Hấp dẫn bánh tráng Đại Lộc
Bánh tráng vừa mỏng, vừa thơm, vừa dẻo hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng thức.
Đến Quảng Nam hỏi đến bánh tráng người ta nhắc ngay đến bánh tráng Đại Lộc. Những chiếc bánh to tròn, trắng mịn màng được làm từ bột thuần gạo tạo nên một hương vị rất riêng, đặc trưng và hấp dẫn bất kỳ ai được thưởng thức.
Đại Lộc là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Nam, đa số đời sống người dân gắn liền với nông nghiệp. Bên cạnh trồng dâu nuôi tằm, trồng bông dệt vải, đan lát… nghề làm bánh tráng ở Đại Lộc cũng đã có từ lâu đời làm nên thương hiệu trên thị trường.
Nếu có dịp ngang qua vùng đất Quảng, bạn hãy ghé thăm những làng bánh tráng Đại Lộc “lừng danh thiên hạ”, chứng kiến sự cần cù, khéo tay của những người thợ chân quê làm ra những chiếc bánh thơm ngon cung cấp khắp trong và ngoài tỉnh. Từ những khoảnh đất trống trước mỗi nhà hay dọc con đường đất dưới rặng tre quanh làng, bánh tráng được phơi la liệt, phía trong những người thợ thoăn thoắt làm bánh.
Hấp dẫn bánh tráng cuốn thịt heo Đai Lộc
Ngoài làm bánh tráng ngọt, bánh tráng mè, bánh tráng dừa… nơi đây chủ yếu làm bánh tráng cuốn. Bánh tráng Đại Lộc mang hương vị rất riêng cho món cuốn phổ biển ở xứ Quảng, đặc biệt không thể thiếu trên bàn ăn, mâm cỗ những dịp lễ tết… Người xứ Quảng xa quê nhớ món bánh tráng phải tìm mua bằng được vài ràng bánh ở chợ về cuốn cho đỡ thèm. Cũng bánh, cũng rau sống, cũng mắm nêm, thịt heo nhưng hình như mọi thứ có vẻ nhạt nhẽo vì đúng là thiếu cái mùi thơm lừng của gạo lúa mới, thiếu cái độ dai, tan giòn giữa răng của bánh tráng Đại Lộc.
Để có một tấm bánh ngon đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo trong việc pha chế nguyên liệu cũng như thao tác tráng bánh trên bếp lò. Gạo mùa lúa mới đảm bảo ba yếu tố thơm, ngon, dẻo. Gạo sau khi vo sạch, ngâm kỹ và thay nước liên tục trong hai ngày, xong đem xay nhuyễn.
Thao tác pha bột cũng rất quan trọng. Bột phải trộn thật đều tay để nhuyễn, lượng nước vừa đủ để hỗn hợp bột không được quá lỏng hay quá đặc, ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bột nước còn được lọc qua lược để loại bỏ vỏ trấu lấm tấm, giúp bột bánh trắng mịn hơn. Khi tráng phải nhanh tay quay đều, chậm một tí sẽ chỗ dày chỗ mỏng, sau đó đậy kín vài phút, bánh chín trải ra phên đem phơi nắng.
Chiếc bánh mỏng mảnh, dễ rách nên khi phơi phải khéo léo, nhẹ nhàng. Người phơi đợi bánh đủ nắng là xếp lại ngay bỏ vào trong bao, lót lá chuối, lúc bán mới xếp ra ràng, luôn bọc trong bao nhựa để giữ bánh luôn mềm.
Video đang HOT
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng của tấm bánh là thời tiết. Từ xưa đến nay, người Đại Lộc vẫn tranh thủ những ngày trời nắng to để tráng bánh. Một tấm bánh được phơi khô giòn sau khi tráng sẽ dẻo và có hương vị hấp dẫn hơn. Nếu trời mưa mới dùng lò để sấy bằng than hầm, nhưng cách làm này tốn chi phí mua than trong khi bánh không được ngon.
Bánh tráng Đại Lộc thường dùng để cuốn với thịt heo luộc – món ăn tuy khá quen thuộc, giản dị nhưng lại có sức hút lạ lùng. Cái thú trước tiên là đĩa rau bắt mắt với các vị của rau diếp cá, tía tô, lá hẹ, húng quế, ngò tàu, cải cay, bắp chuối, khế và thêm những lát chuối chát xắt dài, dưa chua, giá sống… Thịt heo thì chọn những thớ thịt ba chỉ còn tươi nguyên. Khi luộc canh lửa sao cho thịt không được chín nhanh hay chậm quá. Thịt luộc có phần mỡ thật trong, mỡ có màu sắc là không đạt yêu cầu.
Và sẽ thiếu sót nếu không nhắc đến chén nước chấm làm từ mắm cái cá cơm nhỏ và phải là cá cơm đánh bắt từ bãi ngang biển Hội An, Điện Bàn. Mắm chỉ lấy nước, bỏ xác, thêm chút nước đường, bột ngọt, đặc biệt phải nêm thật cay…
Theo tuổi trẻ
Món cuốn thanh mát cho ngày nắng nóng
Những ngày thời tiết quá nóng như thế này, tìm tới các quán bán món cuốn sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn ngon miệng và no bụng.
