Hậu dẹp vỉa hè, thuê ki ốt chung cư thu nhập thấp đắt hơn nhà mặt phố
Một tháng sau khi chiến dịch dẹp vỉa hè ở Hà Nội nhiều cửa hàng mặt đường không còn chỗ để xe khiến cho giá thuê mặt bằng đi xuống. Ngược lại các ki ốt ở các khu chung cư giá rẻ lại đang là nơi được nhiều người để mắt tới.
Nhà mặt phố giảm giá thuê
“Dẹp loạn vỉa hè’ cho người đi bộ đang được nhiều người dân hưởng ứng và chấp hành một cách nghiêm túc, thậm chí nhiều người tự tay đập phá những công trình do mình xây dựng lấn chiếm vỉa hè. Tuy nhiên nhiều cửa hàng nằm ở các con phố lớn như Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng,… và nhiều tuyến phố lớn khác đang gặp nhiều khó khăn bởi vỉa hè nhỏ hẹp. Có những nơi bề ngang của vỉa hè không đủ để dựng xe máy.
Nhiều cửa hàng ở các phố lớn nhưng có vỉa hè nhỏ, hẹp đang loay hoay tìm chỗ để xe ‘”hậu dẹp loạn vỉa hè”. Chính vì vậy mà giá cả cho thuê cửa hàng cũng đang có chiều hướng đi xuống. Ảnh Chí Duy
Các cơ quan chức năng liên tục tuyên truyền, xử phạt khiến nhiều chủ cửa hàng khốn đốn vì không thể sắp xếp được chỗ để xe cho khách hàng. Ghi nhận của PV tại nhiều tuyến phố có đặc thù vỉa hè nhỏ hẹp cho thấy giá thuê cửa hàng mặt bằng chung đã giảm từ một tới hai triệu so với trước đây.
Anh Nguyễn Xuân Trường chủ cửa hàng thời trang trên phố Tây Sơn cho biết: “Hiện tại cửa hàng của tôi đang rất khó khăn trong việc sắp xếp chỗ gửi xe cho khách, bề ngang vỉa hè chưa đầy một mét chỉ dựng được một xe máy là hết diện tích trước cửa hàng. Tới giờ đông khách cửa hàng của tôi thường có trên dưới 10 chiếc xe máy nên nhiều lúc tôi rất khó khăn trong việc sắp xếp chỗ để xe. Hiện tại cửa hàng tôi đang tìm thuê thêm nhân viên trông xe để dắt xe khách sang chỗ vỉa hè rộng gần gò đống đa trông tạm những lúc đông khách”.
Cùng chung nỗi lo lắng với anh Trường: “Vỉa hè chỗ cửa hàng tôi vốn dĩ đã hẹp, những khi đông khách đôi khi phải xếp xe lấn một chút lòng đường nhưng chỉ khoảng 20cm nên cũng không ảnh hưởng nhiều. Nhưng giờ không làm thế được nữa, chủ trương của chính phủ, của cả nước thì tôi cũng chấp nhận và ủng hộ. Tuy nhiên giờ chúng tôi phải thêm chi phí trông xe, gửi xe ở bãi xe gần đó cho khách nên đang thương lượng với chủ nhà giảm giá thuê nhà” chị Quỳnh chủ cửa hàng túi xách trên phố Chùa Bộc nói.
Chủ một cửa hàng đang đăng biển cho thuê mặt bằng trên phố Nguyễn Khánh Toàn (quận Hai Bà Trưng) cho biết: Trước đây giá thuê cửa hàng của tôi là 16 triệu cho 15m2 và một gác xép nhỏ phía trên, vỉa hè rộng 1m nên cũng có chỗ để xe, tuy nhiên gần đây cơ quan chức năng đang quyết liệt đòi lại vỉa hè cho người đi bộ nên nhiều người cũng đắn đo việc thuê mặt bằng ở các con phố lớn. Chính vì thế mà cửa hàng của tôi treo biển cho thuê mặt bằng gần một tháng nay rồi nhưng chưa cho thuê được, cũng có người qua xem nhưng họ đều trả giá thấp hơn giá tôi mong muốn với lý do vỉa hè hẹp”.
