‘Hậu’ giàn khoan: Trung Quốc chưa dừng tham vọng bá quyền
Không đưa ra những dự đoán về tính chất và mức độ, song hầu hết các học giả quốc tế đều cho rằng, TQ có thể sẽ còn tiếp tục gây hấn và vi phạm chủ quyền trên Biển Đông.
Những dự đoán về việc TQ sẽ còn tiếp tục “gây chuyện” ở Biển Đông được các chuyên gia, học giả quốc tế về Biển Đông không úp mở mà thẳng thắn nêu tại hội thảo quốc tế “Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển VN” diễn ra tại TP.HCM ngày 26/7.
Luật gia Veeramalla Anjaiah (Indonesia) dự báo những bước đi sắp tới của TQ trên Biển Đông
Các học giả đều chung nhận định rằng, Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, có vị trí địa chính trị quan trọng không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực mà còn với cả các quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không và hoạt động thương mại quốc tế bình thường trên Biển Đông là quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia.
Dưới góc độ pháp luật quốc tế, các học giả cho rằng việc TQ hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN là hành vi vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hàng không và thương mại quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh của khu vực và thế giới.
Tiếp tục hạ đặt giàn khoan
Không chỉ dự báo về việc TQ có tiếp tục đưa giàn khoan vào vùng biển của VN, các học giả cũng cảnh báo nguy cơ “sau VN thì các quốc gia khác cũng có thể bị tương tự”.
Luật gia Veeramalla Anjaiah, Phó tổng biên tập Daily Jakarta Post, Indonesia tỏ ra không nghi ngờ: Tôi chắc chắn là TQ sẽ hạ đặt giàn khoan trở lại. Chỉ vài tháng gần đây, TQ liên tục khẳng định chủ quyền tại đất liền và vùng biển. Hơn nữa, thời gian qua, TQ thể hiện thái độ và chính sách cứng rắn khi không đồng ý bất kỳ sự thỏa hiệp nào. TQ kiên quyết bảo vệ chủ quyền mà TQ cho rằng đang nằm trên đường 9 đoạn đó.
Chris Rahman mong muốn ASEAN đoàn kết để ngăn chặn tình trạng bành trướng ở Biển Đông của TQ
Video đang HOT
Nhưng không có nghĩa mọi việc sẽ dễ dàng. Không ít ý kiến nhận định, mặc dù giàn khoan Hải Dương 981 đã được di dời ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN nhưng hành động này đã tạo ra một tiền lệ xấu trong quan hệ pháp lý quốc tế, bị dư luận thế giới lên án và phản đối rất nhiều.
“Nên nếu đưa giàn khoan quay trở lại, TQ sẽ có những cách thức thực hiện khôn khéo hơn nhiều” – luật gia Veeramalla Anjaiah ám chỉ những mối lo ngầm.
Đồng quan điểm lo ngại sự trở lại của TQ trên Biển Đông, TS. Chris Rahman, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và an ninh biển Australia cho hay, trong tương lai khó biết TQ quay lại với những hành vi như thế nào.
TQ sẽ quay lại gây hấn ở Biển Đông song không nhất thiết là VN mà có thể đến các vùng khác, các nước trong khu vực Biển Đông – TS. Chris Rahman nhấn mạnh đồng thời việc bành trướng Biển Đông không chỉ là vấn đề khai thác khoáng sản mà TQ còn muốn khẳng định chủ quyền tuyệt đối trên đường lưỡi bò.
Kiện – cửa mở bỏ ngỏ cho VN
Các học giả vẫn lưu ý VN chuẩn bị biện pháp pháp lý trong đấu tranh bảo vệ vùng biển chủ quyền với TQ. Bởi một thực tế, TQ có hành vi xâm phạm chủ quyền VN với mức độ ngày càng gia tăng.
Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng, dù giàn khoan rút đi, VN vẫn nên khởi kiện TQ ra Tòa trọng tài quốc tế về luật biển, ngay cả khi TQ từ chối tham gia.VN cần chuẩn bị kỹ lưỡng các chứng cứ pháp lý, lịch sửđể khởi kiện khi thấy cần thiết, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia, đặc biệt là Philippines về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cũng như kinh nghiệm đối phó với phản ứng về chính trị, kinh tế, ngoại giao của TQ.
Một số chuyên gia, học giả đến từ Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Philippines đã trình bày kinh nghiệm của các quốc gia sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp. GS.Hikmahanto Juwana, Indonesia cho rằng VN cần tính tới sức mạnh tổng hợp của dư luận quốc tế trong việc ủng hộ các tuyên bố của VN.
GS.Makane Moise, Thuỵ Sỹ phân tích những thuận lợi, khó khăn trong việc đưa các vụ tranh chấp giữa các quốc gia ra trước Hội đồng Bảo an, Đại hội đồng LHQ và Toà án Công lý quốc tế để VN tham khảo.
“Quyền lực mềm ASEAN”
Các học giả thống nhất nhận định các biện pháp chính trị ngoại giao là giải pháp đặc biệt quan trọng được quy định trong luật quốc tế, cụ thể là điều 33 khoản 1 của Hiến chương LHQ, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong luật quốc tế. Chính vì vậy, phần lớn các tranh chấp quốc tế từ trước đến nay, trong đó có tranh chấp về lãnh thổ đã được các quốc gia sử dụng biện pháp chính trị ngoại giao để giải quyết.
