HAP tăng trần 9 phiên liên tiếp: Giới đầu tư đang phản ứng thái quá?
Giá cổ phiếu Công ty cổ phần Tập đoàn Hapaco (Mã chứng khoán HAP – sàn HOSE) bất ngờ tăng 81,6% trong 9 phiên trần liên tiếp từ ngày 05/08/2020.
Điểm đáng chú ý là cổ phiếu HAP tăng trần 9 phiên liên tiếp với khối lượng dư mua trần ngày một tăng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/8, cổ phiếu HAP tăng trần lên 5.540 đồng/cổ phiếu với dư mua trần hơn 2 triệu cổ phiếu.
Diễn biến giá cổ phiếu HAP
Cổ phiếu tăng trong bối cảnh doanh nghiệp công bố thông qua chủ trương xây dựng, thực hiện 5 dự án đầu tư phát triển, dự kiến trình Đại hội đồng cổ đông bất thường vào cuối năm 2020.
Dự án 1 là dự án dây truyền sản xuất giấy tissue, sản phẩm dự kiến đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các nước trong khu vực với công suất 17.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư dự kiến là 150 tỷ đồng. Dự án được thực hiện trên diện tích đất 3 ha của doan nghiệp, đã có đủ các điều kiện hạ tầng cho việc thực hiện dự án.
Dự án 2 là dự án Bệnh viện đa khoa quốc tế Việt – Hàn, tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng với quy mô 800 giường, dự án dự kiến thực hiện trên khu đất 5 ha tại trung tâm đô thị Bắc Sông Cấm – TP. Hải Phòng.
Dự án 3 là dự án Trung tâm thương mại Quốc tế, doanh nghiệp góp 85 tỷ đồng cùng với đối tác là Tập đoàn của Anh và Nhật. Dự án có quy mô 22 tầng, 2 tầng hầm, tiêu chuẩn xây dựng 5 sao trên khu đất của CTCP Thương mại Dịch vụ Hải Phòng. Được biết, HAP đang sở hữu 99,84% vốn tại CTCP Thương mại Dịch vụ Hải Phòng.
Video đang HOT
Dự án 4 là dự án Toà nhà văn phòng cho thuê với tổng mức vốn đầu tư 164 tỷ đồng, quy mô dự án 18 tầng. Dự án được thực hiện trên khu đất 10.000 m2 thuộc sở hữu của HAP.
Dự án 5, nghiên cứu tính khả thi của một số dự án bất động sản khu công nghiệp và khu đô thị tại TP. Hải Phòng mà doanh nghiệp có thể tham gia.
Kết quả 6 tháng đầu năm không khả quan
Trong 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp công bố doanh thu 157,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 9 tỷ đồng, lần lượt giảm 27,5% và 45,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 19% về còn 12,8% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 7,6% về còn 5,7%. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, HAP hoàn thành được 35,7% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Năm 2020, Tập đoàn Hapaco đặt kế hoạch tổng doanh thu là 414,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 28 tỷ đồng, cùng tăng trưởng 10% so với thực hiện năm 2019.
Tính tới 30/6/2020, doanh nghiệp sở hữu 829,7 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 2,2% so với đầu năm. Trong đó, tài sản chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn trị giá 278,5 tỷ đồng, chiếm 33,6% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn là 231,9 tỷ đồng, chiếm 27,9% tổng tài sản; hàng tồn kho là 91,5 tỷ đồng, chiếm 11% tổng tài sản; tài sản cố định là 83,1 tỷ đồng, chiếm 10% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn là 79 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng tài sản.
Trong đó, khoản đầu tư tài chính dài hạn lớn nhất là 195 tỷ đồng vào CTCP Bệnh viện Quốc tế Green. Trong khi đó, các khoản phải thu khác lên tới 215,2 tỷ đồng, trong đó tới 114,9 tỷ đồng là phải thu CTCP Bệnh viện Quốc tế Green về góp vốn thừa đầu tư tại Bệnh viện…
Có thể thấy, tài sản Hapaco tập trung nhiều vào các công ty liên doanh, nghiệp kết, đơn vị góp vốn. Các giao dịch qua lại giữa các thành viên của tập đoàn tạo nên sự khó theo dõi các giao dịch.
