Hậu chào sàn, cổ phiếu CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội (HSP) đóng băng thanh khoản
Sau khi bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt 350 triệu đồng do chậm đăng ký giao dịch chứng khoán, cuối tháng 3/2020, CTCP Sơn tổng hợp Hà Nội (HSP), đơn vị sở hữu thương hiệu Sơn Đại Bàng đã đưa hơn 12 triệu cổ phiếu lên sàn UPCoM. Nhưng sau khi lên sàn, hầu hết các phiên cổ phiếu này không có giao dịch.
Lên sàn hơn 1 tháng, chỉ có 2 phiên phát sinh giao dịch
Chào sàn UPCoM ngày 30/3 với giá tham chiếu 17.200 đồng/cổ phiếu, cho đến ngày 12/5, cổ phiếu HSP chỉ có 2 phiên phát sinh giao dịch. Theo đó, chốt phiên 6/5, chỉ với 500 cổ phiếu được khớp lệnh, thị giá cổ phiếu HSP lao dốc tới 18,6%, còn 14.000 đồng/cổ phiếu.
Phiên liền sau đó, ngày 7/5, cổ phiếu HSP lấy lại được 7,14% giá trị khi đóng cửa ở mức 15.000 đồng/cổ phiếu, với 6.900 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công. Sau phiên này, HSP trở lại trạng thái “đóng băng” thanh khoản như suốt hơn 1 tháng trước đó.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Đầu tư Chứng khoán do đâu cổ phiếu HSP không có thanh khoản kéo dài, liệu có điều gì bất thường từ phía các cổ đông, hay trong hoạt động của Công ty không, ông Nguyễn Ngọc Anh, Tổng giám đốc, Người đại diện trước pháp luật của HSP cho hay: “Diễn biến giao dịch cổ phiếu HSP do thị trường quyết định. Bản thân tôi và Công ty không nắm bắt được chi tiết. Chúng tôi chỉ tập trung sản xuất – kinh doanh, lo tồn tại được trong lúc khó khăn này đã, chứ không để ý nhiều đến mua bán cổ phiếu trên sàn. Tình hình kinh doanh khó khăn do tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, nên hiện Công ty phải sát sao theo dõi doanh thu theo ngày, chứ không phải theo tuần, tháng như trước đây. Có thể do cổ đông lớn đang nắm giữ đa phần cổ phiếu, trong khi không muốn bán ra nên không ghi nhận giao dịch”.
Theo bản cáo bạch chào sàn, hai cổ đông lớn đang nắm giữ tổng cộng 44,06% vốn tại Công ty.
Ông Ngọc Anh cũng lý giải về nguyên nhân chậm đưa cổ phiếu lên sàn, dẫn tới bị xử phạt trước đây. Đó là, việc hoàn tất các thủ tục, hồ sơ đưa cổ phiếu lên sàn mất thời gian, cộng với Công ty chưa nắm vững quy định.
Việc cổ phiếu HSP hầu như không phát sinh giao dịch bán mua ngoài lý do như lãnh đạo Công ty chia sẻ có lẽ nằm ở các chỉ số cơ bản của cổ phiếu này.
Video đang HOT
Với quy mô vốn điều lệ 120,27 tỷ đồng, năm 2019, Công ty chỉ ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế 8,3 tỷ đồng, tương ứng thu nhập trên mỗi cổ phần hơn 600 đồng.
Hiệu quả kinh doanh của Công ty cũng đi xuống mạnh so với năm 2018, khi năm này Công ty ghi nhận 15,15 tỷ đồng lợi nhuận ròng.
Bản cáo bạch chào sàn UPCoM của Công ty đã viết: “Năm 2019, hoạt động kinh doanh của Công ty gặp nhiều biến động do thị trường sơn có nhiều sự cạnh tranh, các sản phẩm thay thế sơn ngày càng phát triển về cả chất lượng và quy mô. Ngành sơn ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn với nhiều đơn vị đến từ các thương hiệu sơn trong và ngoài nước khiến thị phần kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng”.
Loay hoay gượng dậy sau dịch bệnh
Có thể tình trạng cổ phiếu HSP kém thanh khoản sẽ còn tiếp diễn, khi mà hiệu quả kinh doanh của Công ty đang đi xuống do tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, nên không dễ thu hút nhà đầu tư quan tâm.
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, Công ty ghi nhận 117 tỷ đồng doanh thu, 1,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đáng kể so với lần lượt các chỉ tiêu đạt được trong cùng kỳ năm trước là 128,6 tỷ đồng và 2,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lãnh đạo HSP cho biết, quý I/2020 chưa phản ánh nhiều những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty.
“Tuy chưa chốt con số cuối cùng, nhưng ước doanh thu trong tháng 4 vừa qua sụt giảm tới hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, do hệ quả của Công ty phải đóng cửa hoạt động 15 ngày, cộng với hệ thống đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm của HSP trên toàn quốc cũng phải tạm ngừng kinh doanh trong thời gian qua…”, ông Ngọc Anh cho hay.
