‘Hành xử của nhạc sĩ Phó Đức Phương không văn minh’
“Nếu có cách ứng xử chuyên nghiệp và hiểu pháp luật thì không phải đi như xiết nợ như vậy”, đại diện pháp lý cho ban tổ chức liveshow Khánh Ly nói.
Những ngày qua, những lùm xùm xung quanh vấn đề thanh toán tiền bản quyền của các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được sử dụng trong Liveshow Khánh Ly diễn ra tại thủ đô Hà Nội và Đà Nẵng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Không dừng lại ở những tranh luận giữa đơn vị tổ chức – công ty TNHH Giải trí Đồng Dao và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, sự việc đang dần có những diễn biến căng thẳng khi nhạc sĩ Phó Đức Phương (giám đốc trung tâm) tìm đến địa điểm tổ chức show diễn này để đòi tiền bản quyền là 170 triệu đồng chưa bao gồm thuế.
Xung quanh những tranh cãi này, trưa 12/8, phía ban tổ chức (BTC) đã có buổi gặp gỡ với truyền thông để đưa ra những lập luận về phía mình. Cùng tham dự còn có Tiến sĩ – Luật sư Nguyễn Ngọc Sơn – người đại diện pháp lý cho ban tổ chức liveshow Khánh Ly.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn – giám đốc công ty TNHH Giải trí Đồng Dao (bìa trái) và ông Nguyễn Ngọc Sơn – người đại diện pháp lý cho ban tổ chức (bìa phải).
Ngay trước buổi gặp gỡ, đại diện Ban tổ chức đã nhấn mạnh: “Những vấn đề sau đây không liên quan đến ca sĩ Khánh Ly. Trong quá trình làm việc, chúng tôi cũng xác định rõ điều này để giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa ca sĩ Khánh Ly và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”.
Lần lượt giải trình quan điểm của mình về việc chưa thể đàm phán để thanh toán tiền tác quyền luật sư Nguyễn Ngọc Sơn đưa ra 3 lý do chính:
Trung tâm không có đầy đủ chứng cứ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp
Theo luật sư Nguyễn Ngọc Sơn, người thừa kế các tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gồm 6 người (1 người em trai và 5 em gái), tuy nhiên trung tâm chỉ có giấy xác thực của cơ quan chính quyền về quyền thừa kế của bà Trịnh Vĩnh Trinh kèm theo giấy ủy quyền của Trịnh Vĩnh Trinh cho trung tâm được ký vào năm 2011 và 2014. Như vậy, trung tâm không có đầy đủ các chứng cứ chứng minh có đủ tư cách đại diện hợp pháp để có thể nhận số tiền này.
Khi yêu cầu được cung cấp đầy đủ giấy chứng sự đồng ý ủy quyền của 5 người anh em còn lại cho bà Trịnh Vĩnh Trinh, trung tâm đã không thể đáp ứng được.
“Chúng tôi chỉ yêu cầu cung cấp thêm giấy tờ để làm thủ tục hợp pháp, tuy nhiên sau 40 phút chờ đợi, trung tâm không tài nào ra được giấy đó”, luật sư nói.
Đến ngày 8/8, khi BTC yêu cầu được cung cấp đầy đủ những giấy tờ này, trung tâm tiếp tục được nhận một tờ giấy photo, trong đó có chữ ký 3 người. Tuy nhiên văn bản này không hợp pháp vì chỉ là bản sao mà không có bản đối chiếu, chỉ có dấu công chứng giáp lai chứ không có dấu chính thức, không có chữ ký của công chứng viên, không đọc được tên phòng công chứng nào đóng dấu.
“Đại diện trung tâm bảo đây là do sai sót. Với một đơn vị làm việc chuyên nghiệp thì không thể có nhập nhèm như vậy”, luật sư chia sẻ.
Video đang HOT
Đêm nhạc Khánh Ly diễn ra tối 2/8 bị đòi tiền tác quyền âm nhạc lên tới 170 triệu đồng.
Mức giá phía tác quyền đưa ra không hợp lý (7,5 triệu/bài)
Về phía các sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, BTC cho biết số tiền tác quyền được phía trung tâm đưa ra có mức 7,5 triệu/bài, vị chi tổng là 170 triệu đồng chưa bao gồm thuế.
