Hậu Covid-19, sinh viên tốt nghiệp thay đổi định hướng: Chấp nhận lương thấp vào cơ quan nhà nước để ổn định hơn!
Tại Trung Quốc, hàng triệu sinh viên đã chuẩn bị tinh thần thất nghiệp.
“Sinh viên, tốt nghiệp mở cánh cửa ra thất nghiệp” từ lâu đã là một câu nói phổ biến ở nhiều nước phương Đông. Các sinh viên đại học thường dùng câu này để đùa giỡn với nhau khi kỳ thi cuối kỳ ngày càng đến gần.
Nhưng con số vài triệu sinh viên sẽ tốt nghiệp vào tháng 6 là một con số cao kỷ lục, và nó chứng tỏ một thực tế đen tối. Khi Trung Quốc dần khôi phục cuộc sống công sở sau đại dịch COVID-19, triển vọng công việc của họ thực sự ảm đạm. Họ sẽ trở thành lực lượng lao động cả nước trong viễn cảnh các nhà tuyển dụng có thể sẽ sa thải bớt hoặc ngưng tuyển dụng người mới. Đối với những tầng lớp trung lưu được sử dụng để phát triển kinh tế, cú sốc sẽ là rất lớn.
Khi một nền kinh tế bị tàn phá (bởi dịch bệnh), thì mối lo ngại lớn nhất của nhà lãnh đạo là thất nghiệp. Trong tháng hai, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị đã tăng lên 6,2%, mức cao nhất từ trước đến nay. Vào tháng 3, tỷ lệ đã giảm nhẹ xuống còn 5,9% khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại. The Economist Intelligence Unit đánh giá: Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị có lẽ đã chạm mốc 10%. Và đương nhiên con số này chưa kể đến hàng triệu người đã di cư về quê để tránh dịch và giờ họ không có việc làm cũng không thể trở lại thành phố.
Năm ngoái, chỉ hơn 1 nửa số sinh viên tốt nghiệp đại học trở thành lực lượng lao động tại Trung Quốc. Thường thì khoảng 60% số sinh viên sẽ được thuê bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng trong đại dịch COVID-19 thì những công ty này thuộc dạng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Vào ngày 14/4, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã nói tình huống của những sinh viên tốt nghiệp năm nay là cực kỳ khó khăn.
Các công ty thường “săn người” sớm ở các khuôn viên trường đại học ngay sau kỳ nghỉ tết (một đợt tuyển dụng lớn khác sẽ diễn ra vào mùa thu). Tuy nhiên, lần này, các trường đại học bị đóng cửa và người ta cấm các cuộc tụ tập đông người, do đó, toàn bộ quá trình tuyển dụng bị hủy.
Một số nhà tuyển dụng đã chuyển sang hình thức kỹ thuật số, họ sử dụng các cuộc phỏng vấn qua video và làm bài kiểm tra online. Nhưng nhiều công ty đã phải cắt giảm tuyển dụng khi nhu cầu của người tiêu dùng vẫn còn ế ẩm. Những vị trí dành cho sinh viên mới tốt nghiệp ngành tài chính đã giảm hơn 50% ngay cả khi số lượng sinh viên năm cuối tìm kiếm việc làm tăng một nửa. Vì ít cạnh tranh hơn nên các công ty có cơ hội lựa chọn những nhân tài sáng giá nhất. Nhưng đương nhiên họ sẽ ưu tiên cho những nhân viên kỳ cựu hơn là thực tập sinh.
Cạnh tranh việc làm sau tốt nghiệp đại học đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt là cho các vị trí cao nhất. Bây giờ nó đã trở thành thứ xa xỉ. Miriam Zhang, tốt nghiệp từ Weifang, một thành phố ở tỉnh phía bắc của Sơn Đông, đã gửi 100 đơn xin việc trong hai tháng qua và chỉ nhận được phản hồi từ 6 công ty. Cô nghe nói, đôi khi chỉ 1 vị trí công việc mà đến 3.000 người xin.
