Hát Quốc ca là yêu nước
Sau bài “ Sao lại chỉ nghe mà không hát?” đăng trên ANTĐ số 3965, đã có một số bạn đọc phản hồi đến tòa soạn ủng hộ Nghị định của Chính phủ. PV Báo An ninh Thủ đô đã tiếp tục có cuộc trò chuyện cùng ông Hoàng Minh Thái, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ VH-TT&DL xung quanh nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
Du học sinh Việt Nam chào cờ, hát Quốc ca giữa thành phố London, nước Anh
- PV: Thưa ông, đây có phải lần đầu tiên, Chính phủ ban hành một văn bản, yêu cầu các đại biểu tham dự các lễ kỷ niệm hát Quốc ca, thay vì mở sẵn nhạc như hiện nay?
- Ông Hoàng Minh Thái: Bộ VH-TT&DL là cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến Quốc huy, Quốc kỳ và Quốc ca. Ví dụ như các quy định về treo Quốc huy thế nào, ở đâu, cao thấp ra sao. Hát Quốc ca thế nào, ở đâu, lúc nào Quốc thiều, lúc nào Quốc ca. Riêng về Quốc ca, từ trước tới nay đã có khá nhiều quy định về việc này, nhưng mới chỉ dừng ở một số quy chế, thông tư cụ thể chứ chưa phải là văn bản quy phạm. Và đây là lần đầu tiên, việc hát Quốc ca được quy định trong một Nghị định của Chính phủ.
- Nhưng thực tế là, lâu nay việc hát Quốc ca được thực hiện lỏng lẻo, thiếu đồng nhất và thiếu cả tính trang nghiêm?
Video đang HOT
- Hát quốc gia là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bất cứ công dân nào. Ở bất kỳ đại lễ nào, khi hát Quốc ca, sự nghiêm trang và trách nhiệm từng công dân đều được khẳng định và tiếp sức. Phải nói thẳng ra rằng, lâu nay vì không quy định cụ thể nên người hát người không. Và vì lý do đó, nên là lần này Nghị định qui định đại biểu tham dự sự kiện, các lễ kỷ niệm phải hát mặc dù vẫn có thể mở đĩa nhạc.
- Vài năm trước có đại biểu Quốc hội từng đề xuất việc hát Quốc ca thay vì mở nhạc, nhưng sau việc này cũng không thành?
- Tôi thiết nghĩ, sẽ không có một tổ chức hay một cá nhân nào phản ứng việc này cả. Giờ là lúc các cơ quan tổ chức, đơn vị phải làm gương cho cán bộ, công nhân viên của mình. Các đơn vị lực lượng vũ trang như công an, bộ đội người ta đều thực hiện rất nghiêm việc chào cờ và hát Quốc ca. Ngay cả trẻ con sáng thứ hai đầu tuần đều chào cờ. Nếu chúng ta – người lớn mà không làm được thì còn thua cả trẻ con à?
- Theo ông có nên quy định, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đều phải thực hiện nghi thức hát Quốc ca vào sáng thứ hai đầu tuần, hoặc sáng thứ hai tuần đầu tiên của tháng?
- Rất nên. Tôi được biết, có nhiều sở, ngành ở một số tỉnh đã thực hiện việc này từ rất lâu rồi. Hoặc tôi còn biết, có một ngân hàng ở đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội, sáng thứ hai nào cũng tổ chức cho nhân viên chào cờ. Họ là ngân hàng, là doanh nghiệp còn thực hiện được, tại sao cơ quan Nhà nước lại không nhỉ?
- Nhưng liệu có vấp phải sự phản ứng nào đó không?
- Có thể có, nhưng nếu chưa làm được đại trà thì nên làm thí điểm, lãnh đạo các cơ quan, ban ngành của Nhà nước làm gương, ắt nhân viên sẽ tuân thủ bởi suy cho cùng, hát Quốc ca là việc làm thiêng liêng, thể hiện lòng yêu nước trong mỗi người, mà lòng yêu nước thì luôn cao quí.
- Xin cảm ơn ông!
Quỳnh Vân (Thực hiện)
Theo ANTD
Giảm tối đa tổ chức lễ kỷ niệm
Bộ VH-TT&DL vừa công bố nội dung Nghị định số 145/2013/NĐ-CP về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận khen thưởng và danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài...