Nhiều học giả cho rằng, ASEAN nên giữ một vai trò quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông; ủng hộ các quốc gia thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao nhằm giải quyết hoà bình các tranh chấp, tiến tới ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Các học giả cũng đề cao vai trò của các đối tác ngoài khu vực trong việc hỗ trợ các nước ASEAN giải quyết xung đột ở Biển Đông; là trung tâm hoà giải các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên cũng như tranh chấp giữa các quốc gia thành viên với các quốc gia ngoài ASEAN, phát huy quyền lực mềm của ASEAN.
Song song đó, ASEAN cần tăng cường đoàn kết, hợp tác hơn nữa nhằm thống nhất ý chí chung của khối, hành động có trách nhiệm, đúng luật pháp quốc tế để tiến tới cùng TQ ký COC để kiểm soát và giải quyết hiệu quả các tranh chấp, xung đột ở Biển Đông.
Kết thúc hội thảo, các học giả, chuyên gia VN và quốc tế đã thông qua Kết luận hội thảo, với những kiến nghị nhằm góp tiếng nói độc lập, khách quan, khoa học, đề xuất những biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Theo Vietnamnet
Biển Đông: Quốc tế phải có tiếng nói đủ mạnh...
Chuyên gia Biển Đông cho rằng, Trung Quốc chỉ đòi đối thoại song phương chứ không phải là đa phương với các quốc gia có cùng vấn đề.
Hội thảo quốc tế về Biển Đông năm 2014 được khai mạc sáng 25/7 tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng (quận 7, TP.HCM).
Hội thảo có 22 tham luận được trình bày bởi nhiều học giả trong và ngoài nước, trong đó có các chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về Biển Đông như Giáo sư Carl Thayer (Học viện quốc phòng Úc), Giáo sư Ramses Amer (Trung tâm nghiên cứu Đông Á, Đại học Stockholm, Thụy Điển), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Mỹ)...
Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra trong 2 ngày 25-26/7
Các chuyên gia đã đi sâu phân tích vào vấn đề trọng tâm, là chính sách quản lý xung đột và giải quyết tranh chấp thông qua việc chấp hành luật lệ quốc tế; phương thức quản lý xung đột bằng con đường ngoại giao, ôn hòa để giữ gìn khu vực biển Đông hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.
Trong phần trình bày của mình, cố vấn an ninh của Thủ tướng Ấn Độ, ông Pradhan, đưa ra một tham luận "rút ra từ 40 năm thực tiễn".
Ông Pradhan cho rằng tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng và những xung đột trên Biển Đông đang làm lu mờ những thành tựu của các nước trong khu vực đạt được trước đó.
"Chúng ta biết trong thời gian qua cộng đồng quốc tế đã nỗ lực thông qua những hiệp ước về Biển Đông đã được ký kết. Tuy nhiên, những nỗ lực quốc tế đó không được Trung Quốc tôn trọng. Trung Quốc đã chiếm các bãi, đảo của các nước và tuyên bố chủ quyền ở những nơi Trung Quốc không có chủ quyền" - ông Pradhan nói.
Ông Pradhan kiến nghị cộng đồng quốc tế phải có tiếng nói mạnh mẽ hơn và các nước đang tranh chấp dừng các động thái của mình lại.
"Cộng đồng quốc tế phải có tiếng nói đủ mạnh và hỗ trợ các quốc gia nhỏ hơn, yếu hơn về an ninh trong khu vực" - ông Pradhan nói thêm.
Đề cập đến vấn đề Biển Đông và những áp đặt đơn phương về yêu sách lãnh thổ đã gây ra căng thẳng, đe dọa hòa bình khu vực, an ninh và tự do hàng hải cũng như ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn ngư dân Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason (Mỹ) cho rằng hội thảo lần này cần tập trung tìm ra các giải pháp tốt nhất tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục đánh bắt thủy sản trên những ngư trường truyền thống trên Biển Đông.
Trong khi đó, GS Ramses Amer nói vấn đề lớn nhất ông nhìn thấy là Trung Quốc chỉ đòi đối thoại song phương chứ không phải là đa phương với các quốc gia có cùng vấn đề. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn đối thoại với các quốc gia trong khu vực, quốc tế chứ không chỉ đối thoại song phương với Trung Quốc.
Ngày 26/7, tại TP.HCM cũng diễn ra Hội thảo quốc tế "Những khía cạnh pháp lý liên quan đến sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam".
Hội thảo có sự tham dự của 30 học giả hàng đầu về luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng, đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học lớn của Mỹ, Nga, Ý, Thụy Sĩ, Hungari, Bungari, Ba Lan, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Singapore...
Theo chương trình làm việc, sẽ có 14 tham luận được trình bày. Trong đó, các học giả sẽ đánh giá, bình luận, phân tích về hành vi hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981; vai trò của ASEAN trong giải quyết tranh chấp Biển Đông; cơ chế giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế và Trọng tài quốc tế; các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc;
Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước của Liên Hợp quốc về luật biển năm 1982; thực tiễn giải quyết tranh chấp tại Tòa trọng tài quốc tế về luật biển; kinh nghiệm của các quốc gia đã giải quyết tranh chấp lãnh thổ, biên giới tại Tòa án Công lý quốc tế và Trọng tài quốc tế về việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý để khởi kiện, tranh tụng tại các cơ quan tài phán này.
Theo Đất Việt
Học giả Mỹ: Bài học vụ giàn khoan 981, quyết tâm có thể thắng sức mạnh Bên có quyết tâm cao hơn vẫn có thể giành chiến thắng ngay cả khi là bên yếu hơn. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam quyết tâm bám biển đến cùng và kiên trì các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế đấu tranh với phía Trung Quốc. Tiến sĩ Alexander L. Vuving, Phó giáo sư tại Trung tâm...