‘Hậu’ bầu Kiên, Vietbank giảm lãi 62%, nợ khả năng mất vốn tăng 29%
Vietbank lãi sau thuế gần 72 tỷ đồng trong 3 tháng cuối năm 2018, giảm 62% so cùng kỳ, trong khi đó nợ có khả năng mất vốn tăng 29% trong cả năm.
Nơ co kha năng mât vôn của Vietbank tăng 29% trong năm 2018.
Tuy nhiên, các hoạt động kinh doanh khác cho kết quả không đồng nhất. Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 9% đạt hơn 15 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm đến 92% chỉ còn hơn 1,4 tỷ đồng, riê ng trong quý 4 hoạt động này lỗ gần 18,5 tỷ đồng.
Ngược lại, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng 4,4 lần đạt hơn 189 tỷ đồng. Riêng hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh không phát sinh. Một số hoạt động khác lãi 103,2 tỷ đồng, giảm 31,2%.
Do chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tăng cao, lần lượt đạt 879,3 tỷ đồng và 73 tỷ đồng khiến tổng lợi nhuận trước và sau thuế của Vietbank chỉ còn hơn 401 tỷ đồng và gần 320 tỷ đồng, tăng lần lượt 53% và 22% so với năm trước.
Tuy nhiên, riêng trong quý 4, lợi nhuận trước và sau thuế của Vietbank lại giảm 47% và 62% so với cùng kỳ, chỉ đạt gần 100 tỷ đồng và gần 72 tỷ đồng.
Video đang HOT
Vẫn theo báo cáo, năm 2018, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Vietbank giảm gần 84% so với năm trước, chỉ còn gần 185 tỷ đồng. Trong khi đó, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư là số âm.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay trong năm của Vietbank giảm nhẹ còn 1,25% so với mức 1,35% hồi đầu năm. Tuy nhiên, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn tăng 35% và 29%.
Hiện tổng tài sản của Vietbank đạt gần 51.715 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tăng lần lượt 27% và 24% so với cùng kỳ, đạt 39.856 tỷ đồng và 35.495 tỷ đồng.
Trước đó, Vietbank cho biết ông Nguyễn Đức Kiên (người thường được biết đến với biệt danh bâu Kiên) đã bán 6,6 triệu cổ phiếu (tương đương 2.035% vốn điều lệ) Vietbank từ ngày 06/12/2018 – 06/01/2019. Trước khi giao dịch, ông Kiên nắm giữ hơn 6,6 triệu cổ phiếu. Hiện ông Kiên không còn nắm giữ cổ phiếu nào tại Vietbank.
Theo VTC
Ngân hàng nhỏ "ung dung" cán đích lợi nhuận
Kết thúc 9 tháng đầu năm, không ít nhà băng nhỏ cho biết đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm, thậm chí vượt kế hoạch.
Với lợi nhuận trước thuế quý III/2018 và lũy kế 9 tháng lần lượt đạt 85 tỷ đồng và 143 tỷ đồng, tương ứng gấp 3,7 lần và 3,9 lần so với cùng kỳ năm ngoái, Ngân hàng Bản Việt đã sớm hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận ở mức khá khiêm tốn (80 tỷ đồng) đặt ra cho năm nay.
Đến cuối tháng 9/2018, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 43.980 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 27.193 tỷ đồng, tăng 8%.
Nam A Bank cho biết, cùng với chuyển biến tích cực của thị trường, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng trong 9 tháng đầu năm nay đã tăng hơn 12 lần so với cùng kỳ năm trước và là ngân hàng đầu tiên hoàn thành sớm kế hoạch năm 2018 ở mức 320 tỷ đồng.
Nam A Bank cũng vừa chốt danh sách cổ đông để đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường UPCoM trước khi niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của VietBank trong quý III tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2017. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Ngân hàng có lợi nhuận trước thuế đạt 301,6 tỷ đồng, gấp 4 lần cùng kỳ năm 2017, vượt chỉ tiêu đặt ra cho cả năm nay.
Trước đó, vào đầu năm 2018, thận trọng trước diễn biến thị trường, HĐQT Ngân hàng VietBank đã đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức gần 100 tỷ đồng, nhưng mục tiêu phấn đấu đạt 300 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017.
Tuy nhiên, kết thúc quý I/2018, VietBank đã đạt 80 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và cán mốc trên 200 tỷ đồng sau nửa đầu năm. Đây cũng là lý do giúp Ngân hàng sớm hoàn tất chỉ tiêu lợi nhuận đưa ra cả năm 2018.
Về kế hoạch niêm yết, trước mắt, VietBank sẽ tăng vốn điều lệ đợt 1 với mức tăng là 500 tỷ đồng và đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM. Chậm nhất vào năm 2020, Ngân hàng sẽ niêm yết trên sàn HOSE. Tuy nhiên, kế hoạch lên UPCoM vẫn chưa được VietBank triển khai.
Kết quả hoạt động 9 tháng đầu năm nay đã phần nào phản ánh bức tranh tươi màu đối với lĩnh vực ngân hàng, nhất là các nhà băng nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính nhận định, so với mức vốn điều lệ thì chỉ tiêu lợi nhuận các ngân hàng đưa ra còn khá khiêm tốn, vì vậy việc sớm về đích không quá bất ngờ.
Giám đốc khối nghiên cứu của một quỹ đầu tư nước ngoài cho biết, hoạt động của ngành ngân hàng đã có sự hồi phục về lợi nhuận, chất lượng tài sản. Điều này được phản ánh rõ nét tại kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm nay.
Đáng chú ý, giai đoạn cuối năm mới là "cao điểm" của ngành ngân hàng, nên hoàn toàn có thể kỳ vọng các nhà băng đạt được những kết quả ấn tượng hơn nữa. Tuy nhiên, không loại trừ một số ngân hàng nhỏ, yếu kém khó có thể phục hồi, dù thời gian có kéo dài đến năm 2020.
Trong đó, đáng chú ý là trường hợp của Saigonbank. 9 tháng năm 2018, nhà băng này báo lãi trước thuế 122 tỷ đồng, giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, lợi nhuận trước thuế quý III chỉ đạt hơn 10 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ. Nguyên nhân một phần do thu nhập lãi thuần giảm 4,7%, chỉ đạt 482 tỷ đồng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng hơn 2 lần, lên 158 tỷ đồng. Chưa kể, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9 âm 2,2% và tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.
Cụ thể, tới cuối tháng 9, nợ xấu tại Saigonbank là 885 tỷ đồng, tăng 110% so với đầu năm, chiếm 6,4% tổng dư nợ cho vay khách hàng so với 3% vào thời điểm đầu năm. Trong bối cảnh này, lãnh đạo Saigonbank cho biết, tỷ lệ nợ xấu cao là kết quả tạm thời của việc Saigonbank đang cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nợ có khả năng mất vốn nhiều ngân hàng tăng mạnh Công bố tài chính mới nhất của các ngân hàng quy mô lớn và trung bình tại Việt Nam cho thấy, nợ xấu của các nhà băng này có xu hướng tăng trong 9 tháng đầu năm. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 và 9 tháng đầu năm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV,...