Hậu Brexit, Anh ‘tự hào’ bỏ ‘thuế băng vệ sinh’
Anh chính thức bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% đối với các sản phẩm dành riêng cho phụ nữ khi đến chu kỳ, còn được gọi là “thuế băng vệ sinh”.
Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ ở Anh đã được miễn thuế . ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Theo CNN, quy định áp dụng từ ngày 1.1 và chính phủ Anh cho hay thay đổi này được áp dụng vào cuối thời kỳ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), và không bị ràng buộc bởi luật pháp của EU bắt buộc áp thuế VAT đối với các sản phẩm như băng vệ sinh.
“Tôi tự hào rằng ngày nay chúng ta đã thực thi được lời hứa loại bỏ thuế băng vệ sinh. Các sản phẩm vệ sinh đó là thiết yếu nên việc không áp thuế VAT là điều đúng đắn”, theo Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak.
Các nhà vận động trước đó trong nhiều năm liền đã kêu gọi hủy bỏ thuế suất này vì cho rằng điều đó “lạc hậu” và “phân biệt giới tính”.
“Thật là một chặng đường dài để đến được đây, nhưng sau cùng thuế suất phân biệt giới tính và xem các sản phẩm vệ sinh là xa xỉ, không thiết yếu đã có thể đi vào sử sách”, theo bà Felicia Willow đứng đầu tổ chức Fawcett Society, tổ chức lâu đời nhất ở Anh hoạt động vì quyền phụ nữ và bình đẳng giới.
Đồng hồ Big Ben ngân vang, nước Anh bước vào tương lai hậu Brexit
Vào tháng 11.2020, Scotland trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép tiếp cận miễn phí các sản phẩm vệ sinh phụ nữ tại các cơ sở công cộng.
Trên thế giới, chỉ có vài nước không áp thuế đối với nhóm sản phẩm này, gồm Canada, Ấn Độ, Úc, Kenya và nhiều bang ở Mỹ. Năm ngoái, Đức bỏ phiếu giảm thuế đối với băng vệ sinh phụ nữ sau khi xem đó là nhóm hàng thiết yếu chứ không phải xa xỉ.
Anh rời EU
Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào đêm 31/12 sau gần nửa thập kỷ gắn bó và sau 4 năm rưỡi trưng cầu dân ý rời khối.
Brexit, chủ đề chính trị được quan tâm nhất ở Anh và EU kể từ năm 2016, đã chính thức trở thành hiện thực khi đồng hồ Big Ben ở thủ đô London điểm 23h ngày 31/12 (6h sáng 1/1 giờ Hà Nội), thời điểm nước Anh và thế giới chuẩn bị bước sang năm 2021.
Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn dắt "cuộc ly hôn" với EU, đã mô tả đây như một "thời khắc tuyệt vời" đối với nước Anh và đưa ra viễn cảnh đầy lạc quan của ông về một "nước Anh toàn cầu" không bị bó buộc bởi các quy tắc được thiết lập ở Brussels.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại văn phòng ở số 10 Phố Downing, London hôm 30/12. Ảnh: Reuters.
Ông tuyên bố Anh thời hậu Brexit sẽ là một quốc gia "cởi mở, hào phóng, phatr triển hướng ngoại, theo chủ nghĩa quốc tế và tự do thương mại".
"Chúng ta nắm quyền tự do trong tay và việc tận dụng tối đa nó như thế nào phụ thuộc vào chính chúng ta", Thủ tướng Johnson nói.
Về mặt pháp lý, Anh đã rời EU từ 31/1/2020, nhưng đã có một số vướng mắc trong các cuộc đàm phán để đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do với Brussels. Thỏa thuận này cuối cùng đã được thống nhất vào đêm Giáng sinh vừa qua.
Khi quá trình "ly hôn" đã hoàn tất, các quy tắc của EU hiện không còn được áp dụng với Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt đi lại tự do của hơn 500 triệu người giữa Anh và các quốc gia EU.
Brexit chính thức diễn ra đánh dấu Anh là quốc gia đầu tiên rời khối kinh tế chính trị được thành lập khi lục địa này được tái thiết sau Thế chiến II.
Cựu cố vấn tố Trump 'câu giờ' Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Bolton chỉ trích Trump tiếp tục thách thức kết quả bầu cử và cho rằng ông đang cố câu kéo thời gian. "Tôi nghĩ ông ấy đang kéo dài thời gian càng lâu càng tốt, với hy vọng rằng điều gì đó sẽ xảy ra", cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton...