Hào Dương thách thức pháp luật
Đây là doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực thuộc da tại TPHCM liên tiếp vi phạm nghiêm trọng về bảo vệ môi trường nhưng cách xử lý của cơ quan chức năng chưa đủ sức răn đe
Trong văn bản “cầu cứu” các cơ quan chức năng giữa năm 2012, Công ty CP KCN Hiệp Phước (HIPC – đơn vị đầu tư hạ tầng KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè – TPHCM) cho biết dù đã nhiều lần kiểm tra nhắc nhở nhưng Công ty CP Thuộc da Hào Dương ( Công ty Hào Dương) vẫn thường xuyên xả nước thải chưa qua xử lý và hóa chất nhuộm da vào hệ thống thoát nước mưa, chảy ra sông Đồng Điền.
Nước thải ngành thuộc da được đánh giá là cực kỳ độc hại. Bất chấp điều này, Công ty Hào Dương vẫn ung dung
“đầu độc” sông Đồng Điền. Ảnh: THU SƯƠNG
Ngang nhiên vi phạm
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên vì năm 2007, HIPC kiểm tra và phát hiện Công ty Hào Dương bơm nước thải và xả bùn của hệ thống xử lý nước thải ra sông Đồng Điền nên đã tạm ngưng cung cấp nước cho công ty. Không chịu thua, Công ty Hào Dương đã thuê sà lan vận chuyển nước từ nơi khác đến để sản xuất và tiếp tục xả thải. HIPC tiếp tục ngưng cung cấp điện thì Công ty Hào Dương tự trang bị máy phát điện để sản xuất. Năm 2008, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường – Công an TPHCM bắt quả tang Hào Dương xả nước thải vượt hàng trăm lần tiêu chuẩn cho phép ra sông Đồng Điền. Đến năm 2009, Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) lại phát hiện Hào Dương xả thải ra môi trường nên đã chuyển hồ sơ về Sở TN-MT TPHCM xử phạt. Trong quá trình chờ quyết định xử phạt, công ty này vẫn liên tục gây ô nhiễm. Liên tiếp từ đó đến nay, năm nào các cơ quan chức năng cũng kiểm tra phát hiện Công ty Hào Dương xả thẳng nước thải ra môi trường bằng hình thức này hay hình thức khác, thế nhưng, biện pháp xử lý cao nhất cũng chỉ là phạt hành chính với số tiền vài trăm triệu đồng! Hình phạt cao nhất đã được các cơ quan liên quan đề xuất là đình chỉ hoạt động, rút phép nhưng đều không thực hiện được vì… vướng Luật Đầu tư và chính pháp luật về môi trường: Nghị định 117 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sai phạm của Công ty Hào Dương không chỉ làm đau đầu các cơ quan quản lý mà ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân huyện Nhà Bè. Mùi hôi tra tấn, mưu sinh trên sông Đồng Điền bị ảnh hưởng. Mỗi khi nhắc đến Công ty Hào Dương, người dân lại ngao ngán truyền nhau câu vè “Vedan nào ở đâu xa; Hào Dương ta đó chính là Vedan!”. Nhưng Vedan (Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam) đã bị xử lý thích đáng và có thiện chí khắc phục, còn Hào Dương thì vẫn nhởn nhơ sai phạm, thách thức pháp luật.
Lực bất tòng tâm!
Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, Phó Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza), cho biết tiến hành kiểm tra hoạt động của Công ty Hào Dương tại lô A18 KCN Hiệp Phước còn phát hiện bất thường lớn giữa lượng nước cấp sản xuất và nước thải. Cụ thể, Hào Dương tiếp nhận lượng nước cấp trung bình từ KCN Hiệp Phước là 23.661 m3/tháng, ngoài ra còn được Sở TN-MT cấp phép khai thác nước sông với lưu lượng 1.000 m3/ngày (tương đương 30.000 m3/tháng). Tuy nhiên, lượng nước thải Hào Dương đưa về nhà máy xử lý tập trung của KCN chỉ 14.325 m3/tháng. Sự chênh lệch giữa lượng nước cấp và nước thải rất lớn, vậy lượng nước còn lại đổ đi đâu? Ngoài ra, Hào Dương còn hợp tác sản xuất với Công ty CP Thuộc da Sài Gòn tại lô C4 KCN Hiệp Phước. Hệ thống xử lý nước thải tại lô này đang xuống cấp trầm trọng. Trong quá trình sản xuất, Hào Dương cũng cho nước thải chảy ra hệ thống thoát nước mưa của KCN Hiệp Phước. Hepza đã yêu cầu công ty này ngưng sản xuất tại lô C4 từ cuối tháng 6-2012.
Bà Hạnh khẳng định Hepza đã làm đầy đủ các biện pháp và chức trách đối với những sai phạm của Hào Dương. “Hepza không chấp nhận những doanh nghiệp liên tiếp sai phạm, chúng tôi muốn xử phạt thật nặng và có thể đình chỉ hoạt động để làm gương cho các doanh nghiệp khác. Thậm chí trong buổi làm việc gần đây, tôi đã đề nghị HĐND TP công khai cách thức xử lý những trường hợp như thế nhưng Hepza không có thẩm quyền xử phạt hay đình chỉ. Hepza đã báo cáo với UBND TP về sai phạm của Công ty Hào Dương tại lô A18 và chờ chỉ đạo, đồng thời chuyển hồ sơ sai phạm tại lô C4 sang Công an TP và cũng đang chờ kết quả” – đại diện Hepza bức xúc.
Mới đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) – Bộ Công an cũng đã kiểm tra và lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường của Công ty Hào Dương. Đại tá Lương Minh Thảo, Cục phó C49, cho biết sẽ xử lý vụ việc thích đáng khi có kết quả phân tích.
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường TPHCM, Công ty Hào Dương vẫn còn nợ 640 triệu đồng phí bảo vệ môi trường đối với nước thải truy thu các năm 2008, 2009.
Theo NLD
Xả thẳng nước thải ra kênh
Rạng sáng 17-7, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường Công an TP.HCM (PC49) phát hiện cơ sở giết mổ gia súc do bà Nguyễn Hồng Thắm làm chủ (địa chỉ quốc lộ 22, ấp Chợ, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) dù có hệ thống xử lý nước thải nhưng vẫn xả thẳng nước thải ra kênh rạch.
Công an môi trường kiểm tra hố ga dẫn nước thải của cơ sở giết mổ gia súc - Ảnh: Hoàng Lộc
Cụ thể, hệ thống xử lý nước thải công suất 70m3/ngày của cơ sở không hoạt động. Toàn bộ nước thải trong quá trình hoạt động chủ cơ sở chia làm nhiều nhánh ngầm và không qua hệ thống xử lý nước thải mà xả thẳng ra rạch Cây Điệp và chảy ra rạch Tra. Ngoài sai phạm trên, tổ kiểm tra phát hiện thêm một đường ống ngầm đường kính 20cm, dài
30-40m dẫn nước thải từ bể chứa xả thẳng ra ao phía trước cơ sở. Quanh khu vực hố ga và ao có một lượng lớn lông heo chất thành bãi bốc mùi hôi thối.
Theo Tuổi Trẻ
Đòi Sonadezi bồi thường hơn 24 tỉ đồng Dù việc hướng dẫn kê khai chưa hoàn tất nhưng đến nay, số tiền người dân đòi Công ty Sonadezi bồi thường đã lên đến 24 tỉ đồng, cao hơn mức ban đầu Sau hơn 2 tuần Ban Chỉ đạo điều tra, xác minh ô nhiễm của huyện Long Thành - Đồng Nai hướng dẫn người dân kê khai thiệt hại đòi Công...