Hậu Covid-19: Các “đại gia” ô tô, sắt thép đua nhau đi… nuôi lợn, chăn bò, trồng chuối
Trong khi không ít doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực phải ngừng hoạt động, giải thể vì khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, thì một số “ông lớn” đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lại tạo được dấu ấn bất ngờ từ doanh thu khá sáng sủa.
Đây có thể coi là một tín hiệu vui của nền kinh tế sau dịch bệnh… Trào lưu doanh nghiệp lớn ở lĩnh vực bất động sản, công nghiệp, tài chính… chuyển hướng đầu tư vào nông nghiệp bắt đầu từ năm 2013. Mở đầu là Hoàng Anh Gia Lai, khi bầu Đức tuyên bố sẽ rút lui khỏi thị trường bất động sản, tái cấu trúc lại doanh nghiệp vào lĩnh vực chính là nông nghiệp.
Sau đó là “vua thép” Trần Đình Long, và gần đây nhất là tỷ phú Trần Bá Dương khi quyết định hợp tác, mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám với bầu Đức và “vua cá” Hùng Vương. Tuy nhiên, số phận các dự án đầu tư nông nghiệp của những “ông lớn” đang có sự khác biệt rất lớn.
Công nhân Công ty nông nghiệp HAGL Agrico thu hoạch chuối. Ảnh: I.T
“Vua thép” lãi 5,4 tỷ đồng mỗi ngày
Với phong cách “xe lu” không ồn ào, lầm lũi làm nông nghiệp, “Vua thép” Hòa Phát của ông Trần Đình Long đang được xem là biểu tượng cho sự thành công trong số những đại gia “sang ngang” làm nông nghiệp tính tới thời điểm hiện tại.
Kết quả kinh doanh quý I/2020 của Hòa Phát cho thấy, mảng nông nghiệp đóng góp 17% tỷ trọng doanh thu của Hòa Phát, tương ứng doanh số 2.800 tỷ đồng. Tỷ trọng này đã tăng so với mức 8% năm 2018 và 12% (2019). So với quý I/2019, doanh thu nông nghiệp của Hòa Phát tăng tới 60%. Về lợi nhuận, bộ phận nông nghiệp đóng góp lợi nhuận thuần sau thuế 480 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 400%. Tính bình quân theo ngày, lãi từ nông nghiệp của Hòa Phát khoảng 5,4 tỷ đồng. Lợi nhuận của mảng nông nghiệp tại Hòa Phát trong riêng quý I đã bằng 86% mức lãi ròng 560 tỷ cả năm 2019.
Trong quá khứ, Hòa Phát đã thành công vang dội khi rẽ ngang từ doanh nghiệp sản xuất máy xây dựng sang sản xuất thép. Với nông nghiệp, chặng đường 5 năm qua của Hòa Phát cũng không hề “bằng phẳng” khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu heo thịt năm 2017, dịch tả lợn châu Phi (2018 – 2019) và đại dịch Covid-19 bùng phát khiến doanh nghiệp chăn nuôi “liêu xiêu”. Thế nhưng nhờ những bước đi “thận trọng, vừa làm vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm nhưng không phải cứ lao đầu vào làm” như Chủ tịch Trần Đình Long từng chia sẻ trước đó, “chiếc xe lu” Hòa Phát vẫn vượt qua mọi khó khăn, đến ngày hái quả.
Tại buổi gặp gỡ mới đây với nhà đầu tư, Chủ tịch Trần Đình Long thừa nhận, “mảng nông nghiệp quá tốt”, “2 con bò nhập khẩu từ Úc thì chúng tôi có 1 con, 5 tuổi bước chân vào ngành bò, làm cẩn thận và vững chắc, trứng gà hiện nay cũng đang số 1 Việt Nam mỗi ngày tiêu thụ 400.000 quả”. Trong năm nay, Hòa Phát dự kiến cung cấp cho thị trường 150.000 con bò Úc, 200.000 con lợn thương phẩm (chưa tính lợn giống, lợn cai sữa) và đạt sản lượng 700.000 trứng/ngày vào thời điểm cuối năm 2020.
Hòa Phát của ông Trần Đình Long ước tính, doanh thu mảng nông nghiệp sẽ đóng góp 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 1.200 tỷ đồng, lớn thứ 2 sau mảng thép của Tập đoàn này trong năm 2020.
Còn với ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức), sau nhiều lần “bẻ lái” với tham vọng chuyển trục tăng trưởng từ “đại gia bất động sản” sang “lão nông tỷ USD” cũng bước đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực trong bức tranh kinh doanh trong quý I vừa qua, bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19.
