản phẩm lên các trang thương mại điện tử như voso.vn, postmart.vn, Shopee, Lazada, Tiki... Thời gian gần đây, Hậu Giang có hơn 20 sản phẩm được đưa lên giao dịch trên các sản thương mại điện tử với sản lượng hàng chục tấn.
Hậu Giang siết chặt lưu thông vào 'vùng xanh' Tỉnh Hậu Giang yêu cầu các ngành, địa phương, tiếp tục tăng cường tuần tra kiểm soát các chốt, cửa ngõ vào địa bàn tỉnh; nhất là các địa phương thiết lập "vùng xanh" phải kiểm soát chặt người vào địa bàn. Thiết lập "Vùng xanh" - vùng an toàn, không có dịch bệnh tại thành phố Vị Thanh. Ảnh: Duy Khương/TTXVN Theo...