Cuốn là món ăn nguội và đó là cả một "thế giới" động, thực vật thu nhỏ. Cái hay của món cuốn là ở chỗ, dù món chủ lực có thể là cá, thịt, bì, tôm, chả lụa... nhưng luôn có rau: xà lách, húng quế, húng dũi, diếp cả, tía tô, kinh giới... đi kèm.
Thêm vài nguyên liệu không thể thiếu: dưa chuột, khế chua, chuối chát... để hoàn thiện thêm cái hương vị của món cuốn. Tổng thể lại, đó là "bức tranh" đầy màu sắc, phong phú, hấp dẫn, chứa đủ: mặn, ngọt, chua, cay...
Việc thay đổi khẩu vị cho bữa cơm hàng ngày là rất cần thiết. Và những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ hưng không kém phần thơm ngon như những món gỏi cuốn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo trong những ngày hè nóng nực này.
1. Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng
Đơn giản mà ngon hơn cả, xếp vị trí đầu bảng trong danh mục cuốn là Thịt luộc cuốn bánh tráng.
Với 6 miếng thịt cho mỗi suất ăn, Kèm theo mỗi suất thịt là bánh tráng, bánh phở và rất nhiều các loại rau ăn kèm.
Khi ăn, bạn lấy một miếng bánh tráng, một miếng bánh phở, xếp lên trên đó các loại rau ăn kèm và một miếng thịt rồi cuộn lại. Chỉ cần cắn một miếng, bạn có thể cảm nhận được sự tươi mát của xà lách, vị thơm nồng của rau bạc hà, rau thơm, rau diếp cá, tía tô, đinh lăng, vị chát nhẹ của chuối xanh, vị chua dịu của dứa.
Tất cả hòa quyện một cách tài tình với lớp bánh tráng dai dai, miếng bánh phở mềm mại, miếng thịt heo thái mỏng ngọt thơm cùng mắm nêm đậm đà, làm thỏa mãn vị giác của rất nhiều thực khách.
Địa chỉ: quán Hoàng Bèo, ngõ 21 Phạm Ngọc Thạch. 35.000đ / suất.
2. Bánh tráng Tràng Bảng - Tây Ninh
Mỗi suất ăn gồm 1 đĩa Bánh tráng phơi sương, 01 đĩa thịt chân giò luộc, các loại rau rừng, 01 đĩa bún, nước chấm và 01 đĩa đồ chua ăn kèm.
Bánh tráng được sử dụng là bánh tráng phơi sương chính hiệu Tây Ninh, cùng nhiều loại rau gia vị ănkèm độc đáo được vận chuyển trực tiếp từ miền Nam ra: rau quế vị, lá cóc, rau nhái, đọt vừng. Ngoài ra, đĩa đồ ghém cũng rất đa dạng như: khế chua, dứa, chuối chát, dừa chuột cùng cà rốt, củ kiêu, su hào muối.
Khi ăn bạn chỉ việc lật miếng bánh tráng ra làm đôi, gắp thịt, bún cùng các loại rau yêu thích, chấm cùng thứ nước chấm hội tụ đủ các vị chua, chay, mặn, ngọt của người Tây Ninh. Để rồi khi ăn xong, thực khách có thể hiểu tại sao món ăn dân dã này lại trở thành Danh thực.
Địa chỉ: Nhà hàng Phương Nam, Chùa Láng, gần Học viện Ngoại giao.
Quán Hồng Yên, đường Âu Cơ
Bánh tráng Trảng Bàng, phố Phó Đức Chính.
Mỗi suất bánh tráng cuốn thịt heo đồng giá 50.000đ tại các cửa hàng.
3. Nem nướng Nha Trang
Một suất nem nướng khá cầu kỳ gồm khoảng 6-8 miếng nem nướng lụi, đi kèm với những "cuộn" bánh tráng chiên giòn, ngọt đậm đà rất đặc biệt. Các loại rau sống tươi mát theo mùa, có cả chục loại đủ vị thơm, cay, chua, chát...
Tùy mùa mà đĩa rau bày ra có thể gồm diếp cá, hẹ, húng quế, kinh giới, tía tô, mùi tàu, xà lách, chuối chát, xoài xanh, dưa leo xắt mỏng...
Vì toàn bộ nguyên liệu chính (trừ rau tươi ăn kèm) đều được vận chuyển kì công từ Nha Trang ra Hà Nội.Ngay cả loại nước chấm nem độc đáo sánh vàng tạo nên hương vị riêng biệt cho món nem nướng cũng được lấy từ gốc 100% nên tại quán, món ăn giữ được nguyên "hương vị Nha Trang" trong từng miếng gắp.
Mềm, giòn, dai, xốp dường như đang hiện hữu và hòa quyện lại với nhau trong mùi vị rất đặc trưng của nước sốt... một chút mặn, một chút ngọt và rất là thơm...
Địa chỉ: quán Nông Dân, ngõ 495, Nguyễn Trãi, giá: 50.000đ / suất.
Theo Webphunu
"Tự xử" với bò nhúng giấm Mỗi khi tụ tập và quyết định làm bò nhúng giấm cho tiệc gặp gỡ, bạn bè tôi thường gọi tên món này là "món tự xử". Sở dĩ gọi vậy là bởi sau khi bày biện đồ ăn lên bàn, phần ai nấy lo, tự phục vụ cho mình theo khẩu vị riêng. Người thích ăn thịt bò chín, người thích ăn...