Hậu bão số 4: Nhà sập, kè chắn sóng sạt lở
Mưa to, gió lớn vào tối 29, rạng sáng 30/11 khiến nhiều nơi tại tỉnh Bình Định và Phú Yên gặp nhiều thiệt hại.
Tại tỉnh Bình Định, trên các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Tất Thành, Phạm Hùng, Lê Duẫn, Nguyễn Huệ… (TP Quy Nhơn), nhiều cây xanh lớn bị gió quật ngã.
Một cây xanh trên đường Lê Duẩn (TP Quy Nhơn) bị bão quật ngã
Trên địa bàn xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn), bão số 4 làm sập 15m tường rào của Trường THCS Nhơn Châu. Tại phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn), bão gây sóng to, nhấn chìm 3 tàu cá tại khu vực biển Hải Minh.
Bão số 4 cũng đã tác động xấu đến hệ thống điện, nước trên địa bàn TP Quy Nhơn. Tối ngày 29 và sáng ngày 30/11, nhiều khu vực dân cư vẫn chưa có điện, nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 4 tại xã Nhơn Lý sáng 30/11
Video đang HOT
Theo ông Lê Tiến Dũng – Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Định, sáng 30/11, khu vực Tân An thuộc địa bàn thị xã An Nhơn có 9 giếng nước và khu vực Nam Sông Hà Thanh có 4 giếng chưa hoạt động được do hệ thống ở các khu vực nói trên đang bị sự cố. Ngoài ra, một số khu vực ở nội thành Quy Nhơn có nước, nhưng nước chảy rất yếu do một số tuyến đường cây bị đổ ngã đã tác động đến đường ống dẫn nước.
Mưa gió mạnh kèm sóng biển dữ dội đã đánh sập, gây sạt lở hơn 100m kè chắn sóng Xương Lý (thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn); đây là tuyến kè có tổng chiều dài gần 630m, với kinh phí xây dựng hơn 16 tỉ đồng, được đưa vào sử dụng năm 2011.
Đáng báo động, tình trạng kè chắn sóng bị sập đang đe dọa đến sự an nguy của 500 hộ dân sinh sống dọc tuyến kè. Trước tình hình này, sáng 30/11, UBND xã Nhơn Lý đã phối hợp với các lực lượng như Đồn Biên phòng Nhơn Lý, Thành đoàn Quy Nhơn…gia cố lại các vị trí sạt lở bằng bao tải cát, song đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Kè chắn sóng Xương Lý ở thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn) bị sạt lở nặng
Tại huyện Tuy Phước (Bình Định), bão số 4 cũng làm 40 căn nhà bị sập, tốc mái; trong đó, xã Phước Thuận là địa phương chịu thiệt hại nặng nhất với 25 căn nhà bị sập và 8 ngôi nhà bị tóc mái. Do ảnh hưởng cơn bão, nhiều cây xanh ở một số tuyến đường liên thôn ở xã Phước Lộc bị gãy đổ, gây ách tắc giao thông.
Tại tỉnh Phú Yên, bão số 4 đã làm sập hơn 20 ngôi nhà tại thị xã Sông Cầu, các huyện Tuy An, Đông Hòa, Đồng Xuân. Hiện chưa có thông tin thiệt hại về người.
Lực lượng bộ đội và nhân dân thị xã Sông Cầu (Phú Yên) chuẩn bị bao cát ứng phó với hiện tượng sạt lở do bão, lũ
Sáng 30/11, lũ từ thượng nguồn sông Kỳ Lộ đổ về rất lớn, nước đã tràn qua đập của Nhà máy Thủy điện La Hiêng 2 tại xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, đổ xuống các vùng hạ lưu. Đập tràn của nhà máy thủy điện này là đập tự tràn, không có cửa xả nên gây nguy hiểm lớn đến các khu dân cư hai bên sông. Hiện nay, phần lớn các tuyến giao thông ở huyện Đồng Xuân đã bị ngập nước, nhiều khu dân cư bị chia cắt.
Chính quyền huyện Đồng Xuân đang huy động nhiều lực lượng để hỗ trợ sơ tán khẩn cấp hàng ngàn hộ dân sống hai bên sông Kỳ Lộ đi tránh lũ.
