Hapro chi 16 tỷ mua cổ phần Công nghệ phẩm Hải Dương từ Hapro Holding
Hapro dự kiến chi 16 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng hơn 12.000 cổ phần của Công nghệ phẩm Hải Dương.
HĐQT Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro, HTM) vừa công bố Nghị quyết thông qua việc nhận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần CTCP Công nghệ phẩm Hải Dương do CTCP Đầu tư Phát triển Hạ tầng thương mại Hà Nội ( Hapro Holding) nắm giữ.
Cụ thể, Hapro sẽ nhận chuyển nhượng 12.180 cổ phần của Công nghệ phẩm Hải Dương từ Hapro Holding, tương đương tổng giá trị hơn 16 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến khi hoàn thành việc chuyển nhượng 12.180 cổ phần tại Công nghệ phẩm Hải Dương.
Về hoạt động kinh doanh, trong bán niên 2020, Hapro ghi nhận doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt giảm mạnh 59% và 72% so với cùng kỳ, xuống còn 569 tỷ đồng và hơn 4 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của HTM ghi nhận gần 3.239 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số đầu năm.
Video đang HOT
Trong đầu tháng 2 năm nay, cùng với việc “ra đi” của Chủ tịch Nguyễn Thị Nga (Madam Nga), Hapro đã chuyển nhượng phần lớn cổ phần tại nhiều công ty. Theo đó, Hapro đã chuyển nhượng hơn 4,03 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng/cp, chiếm tỷ lệ 20,15% vốn điều lệ của Unimex Hà Nội và thu về 44 tỷ đồng.
Được biết, Unimex Hà Nội là Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu được thành lập vào năm 1962. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, sản xuất, đầu tư bất động sản và thương mại điện tử.
Trong đó, Unimex Hà Nội chuyên về nhập khẩu các loại kim loại, máy móc , điện thoại, giấy in, bột giấy, giấy lề, kính mắt… Đồng thời xuất khẩu gỗ ván lạng, giấy, bao xi măng, cà phê, chè, hàng thủ công mỹ nghệ…
Tập đoàn T&T hiện đang là cổ đông lớn nhất của Công ty với tỷ lệ sở hữu chiếm gần 51% vốn của Unimex.
Trước đó, HĐQT Hapro cũng đã thông qua việc chuyển nhượng cổ phần tại nhiều công ty bao gồm thoái toàn bộ 35% vốn góp tại CTCP Siêu thị VHSC (Việt Nam) – đơn vị vận hành hệ thống Seika Mart; thoái 32% vốn tại CTCP Thương mại và Dịch vụ Chợ Bưởi; bán 21,25% vốn tại CTCP Thủy Tạ (TTJ); giảm tỷ lệ sở hữu từ 31,57% xuống còn 20% tại CTCP Thực phẩm Hà Nội (HAF).
Dược Hà Tây (DHT) lên phương án chi tiết phát hành 5,28 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT - sàn HNX) vừa thông qua việc triển khai phương án chi tiết phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược.
Theo đó, Dược Hà Tây dự kiến phát hành hơn 5,28 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 70.000 đồng/CP, tương ứng tổng số tiền dự kiến thu đượt hơn 369,7 tỷ đồng.
Mục đích đợt phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư vào nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar.
Thời gian phân phối cổ phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của UBCK. Trường hợp nếu cổ đông chiến lược không mua hoặc mua không hết số lượng cổ phần đã đăng ký, ĐHCĐ sẽ ủy quyền cho HĐQT phân phối lại cho các cổ đông, nhà đầu tư khác đáp ứng tiêu chuẩn mà ĐHCĐ thông qua.
Bên cạnh các tiêu chuẩn lựa chọn, danh sách nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phiếu chỉ có duy nhất ASKA Pharmaceutical Co., Ltd - một hãng dược lớn tại Nhật Bản.
Được biết, dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar có tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng. Nhà máy dự án đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với diện tích 4,5 ha.
Quy mô sản xuất dự kiến thuốc tân dược và thuốc có chứa hormone hơn 2 tỷ đơn vị sản phẩm/năm. Thuốc từ dược liệu hơn 700 triệu đơn vị sản phẩm/năm. Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, đáp ứng các yêu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Theo kế hoạch, dự án dự kiến sẽ được chấp thuận chủ trương đầu tư trong quý IV/2020, hoàn thiện thủ tục xây dựng trong 2 quý đầu năm 2021. Hoàn thiện giai đoạn 1 trong nửa đầu năm 2023, và giai đoạn 2 trong quý I/2026.
Nửa đầu năm 2020, DHT ghi nhận doanh thu hơn 915 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,22% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 65,63 tỷ đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ. So với kế hoạch kinh doanh cả năm là daonh thu 2.007 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 112 tỷ đồng, 6 tháng, Công ty đã hoàn thành 45,59% về doanh thu và 58,6% về lợi nhuận.
Trên thị trường, đóng cửa phiên 15/9, cổ phiếu DHT đảo chiều giảm 1,2% xuống mức 56.100 đồng/CP. Như vậy, số cổ phiếu Dược Hà Tây dự kiến phát hành cho nhà đầu tư chiến lược có mức giá cao hơn 24,78% so với thị giá.
Digiworld (DGW): Cổ phiếu tăng cao gấp 3 lần kể từ tháng 4/2020, một quỹ Phần Lan trở thành cổ đông lớn Hiện, đa số cổ phần tại Digiworld (DGW) thuộc về Tổng Giám đốc và những bên liên quan. Trong đó, công ty thuộc sở hữu của Tổng Giám đốc Đoàn Hồng Việt là Created Future đang là cổ đông lớn nhất với 34,46% vốn, ông Việt nắm 4,49% vốn, vợ là bà Tô Hồng Trang nắm 3,37% vốn, anh trai Đoàn Anh Quân...