Hapro tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên 2019
Sáng ngày 25/4, Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2019 của Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã được tổ chức tại tầng 16 tòa nhà Hapro, số 11B Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội với 313 cổ đông tham dự chính thức và uỷ quyền, đại diện cho quyền sở hữu 211.865.184 cổ phần phổ thông, chiếm tỷ lệ 96,30 % tổng số cổ phần.
Đại hội đồng cổ đông thường niên Hapro năm 2019
Tại Đại hội, Tổng công ty đã trình ĐHĐCĐ thảo luận và thông qua các tờ trình về Báo cáo hoạt động của HĐQT năm 2018; Báo cáo hoạt động của Ban Kiểm soát năm 2018; Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2019; Báo cáo tài chính năm 2018 đã được kiểm toán, Phương án phân phối lợi nhuận năm 2018; Báo cáo thực hiện tiền lương, thu nhập năm 2018 và kế hoạch tiền lương, thu nhập năm 2019 của HĐQT và BKS; Đề xuất lựa chọn đơn vị kiểm toán độc lập năm 2019; Đề xuất thông qua Quy chế nội bộ về quản trị của Tổng công ty;
Đại hội cũng đã nghe các tờ trình việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hằng – Thành viên Hội đồng quản trị; Bầu bổ sung ông Nguyễn Thái Dũng giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị Tổng công ty, thay bà Nguyễn Thị Thu Hằng;
Ông Vũ Thanh Sơn báo cáo về tình hình của Hapro sau 01 năm tiến hành CPH…
Đại hội cổ đông thường niên đã thảo luận và thống nhất thông qua kết quả SXKD năm 2018 và Kế hoạch năm 2019 của Tổng công ty.
Video đang HOT
Đáng lư ý về Công tác hậu cổ phần hóa, Tổng công ty đã thực hiện ngay việc đăng ký kinh doanh theo mô hình Công ty cổ phần, ĐKKD các Chi nhánh, các Cửa hàng địa điểm KD do Tổng công ty quản lý và hoàn thành các thủ tục chuyển đổi các Giấy phép kinh doanh có điều kiện kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt không bị gián đoạn. Bộ máy tổ chức quản lý điều hành của Tổng công ty vẫn được ổn định, mô hình quản lý, cơ cấu tổ chức và đội ngũ CBCNV Tổng công ty vẫn được giữ nguyên tạo sự ổn định nội bộ. Đồng thời, Quy chế tài chính của Tổng công ty cổ phần được ban hành là cơ sở để hoạt động của Tổng công ty cổ phần đi vào quy lát ngay sau CPH.
Ngày 17/01/2019, Tổng công ty cổ phần đã tổ chức lễ bàn giao Công ty nhà nước sang Công ty cổ phần chính thức theo Quyết định số 168/QĐ-UBND ngày 10/01/2019 về việc phê duyệt giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển Công ty mẹ – TCT Thương mại Hà Nội thành TCT Thương mại HN – CTCP.
Hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền
Về nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty năm 2019, báo cáo tại Đại hội cho biết, Tổng công ty đã hoàn tất toàn bộ quá trình cổ phần hóa cần tập trung toàn lực vào việc phát triển sản xuất kinh doanh, tăng tốc đẩy mạnh phát triển để hiện thực hóa những mục tiêu kế hoạch đã đặt ra trong Phương án cổ phần hóa Tổng công ty. Cụ thể:
Tập trung thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thương mại nội địa, nâng cao hiệu quả kinh doanh, rà soát xây dựng mô hình kinh doanh phát triển theo chuỗi trên cơ sở hệ thống địa điểm kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh chính Tổng công ty đang thực hiện. Tiếp tục triển khai căn chỉnh, xây dựng và triển khai phương án đổi mới hoạt động kinh doanh thương mại bán lẻ, thực hiện tái cơ cấu hệ thống. Căn chỉnh hệ thống hình ảnh và nhận diện các địa điểm bán lẻ của Tổng công ty, quan tâm đến việc phát triển mảng kinh doanh online;Tăng cường và thúc đẩy xuất khẩu: Tiếp tục thực hiện các giải pháp để tạo sự bứt phá mạnh mẽ cho mảng kinh doanh xuất khẩu: nâng cao kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển thêm các mặt hàng xuất khẩu mới, nâng hiệu quả lợi nhuận xuất khẩu và đảm bảo an toàn nguồn vốn;Tái cơ cấu toàn diện hoạt động SXKD của Tổng công ty; Làm tốt công tác quản lý mạng lưới, công tác rà soát các dự án đầu tư để từ đó xây dựng phương án đầu tư có hiệu quả gắn với phát triển các ngành nghề kinh doanh chính của TCT
Cổ đông biểu quyết thông qua các nghị quyết tại đại hội
Với tỷ lệ cổ đông tham dự tán thành đạt từ 99,85% đến 100%, tất cả các nội dung, tờ trình đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Đại hội đồng cổ đông thường niên Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã kết thúc trong không khí tin tưởng và hiểu biết, thể hiện niềm tin của cổ đông vào những nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn tới, tiếp tục đưa Tổng công ty trở thành một trong những đơn vị thương mại hàng đầu của Thủ đô.
