Hapro thoái vốn khỏi loạt cty con: Đất vàng vào tay ai?
Việc Hapro thoái vốn khỏi một loạt đơn vị thành viên nhận được sự quan tâm khi nhiều diện tích đất vàng của Hapro được quản lý bởi đơn vị thành viên.
Từ ngày 11/2/2020, bà Nguyễn Thị Nga, người được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam, đã không còn là thành viên HĐQT và Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – CTCP.
Cùng với sự rút lui của bà Nga, trước đó Hapro đã liên tục quyết định thoái vốn tại nhiều công ty con sở hữu quỹ đất lớn, như: thoái toàn bộ 20,15% vốn điều lệ đang sở hữu tại Công didnhcp Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội); thoái hơn 53% vốn tại Thương mại Tràng Thi, bán 35% trong CTCP Siêu thị VHSC – đơn vị vận hành hệ thống Seika Mart, bán 32% vốn cổ phần Công ty Chợ Bưởi, 21% cổ phần Thủy Tạ, 32% vốn Thực phẩm Hà Nội…
Theo tìm hiểu của tạp chí Nhà đầu tư, bên nhận chuyển nhượng cổ phần (ít nhất) tại 3 đơn vị là các doanh nghiệp có ít nhiều liên quan tới Tập đoàn BRG.
Đơn cử, với thương hiệu nổi danh CTCP Gốm Chu Đậu Hapro, Hapro ngày 11/3/2019 đã công bố thoái 21% vốn tại Gốm Chu Đậu cho Tập đoàn BRG, giá chuyển nhượng là 13.500 đồng/cổ phần.
Hay với thương vụ thoái vốn tại Hafasco, 2 đối tác nhận chuyển nhượng hơn 3,4 triệu cổ phiếu từ Hapro là Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ thương mại An Khang; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Đông. Đây vốn là các pháp nhân có ít nhiều liên quan tới Tập đoàn BRG.
Mối liên hệ tương tự cũng có thể nhận ra trong thương vụ Hapro thoái 99,99% vốn tại CTCP Đầu tư thương mại Hapro Đà Nẵng. Được biết, bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Thương mại đầu tư Hòa Lợi và Công ty TNHH Phát triển dịch vụ thương mại Toàn Thắng.
Việc Hapro thoái vốn tại nhiều đơn vị thành viên được kỳ vọng giúp doanh nghiệp này tái cơ cấu toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời có thêm nguồn tiền dồi dào, đảm bảo nguồn lực tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia kinh tế – PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), đây cũng là một cách mà nhiều nhà đầu tư vẫn sử dụng để thâu tóm lấy những mảnh đất có giá trị.
Hapro sở hữu nhiều mảnh đất vàng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đối với trường hợp của Hapro, theo ông Thịnh, từ năm 2018, khi tiến hành cổ phần hóa, Hapro là lựa chọn rất phù hợp đối với tập đoàn như BRG: gốc nhà nước, sở hữu những khu đất vàng ở trung tâm, nhiều diện tích trong số đó được quản lý bởi các đơn vị thành viên của Hapro.
Sau khi công ty con của Tập đoàn BRG là Vinamco chi gần 2.000 tỷ đồng để sở hữu 65% cổ phần tại Hapro, đến nay Hapro lần lượt thoái vốn khỏi nhiều đơn vị thành viên và bên nhận chuyển nhượng, như thông tin truyền thông đăng tải, ít nhiều có liên quan đến Tập đoàn BRG.
“Không loại trừ khả năng đây là một bài của nhà đầu tư: xé lẻ hay chia nhỏ để các diện tích vàng có thể rơi vào các công ty ít nhiều có liên quan đến họ, rồi từ đó có thể xin với cấp có thẩm quyền chuyển hóa mục đích sử dụng đất. Việc bẻ từng chiếc đũa trong nắm đũa bao giờ cũng đơn giản và dễ dàng hơn so với việc bẻ cả nắm đũa.
Bằng cách ấy, việc thâu tóm, chuyển đổi các diện tích đất vàng theo mong muốn của doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn và đặc biệt không gây ồn ào, dư luận trái chiều so với việc chính tập đoàn lớn trực tiếp đứng ra thâu tóm.
Sự việc khu đất vàng 148 Giảng Võ (Trung tâm triển lãm Giảng Võ cũ) là một ví dụ, dự án nhiều năm gặp khó khăn và phản ứng của giới chuyên môn và dư luận”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhận định.
Cũng theo vị chuyên gia, việc định giá các khu đất vàng của Hapro ở thời điểm này không có ý nghĩa gì bởi Hapro đã là công ty cổ phần 100%. Điều quan trọng đối với bên nhận chuyển nhượng là làm sao biến những diện tích đất đó thành những con gà đẻ trứng vàng, hợp thức hóa việc đầu tư ở những địa điểm đất vàng đó theo đúng mong muốn của họ mà không bị ngăn trở hay ầm ĩ.
“Chuyển đổi mục đích sử dụng đất còn phụ thuộc vào quy hoạch tổng thể của thành phố. Song kinh nghiệm từ nhiều dự án bất động sản cho thấy việc điều chỉnh quy hoạch không phải là không làm được.
Từng có ý kiến chỉ ra tình trạng ở Việt Nam là quy hoạch mà như không quy hoạch, quy hoạch hôm nay nhưng ngày mai có đề xuất thay đổi thì có khi lại điều chỉnh quy hoạch, thậm chí sau đó có thể còn thay đổi tiếp. Như vậy không còn gọi gì là quy hoạch nữa.