Tuy nhiên, dịch bệnh ít nhất đã “đào thải” những công ty yếu. Bây giờ cô chỉ quan tâm đến những công ty lớn và chủ yếu tìm các vị trí trong một công ty nhà nước. Trong một cuộc khảo sát của China Youth Daily, hơn 60% số người được hỏi cho biết đại dịch COVID-19 đã thay đổi định hướng của họ, họ muốn tìm kiếm công việc ổn định hơn. Đối với nhiều người mà nói, điều đó có nghĩa là tìm một công ty liên kết với chính phủ.
Video đang HOT
Trước những năm 1990, sinh viên không cần phải tìm việc làm, thay vào đó, chính phủ sẽ trực tiếp giao cho họ các vị trí còn trống. Do kết quả của covid-19, các quan chức ngày này cũng phải đi tìm việc cho sinh viên như những ngày trước đây. Công ty Xinchao Media nói rằng: Chính quyền Thành Đô, thành phố phía tây nam nơi công ty có trụ sở đã giới thiệu sinh viên tốt nghiệp vào làm tại các vị trí của công ty. Thủ đô Bắc Kinh thì đã đưa ra một trang web tuyển dụng cho những người chuẩn bị tốt nghiệp.
Chính phủ cũng có chính sách khen thưởng cho các công ty tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp. Tại Thượng Hải, quận Pudong cung cấp cho họ các khoản trợ cấp và giảm các khoản thanh toán an sinh xã hội trị giá tới 2.000 nhân dân tệ ( 282 USD) cho mỗi sinh viên tốt nghiệp mà họ tuyển. Ngoài ra, họ còn hoàn lại tiền đóng góp an sinh xã hội cho các công ty không sa thải nhân viên.
Tốt nghiệp tại thời điểm khó khăn kinh tế như vậy có thể không chỉ là một trở ngại tạm thời. Các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể có một tác động rất lớn đối với thu nhập cả đời. Đó là bởi vì nhiều người sẽ quyết định làm một công việc khác với công việc mà họ đã hy vọng theo đuổi với mức lương thấp hơn. Trước đây, sinh viên tốt nghiệp Trung Quốc đặt ra mục tiêu kiếm được từ 6.000 – 8.000 NDT Tệ trong công việc đầu tiên, nhưng giờ đây 1/5 trong số đó đã từ bỏ niềm hy vọng này. Sự thất vọng của họ sẽ lớn hơn rất nhiều trong năm nay, và có thể kéo dài hơn.
91% học sinh nghỉ vì dịch, nữ sinh dễ bị ép tảo hôn
Theo báo cáo của UNESCO, hơn 91% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới nghỉ học do trường đóng cửa tránh dịch Covid-19. Nữ sinh các nước nghèo đối mặt nguy cơ tảo hôn.
Điều đó có nghĩa hơn 1,5 tỷ trẻ em và thanh niên phải tự cách ly tại nhà, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc cho hay.
Theo CGTN, ít nhất 188 quốc gia đóng cửa trường học, ảnh hưởng sinh hoạt từ trẻ mầm non đến sinh viên đại học, học viên trường nghề.
Điều đáng nói, việc đóng cửa trường hàng loạt này xảy ra chỉ trong vòng vài tuần khi tình hình dịch trên thế giới nhanh chóng diễn biến xấu. Đến giữa tháng 2, một triệu học sinh chịu ảnh hưởng từ virus corona. Lúc đó, Trung Quốc là quốc gia duy nhất đóng cửa trường học hoàn toàn.
Theo số liệu thống kê của ĐH Johns Hopkins, Mỹ, đến ngày 8/4, thế giới ghi nhận gần 1,5 triệu trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, số ca tử vong lên đến 83.424.