Kế hoạch kinh doanh năm nay vừa được Đại hội đồng cổ đông HSP thông qua với 450 tỷ đồng doanh thu, 10 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm so với các chỉ tiêu đạt được trong năm ngoái lần lượt là 514 tỷ đồng và 10,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đại diện HSP cho biết, lúc xây dựng kế hoạch này, Hội đồng quản trị chưa lường được những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh đến hoạt động của Công ty.
“Chúng tôi cố gắng thực hiện các mục tiêu kinh doanh đề ra, nhưng tới đây nếu tình trạng khó khăn không được cải thiện, chúng tôi sẽ đề xuất Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp…”, Tổng giám đốc HSP nói.
Ông Ngọc Anh nhấn mạnh, chỉ khi người dân sớm quay lại nhịp sống như trước khi có dịch, tiêu thụ hàng tốt thì Công ty mới có cơ may thoát khỏi khó khăn hiện tại.
Loạt biến động cổ đông lớn của VCP trước ý định niêm yết cổ phiếu
Vinaconex đăng ký thoái toàn bộ 16 triệu cổ phiếu VCP của Vinaconex Power trong khoảng thời gian 19/2 đến 18/3.
Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) đăng ký thoái toàn bộ phần vốn tại CTCP Đầu Tư Xây dựng và Phát triển Năng Lượng Vinaconex (Vinaconex Power, UPCoM: VCP).
Hiện tại, Vinaconex đang nắm giữ gần 16 triệu cp VCP, tương ứng sở hữu 28% vốn. Dự kiến trong thời gian từ 19/2 đến 18/3, Vinaconex sẽ thoái toàn bộ số cổ phần trên thông qua hình thức thoả thuận và khớp lệnh nhằm cơ cấu lại khoản đầu tư.
Với mức giá 55.500 đồng/cp trên thị trường của VCP (kết phiên sáng ngày 18/2), ước tính Vinaconex sẽ thu về hơn 886 tỷ đồng sau khi thoái sạch vốn tại Công ty này.
Trước Vinaconex, tại Vinaconex Power cũng đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn như Quỹ đầu tư cơ hội PVI (Quỹ đóng của Công ty quản lý quỹ PVI - PVIAM) đã nâng tỷ lệ sở hữu tại VCP lên 24,4% (tương ứng 13,9 triệu cp) hay Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus Stones đã mua 44.000 cp VCP, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu lên 5% và trở thành cổ đông lớn của Công ty này vào đầu tháng 12/2019.
Chiều ngược lại, Đầu tư Châu Á Thống Nhất bán ra 3,9 triệu cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn từ ngày 10/2. Mới đây, Đầu tư VSD đăng ký thoái 6,2 triệu cổ phiếu tương đương 10,9% vốn, từ ngày 17/2 đến 17/3.
Vinaconex Power sẽ đưa cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.
Về Vinaconex Power, Công ty được thành lập vào năm 2010, chuyên đầu tư xây dựng các dự án thủy điện, sản xuất và kinh doanh điện. Đến giữa tháng 12/2016, cổ phiếu VCP của Công ty chính thức được giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 17.000 đồng/cp.
Từ đó đến nay, cổ phiếu VCP vẫn đang trong đà tăng dài hạn, hiện đã tăng gần 375% kể từ khi lên UPCoM. Đặc biệt, từ đầu tháng 11/2019, cổ phiếu VCP tăng hơn 70%, từ mức 38.000 đồng/cp đến 65.000 đồng/cp; cùng với thanh khoản được cải thiện đáng kể.
Trong tài liệu Đại hội đồng cổ đông bất thường sẽ được diễn ra trong thời gian tới, Vinaconex Power đang xin ý kiến cổ đông việc niêm yết cổ phiếu VCP trên Sở Giao dịch Chứng khoán (HoSE hoặc HNX). Số lượng cổ phiếu dự kiến niêm yết là gần 57 triệu cổ phiếu, thời gian dự kiến niêm yết chính thức tại sàn vào khoảng quý 2 hoặc quý 3 năm 2020.
Phía Vinaconex Power cho biết, đợt niêm yết trên sàn giao dịch lần này được kỳ vọng giúp cổ phiếu VCP tiếp cận tốt hơn với thị trường vốn, tăng tính thanh khoản và nâng cao thương hiệu cho cổ phiếu.
Kết thúc năm 2019, Vinaconex Power ghi nhận doanh thu 492 tỷ đồng, giảm 4% so với năm trước đó và thực hiện 81% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 232 tỷ đồng, giảm 2% và thực hiện 94% kế hoạch.
Anh Nhi
Theo vietnamdaily.net.vn
Bất ngờ: Con trai bầu Hiển tính chi hơn 250 tỷ đồng để trở thành cổ đông SHB Việc vợ và các con trai của bầu Hiển không hề nắm cổ phần tại SHB đã khiến công chúng băn khoăn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi khi con trai thứ hai của Chủ tịch SHB vừa đăng ký mua vào gần 36 triệu cổ phiếu ngân hàng. Bất chấp số lượng mã giảm...