Thuê ki ốt chung cư giá đắt hơn nhà mặt phố
Trong vai một người đang cần thuê mặt bằng để kinh doanh PV tìm đến những khu chung cư giá rẻ như HH Linh Đàm, Kim Văn Kim Lũ (Hoàng Mai, Hà Nội) để hỏi thuê ki ốt. Một chủ cửa hàng tạp hoá ở khu HH1 Linh Đàm cho biết: “Tôi mới thuê được mặt căn ki ốt này với giá 18 triệu đồng một tháng, mặc dù địa điểm này không được ưng ý cho lắm vì nằm khuất trong góc. Tuy nhiên nếu muốn thuê những căn có vị trí đẹp giá phải trên 20 triệu, thậm chí căn góc có hai mặt tiền có giá từ 30 đến 40 triệu một tháng tuỳ vào hướng của căn đó”.
Trái ngược với các cửa hàng ở mặt phố, các ki ốt ở chung cư có lợi thế không bị ảnh hưởng bởi chiến dịch dẹp vỉa hè. Ảnh Chí Duy
Vị này cũng cho biết thêm những căn góc nằm giữa hai khu HH1 và HH2, HH1 và HH4 là có giá cho thuê cao nhất bởi khu vực này nhiều người qua lại, gần chợ nên giá bị đẩy lên cao gấp đôi so với những căn khác. “Tôi cũng định thuê mặt bằng trên các tuyến phố đông đúc nhưng gần đây các cơ quan chức năng dẹp vỉa hè gay gắt quá nên tôi chuyển hướng tới các khu chung cư, diện tích cũng không chênh lệch nhau là bao. Hơn nữa thuê ở đây không lo việc dẹp vỉa hè vì vỉa hè thuộc ban quản lí toà nhà”.
Video đang HOT
Tương tự HH Linh Đàm khu đô thị Kim Văn Kim Lũ cũng có giá cho thuê mặt bằng dao động từ 20 đến 30 triệu cho một ki ốt để kinh doanh.
Việc “dẹp loạn vỉa hè” ở các thành phố lớn trên toàn quốc là cần thiết bởi việc lấn chiếm vỉa hè đã diễn ra từ lâu và nhiều người coi đó là việc hiển nhiên. Tuy nhiên việc dẹp vỉa hè cũng đang có những tác động tới thị trường bất động sản thuê và cho thuê mặt bằng kinh doanh. Trong khi những tuyến phố có vỉa hè nhỏ hẹp giá thuê giảm xuống thì những tuyến phố có vỉa hè rộng, ki ốt khu chung cư và phố cổ lại tăng giá một cách đáng kể.
Theo Gia An (Vietnammoi/PL.XH)
Nữ chủ tịch hứa "từ quan": 'Tôi cảm thấy áp lực trước báo chí'
Vị nữ chủ tịch phường chia sẻ việc tuyên bố "từ quan" nếu không dẹp được vỉa hè xuất phát từ quyết tâm của bản thân, bà không sợ khó mà chỉ thấy áp lực trước báo chí.
Sáng 11.3, tại hội nghị quán triệt, thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị trên địa bàn TP.HCM, do Thành ủy TP.HCM tổ chức, bà Trương Thị Minh Tín, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP.HCM thẳng thắn: "Nếu bản thân tôi không làm được chức năng quản lý vỉa hè, thì tôi sẽ dừng lại để đồng chí khác thay tôi".
Bà Trương Thị Minh Tín, Chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Ảnh: CTV
Nói là làm, xuyên suốt thời gian sau đó, vị nữ chủ tịch phường cùng đoàn liên ngành liên tục đi kiểm tra, nhắc nhở, gửi thông báo đến từng hộ dân và hộ kinh doanh trên địa bàn, yêu cầu nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương chỉnh trang vỉa hè của TP.
Hình ảnh người phụ nữ đội chiếc nón vành, cứ hết giờ hành chính lại cùng đoàn kiểm tra liên ngành tới từng nhà, gặp từng người bán hàng rong động viên, nhắc nhở đến tối muộn mới xong việc đã không còn xa lạ với bà con nơi đây.