Với tình hình nghiêm trọng như hiện nay, nhiều nước chưa mở cửa trường trở lại cho đến khi có thông báo mới hoặc khi có đủ căn cứ phán đoán học sinh có thể an toàn khi đến lớp.
Nhiều tỉnh ở Trung Quốc cho học sinh đi học trở lại trong tháng 4. Ảnh: VCG.
Trung Quốc lên lịch học trở lại trong tháng 4
Trường học ở Trung Quốc bắt đầu đóng cửa từ khi dịch Covid-19 bùng phát hồi cuối tháng 1. Hầu hết học sinh chuyển sang học online tại nhà. Những nỗ lực ngăn chặn virus lây lan ở nước này tỏ ra hiệu quả. Nhiều tỉnh tuyên bố ngày cho học sinh đi học trở lại, chủ yếu theo đợt.
Tại Chiết Giang, học sinh năm cuối trung học cơ sở và trung học phổ thông đi học từ ngày 13/4. Một tuần sau đó, học sinh các khối khác sẽ trở lại trường.
Sơn Đông cho học sinh lớp 12 đến trường từ ngày 15/4. Thời gian nghỉ dịch Covid-19 của học sinh khối khác kéo dài thêm một tuần.
Tỉnh Liêu Ninh quyết định tương tự. Các tỉnh khác như An Huy, Tứ Xuyên cũng xác định cho học sinh đi học trở lại trong tháng 4.
Theo quy định của Bộ Giáo dục Trung Quốc, cơ quan y tế địa phương cần kiểm tra trường học trên địa bàn trước khi mở cửa, nhằm đảm bảo vệ sinh, môi trường học tập an toàn.
Trong khi đó, hầu hết kỳ thi trong tháng 2 và tháng 3 đều bị hủy. Giữa tháng 3, Bộ Giáo dục đưa ra thông báo, yêu cầu tất cả kỳ thi phải tổ chức online hoặc hoãn cho đến khi kỳ thi tuyển sinh đại học kết thúc.
Chuyên gia lo ngại việc đóng cửa trường sẽ đẩy nguy cơ bé gái bị bạo hành ở một số nơi lên cao, học sinh nữ bị ép tảo hôn, mang thai. Ảnh: CVG.
Lo ngại nữ sinh ở nước nghèo bị ép tảo hôn
UNESCO đánh giá việc đóng cửa trường học ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống học sinh và gia đình các em, trong đó, những bé gái ở các quốc gia nghèo chịu thiệt thòi lớn nhất.
Trong bài báo đăng tải hôm 31/3, UNESCO ước tính hơn 111 triệu trẻ em gái đang sống ở những quốc gia kém phát triển nhất thế giới, nơi họ phải đấu tranh để được đến trường.
Đó là những nơi nghèo đói cùng cực, kinh tế trị trệ, dễ bị tác động, chênh lệch giới tính trong giáo dục ở mức cao nhất. UNESCO cho biết thêm ở Mali, Niger và Nam Sudan, 3 quốc gia với tỷ lệ học sinh nữ nhập học và tốt nghiệp thấp nhất thế giới, trường học tạm dừng hoạt động khiến hơn 4 triệu học sinh nữ thất học.
Chuyên gia lo ngại khủng hoảng sẽ xảy ra như hồi dịch Ebola. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra việc đóng cửa trường học làm tăng nguy cơ bé gái bị bạo hành, lạm dụng thể xác.
Nguyễn Sương
Tới hang thám hiểm bất ngờ gặp lũ, 3 sinh viên thiệt mạng 3 sinh viên đại học được tìm thấy chết trong một hang động ở Indonesia sau khi bị mắc kẹt vì nước lũ. 3 sinh viên này thuộc câu lạc bộ tự nhiên của một trường đại học. Họ cùng 2 sinh viên khác tới hang Lele ở Tây Java để học cách thám hiểm trong hang. Khi nhóm sinh viên này vào...