Hậu Covid-19: Tín dụng đen diễn biến phức tạp
Thị trường tài chính chính thức của Việt Nam chỉ đáp ứng được từ 80-85% nhu cầu vay vốn, phần còn lại là tín dụng phi chính thức.
Thời gian qua, tình hình tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát, người lao động mất việc làm, giảm thu nhập.
Theo Bộ công an, các đối tượng hoạt động tín dụng đen thường núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như: các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính,… Các tổ chức tín dụng hoạt động biến tướng dưới mọi hình thức, huy động vốn để đầu tư, ủy thác đầu tư trái phiếu với lãi xuất cao, thậm chí các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi xuất cao bất thường chơi hụi, họ, phường hoặc góp vốn dưới hình thức kinh doanh đa cấp.
Ngoài ra, một số đối tượng, cơ sở lợi dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động để quảng cáo mời chào người có nhu cầu vay để cho vay với lãi xuất rất cao.
Theo ông Phạm Văn Tám – Phó Cục trưởng Cục cảnh sát hình sự Bộ công an, chế tài xử phạt hiện nay dành cho đối tượng vi phạm liên quan đến tín dụng đen còn quá nhẹ, không đủ sức răn đe.
Video đang HOT
“Quy định của pháp luật về xử lí tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen hiện nay vẫn chưa cụ thể, chưa có chế tài phù hợp, hình phạt còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Công tác quản lý địa bàn, quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện của các cơ quan chức năng tại một số địa phương còn rất hạn chế.”- ông Tám cho hay.
Tín dụng đen không chỉ gây ra hậu quả nặng nề cho người đi vay mà còn dẫn đến tình trạng người dân thiếu hiểu biết, đưa tiền cho các đối tượng trung gian với mong muốn được trả lãi suất cao nhưng không có gì đảm bảo dẫn đến tình trạng vỡ nợ dây truyền, mất cả vốn lẫn lãi.
Ông Phạm Chí Quang – Phó Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước cảnh báo, “tín dụng đen” sử dụng công nghệ cao gây nhiều hệ lụy cho cả người đi vay lẫn người cho vay.
“Nhiều đối tượng cho vay nặng lãi, hoạt động tín dụng đen núp bóng rất tinh vi dưới hình thức hoạt động cầm đồ hoặc kết hợp với nền tảng Youtube Landing để cho vay với mức lãi xuất rất cao, có xu hướng một số đối tượng ẩn danh, núp bóng giao dịch trên các nền tảng Youtube Landing để trốn thuế, rửa tiền hoặc biến tướng để huy động tài chính đa cấp khiến người đi vay, người cho vay trở thành nạn nhân của hành vi lừa đảo, chiếm dụng vốn bất hợp pháp.”
Ông Vũ Quốc Hùng – Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, hệ thống ngân hàng đã triển khai nhiều gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá nhân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông nghiệp, nông thôn để kịp thời giúp đỡ người dân gặp khó khăn trong cuộc sống, hoạt động sản xuất, kinh doanh:
“Thời gian tới, ngành ngân hàng cam kết sẽ tiếp tục đồng hành và triển khai quyết liệt các giải pháp để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu phục vụ đời sống của người dân trên địa bàn nông thôn; Chỉ đạo các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng, ưu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.”
Thực tế, ngân hàng Nhà nước đã từng cảnh báo nhiều lần về biến tướng của hoạt động cho vay khi một số đối tượng có thể núp bóng tín dụng đen, sử dụng công nghệ cao ẩn dưới dạng cho vay trực tuyến với lãi xuất rất cao tiềm ẩn rủi ro cho cả người vay và người cho vay.
Để hạn chế tín dụng đen, cần phát huy tích cực hoạt động tín dụng tiêu dùng của các tổ chức tín dụng gồm cả ngân hàng thương mại và công ty tài chính. Đồng thời cũng phải bảo đảm kiểm soát rủi ro, hạn chế tồn tại phát sinh liên quan đến lãi xuất, phương thức thu hồi nợ, quản lý nợ trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng./.
"Ngấm" nỗi khổ đi đòi nợ, người cho cho vay muốn được bảo vệ
"Ngấm" nỗi khổ đi đòi nợ, nhiều công ty tài chính tiêu dùng rất thận trọng cho vay khách hàng mới, dù tài chính tiêu dùng được đánh giá là một trong những lĩnh vực có thể phục hồi nhanh nhất sau Covid-19.
Sự thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận khách vay cũng như hành lang pháp lý chưa thật rõ ràng đang khiến các công ty tài chính tiêu dùng hoạt động trong môi trường khá rủi ro.
Trong câu chuyện với Báo Đầu tư, lãnh đạo một công ty tài chính chia sẻ: "Nếu chỉ được đòi nợ theo đúng quy định là nhắc nợ và kiện ra tòa, thì công ty tài chính không còn vốn để hoạt động. Chúng tôi bị ràng buộc rất nhiều quy định trong cho vay và đòi nợ, song pháp luật lại chưa có quy định nào để bảo vệ công ty tài chính trước những khách hàng chây ỳ, cố tình vay tiền sử dụng sai mục đích và không thiện chí trả nợ, thậm chí hành hung cả nhân viên đòi nợ của công ty".