Đã là quy hoạch thì ai cũng phải tuân thủ và quy hoạch ấy ít nhất phải giữ ổn định tới 50-70 năm, đằng này chủ yếu là quy hoạch trước mắt, không nhìn lâu dài, cứ chạy theo điều chỉnh, hệ quả là một đô thị nham nhở”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Thành Luân
Theo baodatviet.vn
Hapro muốn bán toàn bộ vốn tại Unimex Hà Nội, kịch bản ở T12 đang lặp lại?
CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội) là cái tên mới nhất trong danh sách các công ty mà Hapro muốn thoái vốn trong quãng thời gian nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG - nắm giữ cương vị cao nhất tại Hapro.
Vị thế của "bầu" Hiển tại Unimex Hà Nội có gì khác với T12? (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)
Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (viết tắt: Hapro, Mã CK: HTM), ngày 11/2/2020, đã thông qua nghị quyết về việc thoái toàn bộ số cổ phần đang sở hữu tại CTCP Liên hiệp Xuất nhập khẩu và Đầu tư Hà Nội (Unimex Hà Nội).
Theo đó, Hapro muốn thoái toàn bộ hơn 4 triệu cổ phần, tương đương 20,15% vốn điều lệ của Unimex Hà Nội. Với mức giá chuyển nhượng dự kiến là 11.000 đồng/cổ phần, giá trị cả lô trái phiếu là hơn 44 tỷ đồng.
Unimex Hà Nội được thành lập từ năm 1962, hoạt động kinh doanh chính trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, đầu tư bất động sản và thương mại điện tử.
Trong lĩnh vực bất động sản, Unimex Hà Nội cho biết là chủ đầu tư các dự án tại số 41 Ngô Quyền, Artex (72 Ngọc Khánh) và Chung cư Hà Thành Plaza (102 Thái Thịnh, Hà Nội).
Thêm vào đó, Unimex Hà Nội cũng được cho là doanh nghiệp sở hữu 5,26% cổ phần của Công ty TNHH Liên doanh Khách sạn Thống Nhất Metropole, chủ sở hữu khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội.
Tuy nhiên, theo dữ liệu của VietTimes, cập nhật đến cuối tháng 5/2019, toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội vẫn được chia đều cho Indotel Limited và Tổng Công ty Du lịch Hà Nội (Hà Nội Tourist).
Cơ cấu cổ đông của Unimex Hà Nội khá cô đặc. Bên cạnh Hapro, doanh nghiệp này còn 2 cổ đông lớn khác là Tập đoàn T&T và ông Ngô Vân Sơn với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 50,08% và 28,8% vốn điều lệ.
Cơ cấu sở hữu của Unimex Hà Nội (Nguồn: unimex-hanoi.com)
Cũng trong ngày 11/2, HĐQT Hapro đã thông qua quyết nghị cho bà Nguyễn Thị Nga thôi là thành viên HĐQT cũng như thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Hapro.
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga ("Madame" Nguyễn Thị Nga) được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG. Sau khi Tập đoàn BRG thâu tóm thành công 65% cổ phần tại Hapro, bà Nga đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT của tổng công ty kể từ tháng 6/2018.
Trong năm 2019, Hapro liên tục thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp thành viên. Vốn có "gốc" là doanh nghiệp Nhà nước, sở hữu quỹ đất nhiều bậc nhất Thủ đô, các thương vụ thoái vốn mà Hapro thực hiện cũng gây nhiều sự chú ý.
Đơn cử như động thái Hapro thoái vốn tại CTCP Thương mại Dịch vụ Tràng Thi (Mã CK: T12) - nơi chứng kiến sự va nhau giữa hai đại gia Hà Thành là ông Đỗ Quang Hiển ("Bầu" Hiển, Chủ tịch Tập đoàn T&T) và bà Nguyễn Thị Nga (Chủ tịch Tập đoàn BRG). Ở đó, tập đoàn của "Madame" Nga, thông qua Hapro, từng chiếm ưu thế khi gián tiếp sở hữu quá bán số cổ phần tại T12.
Như VietTimes thông tin gần đây, tình thế "hai hổ chung rừng" tại T12 đã ngã ngũ, với phần ưu thuộc về "bầu" Hiển. Động thái thoái vốn của Hapro tại Unimex Hà Nội sắp tới dường như cũng sẽ cho một kết quả tương tự.
Ngoài ra, Hapro cũng tiến hành thoái vốn tại một loạt doanh nghiệp như: CTCP Gốm Chu Đậu, CTCP Đầu tư thương mại Hapro Đà Nẵng, CTCP Siêu thị VHSC (sở hữu chuỗi Seika Mart), CTCP Thương mại và Dịch vụ Chợ Bưởi, CTCP Thực phẩm Hà Nội, CTCP Thủy Tạ.
Trong đó, CTCP Thủy Tạ sở hữu nhiều nhà hàng có vị trí đắc địa tại Hà Nội, bao gồm: Nhà hàng cafe Thủy Tạ (kem, cafe); Nhà hàng Đình Làng (ẩm thực truyền thống); Nhà hàng Mamarosa (ẩm thực Âu - Ý) và Nhà hàng Long Vân (đồ ăn nhanh, giải khát)./.
Theo viettimes.vn
Sau T12, Madame Nga bất ngờ rút lui tại Hapro Nhấn mạnh rằng, việc rút lui của bà Nguyễn Thị Nga ("Madame" Nga) tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) mới chỉ là việc thôi nhiệm của cá nhân nữ đại gia này khỏi cơ cấu lãnh đạo doanh nghiệp. Động thái rút lui này không bao hàm nghĩa thoái vốn theo kiểu thực sự rời khỏi cuộc chơi như lần...