“Hậu” cổ phần hóa Bệnh viện Giao thông – Vận tải: Vẫn bất đồng quanh kiến nghị mua lại 10 triệu cổ phần
Việc xử lý kiến nghị Nhà nước mua lại hơn 10 triệu cổ phần Công ty CP Bệnh viện Giao thông – Vận tải của hai cổ đông lớn vẫn chưa tìm được một lối thoát khả dĩ.
Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối tại Công ty CP Bệnh viện Giao thông – Vận tải. Trong ảnh: Khu khám bệnh và điều trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Giao thông – Vận tải. Anh: Đức Thanh
Chưa có tiền lệ
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 2098/VPCP – ĐMDN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình liên quan đến việc điều chỉnh tăng vốn Nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện Giao thông – Vận tải (GTVT).
Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) để xem xét, thống nhất việc thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT sang SCIC, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Vào cuối tháng 11/2019, Bộ GTVT đã có Văn bản số 11266/BGTVT – QLDN báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành điều chỉnh tăng vốn điều lệ tại Công ty CP Bệnh viện GTVT và đề xuất xử lý kiến nghị nhà nước mua lại cổ phần của Công ty CP Tập đoàn T&T. Tại thời điểm này, Công ty CP Bệnh viện GTVT đã hoàn tất mọi thủ tục tăng vốn điều lệ, bao gồm việc tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần thứ nhất năm 2019 (ngày 4/9/2019) và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi lần 2 (ngày 25/9/2019).
Theo đó, Công ty CP Bệnh viện GTVT đã tăng vốn điều lệ từ 168 tỷ đồng lên 391,459 tỷ đồng từ việc hạch toán giá trị Dự án ODA tòa nhà Bệnh viện vào phần vốn Nhà nước.
Điều này dẫn tới việc, cổ đông Nhà nước từ chỗ chỉ nắm 32,73%, nay tăng lên 71,13% vốn điều lệ, trong khi đó, các nhà đầu tư khác dù vẫn giữ nguyên về số lượng tuyệt đối cổ phần, nhưng tỷ lệ nắm giữ đã giảm từ 67,27% xuống còn 28,87%.
Đây là lý do chính dẫn đến hàng loạt bất ổn trong hoạt động điều hành tại Công ty CP Bệnh viện GTVT trong suốt 2 năm trở lại đây.
“Tính đến thời điểm ngày 31/12/2018, tổng tài sản của Công ty CP Bệnh viện GTVT là 346 tỷ đồng, giảm 12% so với cuối năm 2017, trong khi nợ phải trả của Công ty CP Bệnh viện GTVT giảm mạnh từ 271 tỷ đồng xuống chỉ còn 33 tỷ đồng.”
Video đang HOT
Trên thực tế, cuộc “hôn phối” từng được đánh giá là rất đẹp giữa Công ty CP Bệnh viện GTVT và cổ đông chiến lược (Công ty CP Tập đoàn T&T) đã đi đến hồi kết từ tháng 5/2018, sau khi Văn phòng Chính phủ có Công văn số 157/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc thực hiện phương án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện GTVT. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT yêu cầu người đại diện vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT thực hiện giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước tại Công ty này sau khi điều chỉnh tăng vốn điều lệ tương ứng với phần tăng vốn nhà nước được xác định sau khi quyết toán Dự án ODA toà nhà Bệnh viện.
Trong khi đó, tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Phương án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện GTVT Trung ương đã nêu rõ: “Vốn điều lệ sẽ được điều chỉnh tăng phần vốn nhà nước tương ứng giá trị quyết toán Dự án ODA tòa nhà Bệnh viện, đồng thời, sẽ tiếp tục bán phần vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn điều lệ mà Nhà nước nắm giữ tại Công ty cổ phần Bệnh viện GTVT là 30%”. Các thông tin này một lần nữa được ghi rõ trong Bản công bố thông tin khi phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) Bệnh viện GTVT.
Được biết, 2 tháng sau khi có Thông báo số 157, Tập đoàn T&T đã liên tiếp gửi văn bản đề nghị các cơ quan chức năng và Bộ GTVT kiến nghị Nhà nước mua lại toàn bộ 8.640.000 cổ phần của Công ty CP Tập đoàn T&T với tổng số tiền 149 tỷ đồng (là số tiền nhà đầu tư đã thanh toán mua cổ phần) cùng với số tiền lãi phát sinh từ khoản tiền trên theo quy định Hợp đồng mua bán cổ phần. Bên cạnh đó, Tập đoàn T&T cho biết, sẽ không tham gia vào HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành của Công ty CP Bệnh viện GTVT ngay khi được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kiến nghị rút vốn đã đầu tư và nhận được số tiền thanh toán hoàn trả nêu trên. Trên thực tế, từ giữa năm 2018, Tập đoàn T&T đã rút khỏi mọi hoạt động điều hành và dừng triển khai các cam kết hỗ trợ tài chính, đầu tư đối với Bệnh viện GTVT.
Không chỉ Tập đoàn T&T, ông Nguyễn Chí Thành (cổ đông nắm giữ 1.352.000 cổ phần của Công ty CP Bệnh viện GTVT) cũng có đưa ra kiến nghị có nội dung tương tự Tập đoàn T&T.
Bộ GTVT cho biết, việc các nhà đầu tư nêu căn cứ Bên bán vi phạm cáo bạch thông tin để yêu cầu hoàn lại toàn bộ số tiền đã thanh toán là chưa có tiền lệ, chưa quy định để xử lý.