Theo đó, HAGL Agrico của bầu Đức ghi nhận 666 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng tới 96% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu của HAGL Agrico, bán trái cây chiếm tỷ trọng cao nhất với 570 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ. HAGL Agrico báo lãi sau thuế 2,85 tỷ đồng. Cùng kỳ năm trước, công ty lỗ ròng 99 tỷ đồng. Với kết quả này, công ty đã lãi nhẹ sau 6 quý lỗ liên tiếp bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Bên cạnh đó, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng dương trở lại hơn 932 tỷ đồng…
Video đang HOT
“Đại gia” lĩnh vực chăn nuôi lãi khủng
Một số “đại gia” lĩnh vực chăn nuôi khác như Vissan, Vilico… cũng báo lãi khủng nhờ giá thịt lợn tăng vọt trong quý I năm nay. Trong đó, Công ty Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan – VSN) cho biết doanh thu thuần quý I đạt hơn 1.453 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2019 và lãi sau thuế 46,5 tỷ đồng, tăng 19%.
“Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau”.
Ông Trương Gia Bình
Doanh thu thịt tươi sống của Vissan chiếm gần 669 tỷ đồng, tăng 20% và doanh thu thực phẩm chế biến chiếm gần 742 tỷ đồng, tăng 22%. Vissan cho biết, lợi nhuận tăng phát sinh từ hoạt động chăn nuôi lợn tại chi nhánh.
Còn năm 2019 vừa qua, giá lợn hơi tăng mạnh vào cuối năm giúp Vissan đạt doanh thu 4.993 tỷ đồng, tăng gần 11,8% so với năm 2018 và lợi nhuận trước thuế 226 tỷ đồng, cao nhất 49 năm qua.
Tương tự, cũng nhờ giá lợn hơi duy trì mức cao trong thời gian dài nên Công ty cổ phần Chăn nuôi Mitraco (MLS), đơn vị chuyên chăn nuôi lợn siêu nạc, sản xuất và kinh doanh lợn thương phẩm, lợn giống… cũng đã thu được hơn 93 tỷ đồng trong quý I/2020, trong khi quý I/2019, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của Mitraco âm -10,33%.
Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico – VLC) cũng cho biết, trong quý I/2020 đạt doanh thu đạt 633,4 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Báo cáo tài chính hợp nhất của công ty này cho thấy lãi sau thuế gần 50 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhìn nhận về xu hướng “đại gia” làm nông nghiêp, Chủ tịch FPT từng nhận định, phần lớn các doanh nghiệp này đã thoát khỏi cách sản xuất truyền thống, chuyển sang làm nông nghiệp quy mô lớn, áp dụng công nghệ tự động hoá và quản trị trên nền tảng số hoá 4.0 theo chuỗi giá trị khép kín, chuyên biệt. “Chúng ta sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp, chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau”- ông Trương Gia Bình nói. Ông kỳ vọng, doanh nghiệp Việt Nam có thể giàu vì nông nghiệp số.
Ông Hồ Xuân Hùng – Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam: Đẩy mạnh chế biến,bảo quản
Chúng tôi đánh giá cao việc Chính phủ, Bộ NNPTNT đã đưa ra danh mục sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp, có các chính sách thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Nghị quyết 53/2019/NQ-CP của Chính phủ đã nhấn mạnh tới mục tiêu Việt Nam trở thành một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu. Trong đó, DN nông nghiệp được xác định có vai trò “trụ cột” trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản.
Các DN cần phải kiên trì thực hiện theo hướng xuất nhập khẩu chính ngạch và tăng cường khâu chế biến, bảo quản. Làm như vậy thì chúng ta mới có bạn hàng dài hơi, cùng nhau chia sẻ rủi ro. Để thu hút nguồn lực đầu tư của DN, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn để DN đầu tư vào nông nghiệp; phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bảo đảm phù hợp với nhu cầu thị trường, kế hoạch và chiến lược phát triển của ngành…
