Hậu bầu Kiên Hơn 7.400 tỷ đồng của ACB ‘mắc kẹt’
Số dư nợ của 6 công ty liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên tại ACB còn tới 7.416 tỷ đồng.
Khoản dư nợ chính của 6 công ty liên quan tới bầu Kiên tại ACB hơn 7.000 tỷ đồng.
Từ tháng 9/2012, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện thanh tra toàn diện về vấn đề này song chưa công bố kết luận.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) đã được kiểm toán, trong nợ gần chú ý của ACB năm ngoái đã lên đến 5.421,1 tỷ đồng, con số này gấp 17 lần năm 2011.
Nhóm nợ này bao gồm 3.511,5 tỷ đồng cho vay đối với 6 công ty do ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là Thành viên HĐQT (gọi tắt là nhóm 6 công ty).
Trong số này, ACB cho hay, 1 công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ tháng 8/2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ. Các cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dư giữa ACB với các công ty này.
Tại phần lưu ý của kiểm toán, PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành thanh tra toàn diện hoạt động của ACB từ tháng 9/2012.
“Chúng tôi hiểu rằng, một trong các mục tiêu chính của cuộc thanh tra này là nhằm điều tra số dư của ngân hàng với 6 công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên” – theo PwC.
Theo đó, tại ngày 31/12/2012 và tại ngày phê duyệt báo cáo tài chính hợp nhất này, ngân hàng chưa được thông báo về kết quả của cuộc thanh tra. Do vậy, kết luận của cuộc thanh tra và ảnh hưởng của kết luận (nếu có) đã không được phản ánh trong báo cáo tài chính hợp nhất này.
Thuyết minh tài chính của ACB cũng hé lộ, ngoài các khoản cho vay, ngân hàng còn có số dư đầu tư vào chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn và các khoản phải thu khác với những công ty này.
Trong đó, khoản dư đầu tư vào chứng khoán là 2.450 tỷ đồng với lãi suất từ 5,29-14,85%/năm, đáo hạn đến năm 2018 và 2020.
Video đang HOT
Tổng cộng, tại ngày 31/12/2012, số dư đã lên tới 7.128,3 tỷ đồng. Ngân hàng phải dự phòng cụ thể 171,87 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, BCTC của ACB cũng lưu ý khoản lãi phải thu từ trái phiếu do 3 trong số 6 công ty phát hành đến hạn trong tháng 11/2012 và tháng 3/2013 với tổng số tiền là 287,66 tỷ đồng. Tuy nhiên, ACB đã gia hạn thời hạn trả các khoản này đến năm 2015 và năm 2018. Dự phòng trích lập 14,75 tỷ đồng.
Như vậy, tổng dư nợ của 6 công ty này tại ACB phải là 7.415,98 tỷ đồng.
Nắm tài sản thế chấp gần 7.123 tỷ đồng
Cuối năm 2012, sau khi nhóm 6 công ty này bầu ra Ban lãnh đạo mới, người đại diện pháp luật mới và hoạt động đi vào ổn định, ACB đã ký thỏa thuận với 5 trong số 6 công ty này, yêu cầu mọi giao dịch tài chính, giao dịch thanh toán, nhận thanh toán của các công ty này phải thực hiện thông qua tài khoản mở tại ACB.
Thỏa thuận cũng quy định, ACB có quyền yêu cầu các công ty bán, chuyển nhượng tài sản đảm bảo khi giá trị tài sản đảm bảo tại thời điểm chuyển nhượng cao hơn tại thời điểm thế chấp.
Ngoài ra, thu nhập từ danh mục đầu tư của các công ty, bao gồm cả những khoản đầu tư không thể thế chấp tại ACB sẽ được dùng để thanh toán nghĩa vụ nợ với ACB.
Thỏa thuận với công ty thứ 6 được ký ngày 5/3/2012 cũng có các điều khoản tương tự.
Tổng cộng, đến 31/12/2012, khối tài sản thế chấp mà ACB đang nắm giữ để đảm bảo cho số dư với 6 công ty này đạt 7.122,8 tỷ đồng.
Theo xahoi
Những công trình "đình đám" của đại gia Việt
Xây dựng công trình Đại Nam trị giá hàng nghìn tỷ, làm nhà thờ danh nhân trị giá hàng trăm tỷ đồng... là cách một số doanh nhân Việt thể hiện mình.
Nổi đình nổi đám nhất và tự nhận là tạo một công trình để đời, có lẽ là ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng Lò Vôi) với khu Đại Nam Quốc tự được đầu tư tới 3.000 tỷ đồng. Ông từng là một doanh nhân nổi tiếng ở tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương), khi quyết định đầu tư xây dựng các khu công nghiệp như Bình Đường, Sóng Thần. Giờ đây, con người ấy đã dành cả khoảng đời còn lại của mình cho một công trình tầm cỡ ở tỉnh Bình Dương: khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.