Bà Trương Thị Minh Tín đã dành cho Zing.vn cuộc trao đổi chân thành, chung quanh công việc và cuộc sống của bà.
Dùng camera giám sát vỉa hè
Cuộc chỉnh trang vỉa hè trong thời gian qua tại địa phương có gặp khó khăn nào không thưa bà?
- Lực lượng chức năng cũng không gặp khó khăn gì lớn, người dân tương đối chấp hành những chủ trương, thông báo của phường, một số trường hợp không chấp hành đã bị đoàn kiểm tra lập biên bản cưỡng chế, tháo dỡ xử phạt, chưa xuất hiện tình trạng chống đối đoàn điểm tra.
Những mái che của người dân không chấp hành bị cắt bỏ. Ảnh: Lê Trai
Bà có đặt ra mục tiêu về thời gian sẽ hoàn thành việc chấn chỉnh trật tự vỉa hè tại phường Bình Trị Đông B và làm thế nào để giữ được thành quả?
- Các tuyến đường kiểu mẫu thì hết tháng 3 sẽ dứt điểm, những tuyến đường khác thì đến hết tháng 6. Sau đó sẽ vận động người dân trong hẻm, nơi nào cũng phải làm. Khi vỉa hè được xử lý xong sẽ giao về cho khu phố quản lý, tiếp tục vận động tuyên truyền. Tôi có hộp thư điện tử, khi có chuyện họ báo lên và tôi sẽ kiểm tra xử lý.
Bên cạnh đó, phường sẽ thành lập tổ kiểm tra công vụ, những tuyến đường điểm, phức tạp sẽ giao cho từng thành viên trong thường trực ủy ban chịu trách nhiệm. Riêng tôi sẽ đảm nhiệm 7 tuyến đường kiểu mẫu.
Ngoài ra, trên địa bàn phường có hơn 40 camera an ninh, trong đó có 8 cái quay góc 360 độ, tôi sẽ theo dõi camera qua điện thoại. Khi phát hiện người dân lấn chiếm vỉa hè, tôi sẽ cử lực lượng xuống nhắc nhở, xử phạt.
Bà Tín đang quan sát camera an ninh trên địa bàn phường qua điện thoại. Ảnh: Lê Trai
Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng từng nói đừng để ông Đoàn Ngọc Hải, Chủ tịch UBND quận 1, thành "ngôi sao" cô đơn, bản thân bà có cảm thấy mình cô đơn trong việc giành lại vỉa hè ở địa phương?
- Tất cả anh em đều đồng lòng, quyết liệt ra quân với tôi từ khi bắt đầu tới giờ. Có những hôm đoàn đi từ chiều đến tối muộn mới về và họ luôn sát cánh cùng tôi. Bây giờ, các phường khác cũng đều vào cuộc, vận động, gửi thông báo cho người dân, tất cả cùng vào cuộc theo chỉ thị quận ủy, nên tôi không hề cảm thấy cô đơn.
Dẹp sạch vỉa hè bà có sợ đụng chạm?
- Họp giao ban tôi đã nói thẳng anh em nào đã lỡ nhận tiền của dân thì chủ động sắp xếp, để người dân kiện thì phải chịu trách nhiệm trước ủy ban. Một khi đã chấp nhận làm, tôi sẽ làm đến nơi đến chốn, sẽ không sợ bất cứ chuyện gì, cứ làm theo chỉ thị của cấp trên.
"Tôi từng có cuộc sống cơ cực"
Những người bán hàng rong có được hỗ trợ để tái ổn định việc buôn bán?
- Tôi từng có cuộc sống cơ cực sau khi ly hôn với người chồng mình yêu thương hơn chục năm gắn bó. Người đó ôm hết tài sản bỏ lại tôi và con trai. Tôi phải lên TP.HCM buôn bán, giao hàng cũng như làm đủ mọi việc để kiếm tiền nuôi con. Vì thế, tôi thấu hiểu những khó khăn mà những người bán hàng rong đang gặp phải trong cuộc chỉnh trang vỉa hè này.