Trường hợp coi việc hoàn lại tiền mua cổ phần là thực hiện mua lại toàn bộ (hoặc một phần) số cổ phần của 2 nhà đầu tư nêu trên, phải xem xét, thực hiện thủ tục, trình tự, thẩm quyền theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Lệch quan điểm
Đây cũng chính là lý do mà tại Văn bản số 11266, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT sang SCIC, sau đó, SCIC tiếp tục xử lý kiến nghị mua lại cổ phần của các cổ đông.
Bộ GTVT xác nhận, nếu đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Công ty CP Bệnh viện GTVT (công ty cổ phần hình thành từ CPH đơn vị sự nghiệp công lập) sang SCIC phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Điều đáng nói là, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý về đề xuất nói trên của Bộ GTVT, cùng với việc nêu quan ngại về tình hình tài chính của Công ty CP Bệnh viện GTVT khi đơn vị này đã lỗ lũy kế hơn 122 tỷ đồng tính đến quý III/2019, SCIC cho rằng, bệnh viện không thuộc danh mục doanh nghiệp chuyển giao nên cần phải được sự chấp thuận của Thủ tướng.
Theo lãnh đạo SCIC, Bộ GTVT là cơ quan quyết định cổ phần hóa Bệnh viện GTVT và là một bên trong hợp đồng mua bán, do vậy, SCIC đề nghị Bộ GTVT tiếp tục chủ trì giải quyết việc mua lại cổ phần của nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư trúng giá và chuyển giao bổ sung số cổ phần này cho SCIC sau khi hoàn tất việc mua lại (nếu có).
Không chỉ mắc mớ ở việc cơ quan nào sẽ đứng ra chủ trì việc mua lại cổ phần, hiện các bộ, ngành cũng đưa ra quan điểm trái ngược với Bộ GTVT về cơ sở pháp lý đối với kiến nghị hoàn tiền của nhà đầu tư.
Cụ thể, Bộ Tài chính cho rằng, tại Điều 9, Hợp đồng mua bán cổ phần giữa Bộ GTVT và Tập đoàn T&T quy định, hợp đồng sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau, tùy thuộc vào trường hợp nào đến trước: bên bán có nghĩa vụ ngừng thực hiện việc cổ phần hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; khi có thỏa thuận giữa 2 bên về việc chấm dứt hợp đồng; khi việc cổ phần hóa không hoàn thành.
Căn cứ thực tế, cổ phần hóa Bệnh viện GTVT đã hoàn thành và Công ty CP Bệnh viện GTVT đang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Vì vậy, Bộ Tài chính cho rằng, việc 2 nhà đầu tư tư nhân đề nghị hoàn tiền theo các quy định hợp đồng mua bán là chưa phù hợp.
“Bộ GTVT cần làm rõ cơ sở pháp lý của việc kiến nghị Nhà nước hoàn lại tiền đã mua cổ phần của Bệnh viện GTVT của các nhà đầu tư để đề xuất phương án, báo cáo Thủ tướng bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật”, Bộ Tài chính nêu quan điểm.
Bảo Như
SCIC đưa 45 triệu cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng ra đấu giá trọn lô
Giá khởi điểm trọn lô cổ phần lên đến 1.170 tỷ đồng.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo đưa 45 triệu cổ phần của CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán HND) ra đấu giá trọn lô.
Số cổ phần SCIC đưa ra đấu giá chiếm 9% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của Nhiệt điện Hải Phòng. Đây cũng là toàn bộ số cổ phần tại Nhiệt điện Hải Phòng do SCIC sở hữu.
Giá khởi điểm 26.000 đồng/cổ phần, tương ứng giá khởi điểm cả lô cổ phần lên đến 1.170 tỷ đồng. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 14h30ph ngày 22/4/2020.
Đáng chú ý, trên thị trường hiện cổ phiếu HND của Nhiệt điện Hải Phòng đang giao dịch quanh mức 14.100 đồng/cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với giá khởi điểm mà SCIC mang ra đấu giá.
Bên cạnh đó, nếu xét thêm về diễn biến giá, trong nhiều năm trở lại đây cổ phiếu HND đều duy trì giao dịch giá thấp với phần lớn là dưới mệnh giá. Chỉ giai đoạn tháng 2/2020 bất ngờ tăng mạnh nhưng cũng chỉ lên cao nhất xấp xỉ 18.000 đồng/cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu HND trong 1 năm gần đây.
Về cơ cấu cổ đông, tính đến 14/10/2019 Nhiệt điện Hải Phòng có 4 cổ đông lớn sở hữu đến 93,18% vốn điều lệ công ty. Trong đó ngoài SCIC còn có Tổng công ty phát điện 2 (51%), CTCP Nhiệt điện Phả Lại (25,97%) và Tổng công ty điện lực TKV - CTCP (7,21%).
Kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2019 đạt 11.301 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2018 còn lợi nhuận sau thuế tăng vọt 176% lên gần 1.173 tỷ đồng. EPS đạt 2.345 đồng.
Mai Nguyễn
Công ty thành viên SCIC đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu FPT SIC là thành viên thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC). Vào đầu năm 2019, SIC từng bán hết cổ phiếu FPT. Trong khi đó, SCIC đang nắm giữ hơn 40 triệu cổ phiếu FPT và có một chân trong HĐQT FPT. Công ty TNHH MTV Đầu tư SCIC (SIC) vừa ra thông báo đăng ký mua...