Với 450 ha, khu du lịch là chuỗi các đình, đền, tường thành, núi non, sông nước, biển nhân tạo, vườn thú... được xây dựng trải dài gần 20 km. Đặc biệt là đền thờ Đại Nam - điểm nhấn của cả khu Đại Nam, cùng hệ thống tường thành dài 13 km, được thiết kế với nhiều tượng, phù điêu dát vàng, tái hiện lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam. Hạng mục nào tại Đại Nam cũng hướng về cội nguồn, gợi nhớ đến công ơn tổ tiên.
Đại Nam Quốc tự khi về đêm.
Giải thích cho việc đầu tư công trình này, ông Dũng nói, đó là một công trình tâm huyết, máu thịt mà ông mong muốn để lại cho đời. Quả thật, trong con mắt của nhà kinh doanh, nếu tính toán thì sẽ không ai đầu tư xây dựng khu du lịch kiểu như vậy. Với hơn 450 ha đất, nếu xây khu đô thị hoặc phân lô ra bán thì sẽ ra bao nhiêu tiền của, trong khi xây khu du lịch, tốn kém hàng ngàn tỷ đồng, nhưng lại lượm bạc lẻ.
"Lấy vật chất làm của, của sẽ rời xa ta. Lấy phúc đức làm của, của theo ta vạn đời", ông Dũng chiêm nghiệm. Để đảm bảo dự án được để đời, ông Dũng cho biết sẽ làm di chúc cho con cháu không được mang khu Đại Nam ra thế chấp ngân hàng, không được bán buôn như bất động sản... Con cháu chỉ được thừa kế, tôn tạo, tu bổ công trình này.
Nếu Đại Nam Văn Hiến là công trình hướng về cội nguồn và để đời của ông Dũng thì Bitexco Financial Tower cũng có thể được gọi là công trình để đời của ông Vũ Quang Hội, Chủ tịch tập đoàn Bitexco.
Với 68 tầng, tổng vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng, tòa tháp Bitexco được lấy cảm hứng thiết kế từ hình ảnh búp sen, thể hiện văn hóa truyền thống của Việt Nam, khát vọng vươn lên của dân tộc và là biểu tượng cho một Việt Nam mới đầy năng động.
Và thực tế, năm ngoái, Bitexco là 1 trong 20 tòa nhà chọc trời biểu tượng nhất thế giới do CNNGo - website về du lịch và phong cách sống - phối hợp với kiến trúc sư Eugene Kohn, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Công ty Kohn Pedersen Fox Associates KFP, bình chọn.
Cho dù công trình cao 262 m này không còn là tòa nhà cao nhất Việt Nam và hiệu quả kinh doanh không cao (vì diện tích cho thuê thấp hơn 30% so với các tòa nhà vuông thành sắc cạnh khác), ông Hội cũng có thể tự hào rằng đã thực hiện được một công trình có tính biểu tượng cho sức mạnh và ý chí của người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Và nhà thờ trăm tỷ
Trong khi một số người giàu tính chuyện để đời bằng những công trình hoành tráng ngàn tỷ thì cũng có một bộ phận người giàu "ít hơn" chọn cách để lại dấu ấn nhỏ hơn. Và câu chuyện xây nhà từ đường hay nhà thờ họ là khá phổ biến ở Việt Nam.
Doanh nhân Trần Văn Sen, Chủ tịch công ty sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu Hương Sen, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu bia Đại Việt, chẳng hạn, đã bỏ tiền tỷ, mua lại gần 10 ha đất làng Mẹo, ngôi làng được mệnh danh là làng tỷ phú ở tỉnh Thái Bình, giá đất ở đây đắt không kém thủ đô Hà Nội, để xây dựng đền thờ Đức Hoằng Nghị Đại vương.
Trần Hoằng Nghị là phụ thân của Trần Thủ Độ, nhà chính trị xuất sắc đã đặt Trần Cảnh, 8 tuổi lên ngai vàng, sáng lập triều Trần, một trong những vương triều hùng mạnh nhất lịch sử phong kiến Việt Nam, vang danh với chiến tích 3 lần đánh quân Nguyên Mông. Hoằng Nghị Đại vương là người đã đứng ra vận động nhân dân khai canh lập ấp, phát triển nông nghiệp, đắp đê phòng lụt, đào sông chống hạn, dạy dân cấy lúa, trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa, mở chợ buôn bán thông thương với kinh đô Thăng Long, giúp trấn Nam Sơn Hạ xưa trở thành vùng đất trù phú. Khi qua đời, ông được nhân dân lập đền thờ, tôn là Thành hoàng.