Khi tiếp xúc với họ, tôi thường tìm hiểu hoàn cảnh, động viên họ vào chợ để bán, nếu có khó khăn cứ trực tiếp tâm sự để tôi tìm cách giải quyết. Cuộc sống của tôi giờ đã khá hơn, tôi sẵn sàng hỗ trợ nếu họ thực sự khó khăn, cần được giúp đỡ.
Tôi cũng đang nuôi 2 đứa trẻ có cha mẹ chết vì bị HIV, bản thân 2 bé cũng mang căn bệnh này, tôi hỗ trợ cho các em mỗi tháng một triệu đồng.
Bà thấy vỉa hè của phường Bình Trị Đông B khác với quận 1 như thế nào?
- Quận 1 có vỉa hè đẹp, đều và đồng bộ, còn phường Bình Trị Đông B thì người dân tự cất nhà, tự làm nền, các nhà xây sau nâng nền quá cao, nên vỉa hè chỗ cao chỗ thấp.
Cái khó nữa cho phường là bậc tam cấp ở bên trong giờ bảo tôi đi đục phá như quận 1 thì tôi không làm được. Bên cạnh đó, các cây xanh được người dân trồng tự phát nên không đồng đều. Thời gian tới phường sẽ vận động người dân, để bứng những cây này vào công viên hay chặt bỏ, rồi trồng mới cho người dân.
Bà Tín cho rằng mình không hề cô đơn, đồng thời bà khẳng định mình luôn thấu hiểu những khó khăn của người bán hàng rong trong cuộc giành vỉa hè cho người đi bộ. Ảnh: Lê Trai
Nhiều người dân quận 1 phản ứng trước cách làm cứng rắn của chính quyền đại phương, còn người dân phường Bình Trị Đôn B thì sao?
- Quan điểm của chúng tôi là vận động người dân trước, cho thời gian, chỗ nào phức tạp thì cho 7 ngày, chỗ bình thường thì cho 3 ngày. Nhiều trường hợp mới chỉ gửi thông báo được 1-2 ngày, người dân đã tự động tháo dỡ các công trình lấn chiếm vỉa hè. Với lại, chuyện vỉa hè tôi làm thường xuyên từ xưa giờ rồi nên đa số hưởng ứng, đồng tình với chính quyền.
Từ khi tuyên bố "từ quan" nếu không dẹp vỉa hè, bà có cảm thấy áp lực?
- Quận đã có chỉ thị cho phường từ năm 2015 - 2016, nhưng làm không đồng bộ, chủ yếu là giải tỏa các chợ tự phát, giữ trật tự lòng lề đường, các tuyến đường điểm của quận và phường đăng ký. Từ đầu năm 2017, quận có chỉ thị làm đồng loạt, từ đó sức lan tỏa mạnh ra.
Ngày được chọn lên làm báo cáo tham luận, tôi nghĩ đơn giản sẽ làm được, tôi rất quyết tâm nên thấy rất bình thường, nếu bản thân thấy không làm được trận địa này thì xin nghỉ chứ làm chi nữa.
Khi tuyên bố chuyện đó, tôi không hề nghĩ mình sẽ nói suông, cũng không bao giờ nghĩ mình không làm được mà bỏ vấn đề này. Tôi nói với quyết tâm của mình, quyết tâm chính trị của cả Đảng bộ, nhưng không ngờ báo chí làm quá nên tôi thấy áp lực.
Xin cảm ơn bà!
Theo Lê Trai (Zing)
Ông Đoàn Ngọc Hải: Nhà hát trăm tuổi vốn chỉ có 3 bậc tam cấp Ông Đoàn Ngọc Hải khẳng định: Hai bậc tam cấp chiếm vỉa hè bị tháo dỡ tại nhà hát Công Nhân là do làm thêm sau này. Nguyên thủy chỉ có 3 bậc. Sau khi 2 bậc tam cấp của nhà hát Công Nhân bị tháo dỡ tối 22/3, bên cạnh ý kiến đồng tình với cách làm cứng rắn của Phó chủ...