Giảm thiểu lễ hội là hình thức chống lãng phí, thực hành tiết kiệm
428 ngày kỷ niệm trong một năm
Theo số liệu thống kê của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật vào năm 2009, tổng số ngày kỷ niệm trong nước và quốc tế tại Việt Nam là 428 ngày, trong đó có 120 ngày lễ kỷ niệm trong nước (sự kiện quốc gia; ngày thành lập ngành, tái lập tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), 308 ngày lễ kỷ niệm quốc tế (sự kiện quốc tế; ngày Quốc khánh các nước). Số liệu này chưa bao gồm ngày thành lập công ty, đơn vị, đón nhận danh hiệu Nhà nước trao tặng. Thời gian gần đây, số lần tổ chức ngày kỷ niệm có xu hướng gia tăng mạnh. Thời gian tổ chức không chỉ vào năm chẵn mà cả năm lẻ, tạo sự ganh đua tràn lan.
Theo ông Phạm Văn Thủy- Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, việc mời khách tới dự lễ kỷ niệm, trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, ở nhiều nơi, nhiều lúc, không thực hiện đúng Điều 12 Quy định số 60-QĐ/TW. Nhiều nơi huy động quá nhiều quần chúng, mời khách, mời lãnh đạo quá đông. Việc chiêu đãi, tặng quà, tặng hoa trong lễ kỷ niệm gây lãng phí, tốn kém, gây sự bất bình trong nhân dân. Bên cạnh đó, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu vinh dự Nhà nước, các hình thức khen thưởng cao, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài còn bộc lộ nhiều hạn chế cần sửa đổi cho phù hợp. Và Nghị định số 145/2013/NĐ-CP chính là căn cứ để các ban, bộ, ngành địa phương thống nhất tổ chức thực hiện.
Không hát quốc ca qua bản thu âm
Với 14 chương, 62 điều, Nghị định được bổ sung một số ngày kỷ niệm mang tính chất quốc gia cùng cả những quy định cụ thể các nghi lễ, giảm thiểu rườm rà, hình thức như: "Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu ngắn gọn, trang trọng; Trình bày diễn văn hoặc báo cáo: Chỉ "kính thưa họ tên và chức danh" lãnh đạo có chức vụ cao nhất... Trang phục trong các buổi lễ cụ thể: "Khuyến khích khách mời, đại biểu và quần chúng dự lễ mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo, lễ phục lực lượng vũ trang"; hoặc "Không dùng phù hiệu, "nơ", hoa cài ngực...". Nghị định cũng chỉ rõ các đại biểu dự lễ phải hát quốc ca. Bắt đầu từ 16-12-2013, khi nghị định chính thức có hiệu lực sẽ chấm dứt việc hát quốc ca qua các bản thu âm sẵn như đã diễn ra trước đây.
Tần suất, quy mô và cấp độ các ngày lễ, kỷ niệm sẽ giảm thiểu tối đa. Theo đó, một năm sẽ có 9 ngày lễ lớn: Tết Nguyên đán mùng 1 tháng Giêng (âm lịch), Ngày thành lập Đảng 3-2, giỗ Tổ Hùng Vương 10-3 (âm lịch), Ngày thống nhất đất nước 30-4, Ngày chiến thắng Điện Biên phủ 7-5, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Nghi lễ cấp Quốc gia chỉ được tổ chức vào năm tròn, năm chẵn. Ông Phạm Văn Thủy- Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở cho biết thêm, Nghị định mới ban hành sẽ khắc phục được những bất cập trong công tác tổ chức lễ kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài nhằm đem lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Điều này cũng phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ ngoại giao quốc tế.
Theo ANTD
Lũ lên quá nhanh, nhiều nơi bị nhấn chìm Nước lũ tại Huế lên khá nhanh trong đêm do mưa cực lớn trên cả tỉnh cộng với thủy điện xả lũ đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi. Tình hình tại Quảng Nam cũng tương tự khi nước đã làm ngập sâu nhiều tuyến đường trong phố cổ Hội An... Đến 7h sáng ngày 16/11, tại TP Hội An -...