Theo Gia Nghĩa (Khám phá)
Lên phương án cho ô tô điện chạy ở trung tâm TPHCM
TPHCM đang nghiên cứu cho xe điện chạy ở khu trung tâm bởi có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường. Theo kế hoạch, dự kiến tháng 4/2015 sẽ đưa vào sử dụng ô tô điện cùng với việc hoàn thành nâng cấp đường Nguyễn Huệ.
TPHCM sẽ có xe điện chạy ở khu vực trung tâm phục vụ nhu cầu tham quan du lịch như ở Hà Nội (ảnh: Tiến Nguyên)
Báo cáo UBND TPHCM về "Đề án thí điểm sử dụng xe điện vận tải hành khách trong khu vực trung tâm thành phố", Sở GTVT cho rằng xe điện có ưu điểm hơn so với các xe dùng xăng, dầu là gây tiêng ồn và ô nhiễm môi trường. Theo đó, Sở GTVT đề xuất 2 phương án.
Phương án 1, xe điện sẽ hoạt động ở khu vực trung tâm thành phố, gồm các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng. Hình thức hoạt động giống taxi hiện nay (24/24h) và khi có nhu cầu di chuyển, hành khách chỉ cần gọi điện là xe tới đón.
Phương án 2, xe điện sẽ chạy như xe buýt, nghĩa là chạy tuyến cố định, đi qua các địa điểm du lịch, khách sạn lớn ở khu vực trung tâm thành phố như: Công viên 23/9, khu phố Tây, công trường Mê Linh, công trường Lam Sơn, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Duẩn, Thảo Cầm Viên, Hồ Con Rùa, Pasteur. Xe điện sẽ đón khách tại chợ Bến Thành, Nhà hát thành phố, Bảo tàng mỹ thuật, Bảo tàng cách mạng, Nhà thờ Đức Bà...
Cuối năm 2012, thành phố đã khai trương tuyến xe buýt chạy vòng quanh quận 1 để phục vụ nhu cầu đi lại của học sinh - sinh viên, công nhân viên chức và du khách tham quan khu trung tâm. Thành phố đầu tư 12 chiếc xe xuýt loại nhỏ, trang bị máy lạnh rất tốt và trợ giá để giá vé chỉ có 4.000 đồng (sau ngày 1/1/2013 lên 5.000 đồng) để thu hút hành khách sử dụng tuyến xe buýt này. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy tuyến xe buýt quận 1 rất vắng khách.
Một trong những nguyên nhân chính là tuyến xe buýt này dù chỉ đi quanh quận 1 nhưng lộ trình khá dài vì tuyến đường được bố trí đi qua nhiều điểm tham quan chính, công sở lớn trên địa bàn. Để đi từ điểm đầu là công viên 23/9 đến điểm cuối là đường Hoàng Sa, hành khách mất hết 45 - 50 phút đồng hồ, trong khi đi bằng xe máy chỉ mất 5 phút. Do đó, người dân có nhu cầu đi lại ít khi chọn tuyến này. Vì vậy, khi xây dựng đề án sử dụng xe điện, thành phố chỉ thí điểm trên một số tuyến trung tâm và phố đi bộ chứ không chạy hết khu vực trung tâm.
Trao đổi với báo chí, ông Dương Hồng Thanh - Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM - cho biết, dự kiến loại hình vận chuyển này sẽ được xã hội hóa cho các doanh nghiệp đầu tư và kế hoạch dự kiến đến 30/4/2015 sẽ đưa vào sử dụng, khi đó đường Nguyễn Huệ đã được nâng cấp trở thành phố đi bộ và chỉ có xe điện mới được đi. Khi ấy, tuyến xe buýt đi vòng quanh quận 1 cũng sẽ được chuyển sang lộ trình khác.
Trước đó, TP Hà Nội đã đưa xe điện vào hoạt động ở khu trung tâm, phục vụ cho các tour du lịch vòng quanh phố Cổ, Hồ Tây. Tại Đà Nẵng, tuyến xe điện đầu tiên cũng được khai trương phục vụ khác du lịch từ tháng 3/2012.
Quốc Anh
Theo Dantri
Hơn 48.000 phương tiện được thông báo diễn biến bão số 4 Các địa phương cần khẩn trương hoàn tất công tác kêu gọi tàu thuyền và ứng phó bão trên biển trước 17h chiều nay Sáng nay (29/11), tại Hà Nội, Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương họp bàn các giải pháp ứng phó bão số 4. Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo Trung tâm dự báo Khí...