Giới đầu tư đang phản ứng thái quá với câu chuyện doanh nghiệp
Có thể thấy, mặc dù là nhóm doanh nghiệp niêm yết đầu tiên trên sàn nhưng hoạt động kinh doanh nhiều năm không có điểm nhấn, điều này đã khiến giá cổ phiếu rơi xuống mức thấp. Tuy nhiên, việc sở hữu những quỹ đất từ nhiều năm qua với giá vốn thấp, đã được giới đầu tư đặt kỳ vọng sẽ sớm khai thác và phản ảnh giá trị thị trường vào giá trị doanh nghiệp.
Theo quy định kế toán tại Việt Nam, doanh nghiệp không thể đánh giá lại tài sản, chỉ khi doanh nghiệp mang đi góp vốn. Chính vì vậy, việc sở hũu quỹ đất từ lâu, hiện tại có ý định sử dụng dự án là câu chuyện giúp nhà đầu tư kỳ vọng tài sản của doanh nghiệp sẽ sớm được định lại.
Mặc dù vậy, giới đầu tư đang phản ứng khá mạnh với thông tin. Thực tế, các dự án còn cần thời gian để tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường thông qua, cũng như cần thời gian đủ lâu để dự án triển khai và tạo dòng tiền. Trước mắt, với lượng tiền mặt chỉ có 54,4 tỷ đồng, trong khi nhu đầu tư dự án lớn là thách thức với doanh nghiệp về huy động vốn để triển khai dự án.
Có thể thấy chắc chắn giai đoạn những tháng còn lại của năm tài chính 2020, Tập đoàn Hapaco chưa có thể khai thác 5 dự án trên để tạo doanh thu. Và, khi báo cáo lợi nhuận không khả quan sẽ thách thức đà tăng của cổ phiếu.
Vừa lên sàn, Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) báo lỗ trong quý II/2020
Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã chứng khoán PSH - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 1.372,4 tỷ đồng, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm trước; lỗ 30,1 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 47,5 tỷ đồng. Trong quý II/2020, biên lợi nhuận gộp giảm từ 10,5% về còn 4,1%.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 3.368,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 0,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 13,5% và 99,3% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp mới chỉ hoàn thành được 0,2% kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong 6 tháng đầu năm, biên lợi nhuận gộp giảm từ 8,1% về còn 4,9% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 2% về 0,01%. Trong kỳ, cơ cấu doanh thu thì doanh thu bán thành phẩm giảm 962 tỷ đồng, tương ứng giảm 36,9% về còn 1.642,8 tỷ đồng.
Năm 2020, PSH đặt kế hoạch doanh thu 20.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 270 tỷ đồng, lần lượt tăng 118% và 120% so với thực hiện năm 2019.
Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm dòng tiền hoạt động kinh doanh chính là âm 693,7 tỷ đồng, so với cùng kỳ là âm 209,8 tỷ đồng. Trong kỳ, dòng tiền tài chính dương là 666,6 tỷ đồng, chủ yếu là đi vay.
Tính tới 30/6/2020, tổng tài sản của doanh ngiệp giảm 3,3% về còn 9.140 tỷ đồng. Tài sản chủ yếu là tồn kho trị giá 4.877,3 tỷ đồng, chiếm 53,4% tổng tài sản; tài sản cố định là 1.612,1 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 1.179,4 tỷ đồng, chiếm 12,9% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn là 417,6 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng tài sản.
Trong kỳ, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 667 tỷ đồng, tương ứng tăng 27,8% lên 3.062,9 tỷ đồng. Như vậy, tỷ lệ nợ vay trên tổng nguồn vốn tăng từ 25,4% lên 33,5%.
Đóng cửa phiên giao dịch 3/8/2020, cổ phiếu PSH đóng cửa giá tham chiếu là 19.000 đồng/CP.
Công bố loạt dự án mới, cổ phiếu Hapaco tăng trần 7 phiên Cổ phiếu HAP đã tăng trần phiên thứ 7 liên tiếp lên 4.850 đồng/cp. Công ty vừa công bố một số dự án với tổng đầu tư lớn như bệnh viện, dây chuyền giấy tissue, trung tâm thương mại... Hapaco là 1 trong 3 doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán, công ty sở hữu danh mục đất đai đa...