Đây cũng là tâm tư của nhiều công ty tài chính tiêu dùng hiện nay. Do khách vay chủ yếu là khách hàng dưới chuẩn, không có tài sản đảm bảo, nên nhiều công ty tài chính rơi vào bế tắc. Điều này dẫn đến việc, một số công ty tài chính phải đưa ra cách đòi nợ riêng nhằm thu lại khoản tiền đã bị khách hàng rắp tâm chiếm dụng. Cách thức đó, vô hình trung đã làm cho hình ảnh của tổ chức tín dụng bị xấu đi trong mắt khách hàng và dư luận.
Trong giai đoạn vừa phục hồi kinh tế, vừa kiểm soát dịch bệnh ở nước ta hiện nay, tài chính tiêu dùng vừa góp phần kích cầu tiêu dùng nội địa, kích thích sản xuất, hỗ trợ phát triển kinh tế, vừa là công cụ chống tín dụng đen, giúp phân khúc khách hàng nhỏ lẻ, dưới chuẩn, không có tài sản... có thể tiếp cận vốn với lãi suất hợp lý. Song, sự thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận khách vay cũng như hành lang pháp lý chưa thật rõ ràng đang khiến các công ty này hoạt động trong môi trường khá rủi ro.
Trên thực tế, dù đã trải qua giai đoạn phát triển khá nóng, nhưng thị trường tài chính tiêu dùng trong nước vẫn còn rất nhiều dư địa. Giai đoạn bùng nổ hứa hẹn còn ở phía trước, với lớp khách hàng mới, xu hướng tiêu dùng mới, nhiều đối thủ cho vay mới... đang xuất hiện. Chính vì vậy, việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, qua dó nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm của cả bên đi vay và bên cho vay là rất cần thiết.
Cụ thể, với người đi vay, cần đẩy mạnh giáo dục tài chính tiêu dùng, đặc biệt là về kỹ năng sử dụng vốn vay sao cho hợp lý, phương án trả nợ khả thi. Với những khách hàng chây ỳ trả nợ, cơ quan chức năng cũng cần có chế tài nghiêm khắc hơn để bảo vệ tài sản của bên cho vay.
Về phía mình, các công ty tài chính tiêu dùng cũng phải thấy rõ, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là lãi suất cho vay tài chính tiêu dùng còn khá cao, một số công ty tài chính tiêu dùng chưa thật minh bạch khi tính toán lãi suất, kỳ hạn trả nợ... khiến khách hàng bức xúc. Do đó, các công ty tài chính cần thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin, cũng như đào tạo thêm kỹ năng giao tiếp, tư vấn cho nhân viên. Một khi khách hàng được giải thích rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của mình, thì họ sẽ có ý thức tuân thủ hợp đồng hơn.
Theo kinh nghiệm quốc tế, khi kiến thức, trình độ của người dân và nhân viên tài chính tiêu dùng tăng lên, thì tranh chấp ít đi, khả năng tiếp cận tài chính sẽ tăng và nợ xấu sẽ giảm.
Một vấn đề quan trọng nữa để tăng trách nhiệm trả nợ của người vay là các công ty tài chính phải đưa lãi suất về mức hợp lý. Muốn làm được điều này, các công ty tài chính phải cơ cấu lại hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong cho vay và quản lý rủi ro, đồng thời chủ động nghiên cứu áp dụng Big data, trí tuệ nhân tạo... nhằm giảm chi phí, mà vẫn đảm bảo cho vay an toàn, hiệu quả. Một khi lãi suất cho vay trở về mức hợp lý, thì tâm lỳ trốn trả nợ của khách hàng cũng sẽ giảm.
Với cơ quan quản lý, để thị trường tài chính tiêu dùng phát triển lành mạnh trong và sau dịch, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong quản lý, giám sát các công ty tài chính. Đồng thời, phải khuyến khích ngày càng nhiều công ty tài chính tham gia thị trường để tăng sức cạnh tranh.
Một thị trường tài chính tiêu dùng phát triển an toàn, lành mạnh, với lãi suất hợp lý, khi bên cho vay và đi vay đều có trách nhiệm thì sẽ góp phần kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phục hồi sau dịch.
Cẩn trọng với "tín dụng đen" bùng phát trong mùa dịch Trong bối cảnh khó khăn chung do ảnh hưởng của dịch bệnh, tín dụng đen đã bùng phát mạnh, để lại nhiều hệ lụy khó lường, người dân cần cẩn trọng. Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo theo nhiều hệ lụy khác của xã hội như: sản xuất, kinh doanh, buôn bán ngưng trệ; Nhiều người bị thất nghiệp, mất việc, giảm...