Đây được đánh giá là lăng mộ thuộc loại lớn nhất Việt Nam. Móng lăng ăn sâu xuống lòng đất 4,2 m, được đổ bê-tông kín đặc tạo thành tầng hầm rất rộng, chứa mộ phần của Đức Hoằng Nghị Đại vương. Trên mặt đất, lăng có 3 tầng, 6 mái, cao 41 m. Các chi tiết trong mộ khá cầu kỳ, phủ màu vàng và đỏ. Đặc biệt, nơi đây còn có tượng các vua quan đời Trần bằng đồng nguyên chất, ngoài phủ vàng. Trên trần các tầng đều có chữ Phúc.
Nếu như họ Trần có doanh nhân Trần Văn Sen đứng ra gánh vác trách nhiệm xây lăng mộ cho tổ tiên thì Họ Đặng có ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ánh Dương. Ông Thành đã tài trợ khoảng 50 tỷ đồng để xây dựng Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ tại Long Hưng A, Lấp Vò, Đồng Tháp. Gỗ dùng xây dựng nhà thờ này đa phần là gỗ quý, chủ yếu là gỗ lim. Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ có 1 nhà thờ chính và 1 nhà thờ phụ: "Nam Phương Linh Từ" là nơi thờ các danh nhân lịch sử, anh hùng dân tộc, người có công với nước, với miền đất phương Nam; "Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ" nhỏ hơn, là nơi thờ phụng tổ tiên dòng tộc họ Đặng.
Một người giàu khác, vốn nổi đình nổi đám trong thời gian qua bởi vụ thâu tóm ngân hàng Sacombank là Trầm Bê, lại có kiểu để đời theo một cách khác. Năm 2004, gia đình ông đã phát tâm phục chế và cải tạo chùa Vàm Ray với tổng chi phí gần 60 tỷ đồng. Ông Trầm Bê là người theo Phật giáo Nam tông Khơ-me.
Chùa Vàm Ray do ông Trầm Bê hiến tiền xây dựng.
Cách cửa biển Định An khoảng 7 km về hướng Trà Vinh, chùa Vàm Ray tọa lạc ở ấp Vàm Ray, xã Hàm Tân, Huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chùa được chính thức khánh thành vào ngày 22.5.2008. Sau khi phục chế, Vàm Ray trở thành ngôi chùa Khơ-me lớn nhất Việt Nam.
Mặc dù vẫn có không ít người cho rằng xây nhà thờ họ hay xây chùa là cách tiêu tiền không hợp lý, nhưng nếu suy xét kỹ, nhất là về mặt văn hóa thì những việc làm ấy là dễ hiểu và đáng trân trọng. Chúng có thể không gây hiệu ứng xã hội lớn lao, nhưng lại tạo một niềm tự hào trong tộc họ và cho một tôn giáo.
"Tôi đã đầu tư toàn bộ kinh phí để xây dựng công trình này với tấm lòng thành kính, tri ân tổ tiên, nhớ ơn các vị anh hùng dân tộc đất phương Nam. Mục đích là để cho dòng họ chúng ta mãi mãi trường tồn, con cháu chúng ta mãi mãi giữ vững cội nguồn, sinh sôi nảy nở, nối đời kế tiếp cường thịnh, phồn vinh cùng các dòng họ khác, đoàn kết, phát triển, ngoài ra không có mục đích nào khác", ông Thành phát biểu lúc khánh thành nhà thờ.
Ông Thành đã làm một việc không vụ lợi, nhưng đó có thể là cách mà ông lưu giữ lại được tên tuổi dài lâu, ít nhất là trong dòng họ Đặng của ông. Vài trăm năm sau, có lẽ sẽ chẳng ai còn nhớ đến ông Đặng Phước Thành là người khai sinh ra Vinasun; có thể thương hiệu này cũng chẳng còn. Tuy nhiên, con cháu trong dòng tộc họ Đặng chắc chắn sẽ nhớ đến ông Thành - người đã xây nên Nam Phương Đặng Tộc Linh Từ.
Hay như việc xây dựng chùa Vàm Ray có thể khởi phát từ lòng tin tôn giáo của ông Trầm Bê, nhưng công trình này có thể giúp lưu lại tên tuổi của ông cho hậu thế. 100 năm nữa có thể sẽ không còn ai nhớ ông với vụ thâu tóm Sacombank, nhưng cái tên Trầm Bê với pháp danh Tắc Hậu được ghi trên bảng công đức đặt ngay đường lên chánh điện chùa Vàm Ray sẽ còn được nhiều phật tử biết đến.
Theo xahoi
Tỷ phú George Soros sang Việt Nam Tỷ phú giàu thứ 22 thế giới George Soros cùng gia đình có mặt tại Hà Nội nhân kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới. Xuất hiện tại một nhà hàng nổi tiếng ở Hà Nội vào tối 26/12, tỷ phú huyền thoại ăn vận giản dị trong bộ vest tối màu cùng sơ mi trắng. Nhiều người nhận ra George Soros,...