Nông nghiệp tăng trưởng âm quý I: Nhiều thuận lợi bật dậy sau dịch
"Sau tăng trưởng âm, nông nghiệp sẽ bật dậy nhanh nhất" - đó là nhận định của ông Hồ Xuân Hùng (ảnh) - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam khi trao đổi với phóng viên về những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới sản xuất nông nghiệp, nhất là khi lĩnh vực này tăng trưởng âm 1,17% trong quý I/2020 cũng như kinh nghiệm và giải pháp ứng phó trong thời gian tới.
Nông thôn tương đối "yên ổn"
Ông Hồ Xuân Hùng cho rằng, đến bây giờ chưa dự đoán nổi xu hướng dịch Covid-19 nên tính toán để cho phát triển sắp tới trong lĩnh vực nông nghiệp là rất khó khăn. Dù vậy, ông tin rằng khả năng sức bật nhanh nhất vẫn là nông nghiệp.
Chế biến trái cây để xuất khẩu tại Nhà máy Tanifood ở huyện Gò Dầu, Tây Ninh. Ảnh: T.L
Theo ông, dịch Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn?
- Ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của dịch Covid-19 là người lao động. Cũng rất may trong đợt dịch này, ở nông thôn chúng ta còn tương đối yên ổn. Tôi nói tương đối vì cũng có một thực trạng không ít vùng nông thôn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do con em ở nước ngoài về hoặc người từ nơi khác đến, người mang mầm bệnh về...
Thứ hai, người dân hiện nay chỉ cần được đáp ứng yêu cầu cơ bản, thiết yếu; những khu vui chơi, giải trí gần như không có, nên nhu cầu giảm nặng, giảm sâu.
Thứ ba, ảnh hưởng nặng cả xuất - nhập khẩu. Rất nhiều sản phẩm thiết yếu của công nghiệp và nông nghiệp đều phải nhập, ngược lại các sản phẩm xuất khẩu của ta, qua 3 tháng vừa rồi tỷ lệ tăng không đáng kể và nhiều mặt hàng bị giảm.
Thứ tư, rõ ràng cho đến bây giờ cũng chưa dự đoán nổi xu hướng, cho nên tính toán để cho phát triển sắp tới trong lĩnh vực nông nghiệp là rất khó khăn.
Thứ năm, phần lớn sản phẩm nông nghiệp là nguyên liệu của công nghiệp, mà công nghiệp đang bị đình trệ một cách nghiêm trọng.
Đấy là những cái chúng ta phải thấy được cái ảnh hưởng, tác động như thế để tính toán cho xu hướng sắp tới. Bên cạnh đó, cũng phải thấy trong khi một số ngành khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là du lịch, công nghiệp, rồi các dịch vụ, xây dựng... thì những sản phẩm thiết yếu không thể bỏ được nên chúng ta còn có cơ để cứu vãn.
Thực tế, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn tuy có bị ảnh hưởng nhưng không bị nặng lắm. Bà con vẫn ra đồng làm ruộng, chỉ giảm bớt tiếp xúc, làm việc này việc kia thôi và các nhu cầu sản xuất khác để phát triển vẫn giữ được nhịp độ tương đối bình thường.
Sản xuất nông nghiệp luôn phải đối mặt với các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thị trường. Vậy, theo ông, điều này có giúp ích gì chúng ta khi ứng phó các ảnh hưởng của dịch Covid-19?
- Nói chung, sản xuất nông nghiệp bao giờ cũng phải đối phó, chấp nhận với rủi ro. Rủi ro lớn nhất là thiên tai, dịch bệnh, rồi rủi ro với thị trường. Đối với dịch bệnh, lâu nay chúng ta đang nặng về rủi ro với gia súc, gia cầm và cây con, còn rủi ro dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng có, nhưng phải nói như dịch Covid-19 là lần đầu tiên.
Chúng ta đã trải qua nhiều dịch bệnh, ví dụ Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhưng nó không ảnh hưởng lớn như dịch Covid-19 bây giờ. Hay gần như Việt Nam năm nào trở mùa cũng bị dịch cúm. Dịch cúm ảnh hưởng rất lớn, nó còn nặng, phổ biến hơn chứ không phải như dịch Covid-19 tập trung ở thành phố, người từ nước ngoài vào...