Theo baodansinh.vn
'Ông lớn' Vinaconex có 'biến' mới
Ngày 25/4, TAND quận Đống Đa đã chính thức có quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời "Buộc Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex, VCG) tạm dừng thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 11/1/2019".
Như vậy, Hội đồng quản trị (HĐQT) bầu ngày 11/1/2019 đã có quyền hoạt động trở lại sau gần một tháng bị tạm dừng khiến cổ phiếu VCG bị ảnh hưởng mạnh.
Cùng ngày, TAND quận Đống Đa cũng có quyết định định chỉ việc xét đơn yêu cầu giải quyết việc kinh doanh thương mại.
HĐQT bầu ngày 11/1/2019 đã có quyền hoạt động trở lại sau gần một tháng bị tạm dừng.
Theo quyết định của tòa, cơ quan này lý giải, tính đến ngày nộp đơn kiến nghị (25/3), Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest đều là những cổ đông chưa sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo điều lệ công ty quy định trong Luật Doanh nghiệp. Do vậy hai cổ đông này không có quyền yêu cầu giải quyết việc hủy Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông.
Cơ quan này cho biết, dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cho thấy hai Công ty Star Invest và Cường Vũ nhận chuyển nhượng cổ phiếu VCG lần lượt vào ngày 22/12/2018 và 27/12/2018.
Liên quan đến vấn đề này, như VietNamNet đã thông tin, trước đó TAND quận Đống Đa đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc Vinaconex dừng thực hiện nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 11/1/2019. Đây là phiên đại hội bầu HĐQT và Ban kiểm soát của Vinaconex nhiệm kỳ 2017-2022.
Ngay sau quyết định nói trên, Vinaconex có văn bản khiếu nại gửi Chánh án TAND TP Hà Nội và Chánh án TAND quận Đống Đa. Trong đó, Vinaconex kiến nghị huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp mà cơ quan này vừa ban hành. Đồng thời, Vinaconex yêu cầu các bên liên quan bồi thường toàn bộ thiệt hại cho tổng công ty và các cổ đông của Vinaconex đối với các tổn thất do ảnh hưởng tiêu cực từ quyết định dừng khẩn cấp nói trên, bao gồm cả việc giảm giá cổ phiếu sau khi quyết định này được công bố.
Mới đây trong văn bản gửi các cổ đông thông báo việc hoãn phiên họp thường niên năm 2019, Vinaconex cho biết HĐQT - chịu trách nhiệm triệu tập phiên họp thường niên năm 2019 - đang bị tòa án buộc phải tạm dừng hoạt động. Theo đó, tổng công ty không có người triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp, theo kế hoạch sẽ được tổ chức ngày 23/4.
Như vậy, sau khi có quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, HĐQT mới bầu ngày 11/1 sẽ hoạt động trở lại và có quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông thường niên 2019.
Cổ đông lớn nhất của Vinaconex hiện là công ty TNHH An Quý Hưng, sở hữu 57,7% cổ phần. Số cổ phần này được mua lại từ SCIC trong phiên đấu giá cuối năm 2018.
Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest cũng là cổ đông lớn nắm giữ lần lượt 21,3% và 7,6% cổ phần của Vinaconex.
Trước đó, ngày 11/1, Vinaconex đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu HĐQT và BKS.
Theo vietnamnet.vn
Kim khí TP. HCM - Vnsteel (HMC) chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 25% bằng tiền mặt HĐQT CTCP Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh - Vnsteel (HMC - sàn HOSE) vừa thông qua phương án chia trả cổ tức đợt cuối năm 2018. Theo đó, ngày 16/5, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 25% bằng tiền mặt, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 2.500 đồng/CP. Thời gian thanh toán cổ tức dự...