Dù vậy, người Việt Nam tương đối có kinh nghiệm trong phòng chống virus, phòng chống các dịch này, trong đó vẫn cố gắng duy trì được sản xuất và lưu thông tương đối bình thường.
Ngay hồi xảy ra dịch SARS vào năm 2002 cho thấy, chúng ta vừa chống được dịch nhưng vẫn giữ được nhịp độ lao động, sản xuất. Đó là kinh nghiệm phải phát huy.
Nông nghiệp, nông dân có khả năng vượt khó
Hiện ngành sản xuất nông nghiệp Việt Nam có độ mở rất lớn, nhất là liên quan tới thị trường xuất khẩu. Qua đợt dịch này, ông đánh giá gì về câu chuyện hội nhập, xây dựng nội lực để có thể vượt qua biến động, nhất là biến động về dịch bệnh, thị trường hiện nay?
- Phải nói thị trường luôn biến động, nhưng dịch bệnh ảnh hưởng hơn rất nhiều. Thông qua dịch Covid-19 này để mình tính tới phương án lâu dài. Bởi, vừa rồi ách tắc lớn về tiêu thụ nông sản, nhất vẫn là thị trường Trung Quốc, xuất khẩu đường biên. Hợp đồng xuất khẩu không có thư tín dụng (LC) là rất lớn và bị ảnh hưởng nặng nề, còn những hợp đồng có LC thì ảnh hưởng không đáng kể.
Cho nên, phải xem lại chiến lược thị trường của chúng ta và trong đó cách làm ăn, nhất là trong kinh tế hội nhập phải làm ăn chủ yếu là con đường xuất nhập chính ngạch thì chúng ta khắc phục được cơ bản.
Chính vì vậy, chúng ta đang thực hiện quá trình tái cơ cấu lại sản phẩm, nhất là vừa rồi Chính phủ, Bộ NNPTNT đã đưa ra được danh mục những sản phẩm chủ lực của nông nghiệp. Đó là những sản phẩm vừa có vị trí rất lớn trong nước, nhưng lại vừa có vai trò rất lớn trong quan hệ xuất - nhập quốc tế. Chúng ta cần phải xem xét lại những mặt hàng này.
Thứ hai, phải bàn lại với các doanh nghiệp, rõ ràng trong quan hệ xuất - nhập khẩu phải kiên trì hướngxuất nhập - khẩu chính ngạch thì mới có bạn hàng dài hơi và cùng chia sẻ rủi ro được. Còn theo kiểu số lượng lớn mà cứ xuất khẩu tiểu ngạch thì kiểu gì chúng ta cũng sẽ lãnh hậu quả.
Thứ ba, khâu chế biến và bảo quản, chúng ta nói quá nhiều rồi. Nếu chúng ta làm tốt khâu bảo quản và chế biến, đây là điều kiện chúng ta có thể giãn được áp lực của thị trường. Bây giờ trước áp lực từ dịch Covid-19 càng thấy việc đó có vai trò lớn và cấp bách hơn.
Dù tác động, áp lực đối với ngành nông nghiệp và bà con nông dân là rất lớn nhưng kỳ vọng cho sức bật của ngành trong thời gian tới khi dịch bệnh lắng xuống rất cao. Ông có đánh giá gì về năng lực, khả năng phục hồi và chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam?
- Tôi tin rằng, sau dịch này, khả năng sức bật nhanh nhất vẫn là nông nghiệp, chắc chắn là như vậy. So với các lĩnh vực kinh tế khác thì khả năng có sức bật sẽ nhanh hơn là lĩnh vực nông nghiệp và du lịch.
Lĩnh vực nông nghiệp có khả năng bật dậy nhanh vì sao? Là vì rõ ràng đây là một khủng hoảng lớn trên thế giới chứ không phải riêng nước ta. Những nước thiếu kinh nghiệm trong ứng xử với loại dịch như thế này thì hậu quả càng nặng nề hơn... Trong khi đó, như tôi đã nói, khả năng vượt khó khăn, tự khắc phục khó khăn của người dân, doanh nghiệp Việt Nam rất lớn. Ngoài ra, tôi theo dõi mấy ngày hôm nay thấy giải pháp của Bộ trưởng NNPTNT đưa là tích cực và có thể khắc phục được.
Xin cảm ơn ông!
Khương Lực
Sau tăng trưởng âm do Covid-19, nông nghiệp sẽ bật dậy nhanh nhất Phóng viên Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp phát triển nông thôn Việt Nam về những tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 tới sản xuất nông nghiệp, nhất là khi lĩnh vực này tăng trưởng âm -1,17% cũng như kinh nghiệm và giải pháp ứng phó trong thời gian tới....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn

9 nạn nhân vụ lật xe khách ở Tam Đảo chuyển về Hà Nội, có bé chấn thương sọ não

Hà Nội: 3 người tử vong trong vụ cháy nhà tại ngõ nhỏ phố Định Công Hạ

Thêm vụ tai nạn ở Tam Đảo, tài xế ô tô cài nhầm số lùi húc bay hộ lan

Ảnh đẹp bắn đại bác tổng duyệt diễu binh 30.4 ở bến Bạch Đằng

38 học sinh ói, tiêu chảy ở trường Tuệ Đức là do ngộ độc thực phẩm

Nhiều tâm trạng ở Vạn Hạnh Mall sau 3 vụ nhảy lầu liên tiếp

Sự trùng hợp khó tin của 2 vụ tai nạn 4 người chết trên đường đèo Tam Đảo

Hai vợ chồng bị sét đánh thương vong khi đi làm rẫy

Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Hà Nội: Bé gái 5 tuổi bị chó nhà cắn liên tiếp vào đầu - mặt

Vụ nam sinh bị điện giật khi biểu diễn văn nghệ: Nhiều học sinh đã cảnh báo
Có thể bạn quan tâm

Liên bang Nga bác bỏ đề xuất Mỹ kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Thế giới
12:15:12 28/04/2025
Công an Vĩnh Long làm rõ thủ phạm vụ nổ súng bắn người rồi tự sát
Pháp luật
12:11:41 28/04/2025
Tử vi vui 12 cung hoàng đạo tuần 28/4 4/5: Ma Kết sung túc, Xử Nữ gánh nhiều việc, Cự Giải ảnh hưởng cảm xúc
Trắc nghiệm
12:09:59 28/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 31: Ông Chính bị đồng nghiệp Tuệ Minh từ chối
Phim việt
12:00:43 28/04/2025
Vì sao xe ô tô động cơ lai hybrid làm khách hàng Việt quan tâm
Ôtô
11:58:24 28/04/2025
Vụ bê bối lạm dụng gây chấn động: Ông trùm showbiz bị 90 phụ nữ vạch trần hành vi bệnh hoạn biến khách sạn thành "sân chơi tình dục"
Sao âu mỹ
11:53:56 28/04/2025
Yamaha TMAX560 2025 trình làng, thiết kế siêu 'ngầu' tích hợp loạt công nghệ hiện đại
Xe máy
11:51:41 28/04/2025
Chàng trai Gen Z và hành trình phục dựng gần 7.000 di ảnh liệt sĩ: Vì mỗi bức ảnh là một linh hồn, một cuộc đời, một phần máu thịt của Tổ quốc
Netizen
11:30:07 28/04/2025
McTominay rực sáng, Napoli chiếm ngôi đầu Serie A
Sao thể thao
11:11:12 28/04/2025
Đến 40 tuổi tôi mới biết 5 món này chính là "thủ phạm" khiến ví tiền hao hụt mà cuộc sống chẳng khá hơn!
Sáng tạo
11:10:33 28/04/2025