Số tiền này được trung tâm tính theo doanh thu của liveshow, tuy nhiên theo BTC, họ còn phải chi rất nhiều chi phí cho nhiều khâu khác nhau từ nhân lực đến đầu tư vật chất, nên tính trên doanh thu (thay vì chỉ dựa trên lợi nhuận) là không hợp lý và khó có thể chấp nhận.
“Về giá, chúng tôi đã nghiên cứu về giá thị trường. Cách tính này quá cao so với ban tổ chức. Trung tâm áp đặt con số đó mà không thỏa thuận, cân bằng trên lợi ích công chúng, nhạc sĩ và nhà sản xuất”.
Tuy nhiên khi chủ động đàm phán và đề nghị giá khởi điểm 1,5 triệu đồng, trung tâm đã không hợp tác. Liên hệ với bà Trịnh Vĩnh Trinh, BTC nhận được phản hồi rằng “Anh Sơn cứ làm việc trực tiếp với anh Phó Đức Phương đi, Trinh mệt lắm rồi”.
BTC cũng cung cấp thông tin trong đêm nhạc Như cánh vạc bay diễn ra tại Hà Nội năm 2011, họ chỉ phải thanh toán cho bà Trịnh Vĩnh Trinh trung bình là gần 700 nghìn đồng/bài.
“Tính theo sự chênh lệch của giá vé so với chương trình Như cánh vạc bay và Liveshow Khánh Ly, chúng tôi chỉ phải trả cao gấp 5 lần, còn như cách tính của trung tâm là phải trả gấp 15 lần”, luật sư Nguyễn Ngọc Sơn nói.
BTC nhấn mạnh việc họ không từ chối tiền tác quyền cho tác giả, cụ thể, với những tác phẩm thuộc quyền sở hữu của nhạc sĩ Phú Quang (Em ơi Hà Nội phố), Nguyễn Ánh 9 (Tình khúc chiều mưa), Trương Qúy Hải (Hà Nội mùa vắng những cơn mưa), công ty Văn hóa Phương Nam (Thuyền viễn xứ, Kiếp nào có yêu nhau), công ty Đồng Dao đã liên lạc và thanh toán đầy đủ tiền tác quyền với mức giá 1 triệu đồng/bài.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng bà Văn Thị Thu Bích (Trưởng VP đại diện Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam tại Đà Nẵng) đến gặp Ban tổ chức để yêu cầu thực hiện tác quyền trước show Khánh Ly.
Phản ứng của nhạc sĩ Phó Đức Phương – giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam
BTC bày tỏ quan điểm, việc yêu cầu thanh toán tác quyền là vấn đề dân sự, tức nếu có một bên vi phạm, bên còn lại có thể khiếu nại trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc/và khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Do đó, phản ứng của nhạc sĩ Phó Đức Phương đến thẳng địa điểm tổ chức 2 đêm liveshow diễn ra tại Hà Nội và Đà Nẵng để đòi tiền tác quyền là thiếu tôn trọng pháp luật và không có cách ứng xử văn minh.
“Nếu có cách ứng xử chuyên nghiệp và hiểu pháp luật thì không phải đi như xiết nợ như vậy. Chúng tôi không mời ông Phó Đức Phương vào phòng để nói chuyện thì có thể đã xảy ra gây rối mất trật tự. Tuy nhiên, khi vào đây, ông Phương cũng không đồng ý đàm phán”.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Ngọc Sơn – giám đốc công ty TNHH giải trí Đồng Dao – cho biết trong lần đầu tiên diễn ra Liveshow Khánh Ly vào đầu tháng 5, ông đã chấp nhận đóng gần 265 triệu đồng cho và Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc. Tuy nhiên, sau này được đồng nghiệp mách bảo, ông mới biết mình đã phải nộp số tiền quá cao vì không tìm hiểu kỹ và nghĩ đây là điều bắt buộc phải làm. Qua đến show thứ 2 vào ngày 2/8, ông mới bắt đầu tìm hiểu kĩ và dẫn đến những rắc rối giữa hai bên.
Cuối cùng, ông khẳng định, BTC Sẽ đóng nhưng với số tiền hợp lý chứ không muốn bị bắt chẹt. “Hãy xử lý văn minh theo đúng thủ tục và pháp luật, Đồng Dao sẽ chấp nhận thực hiện”, ông Sơn nói thêm.
Liveshow Khánh Ly sắp diễn ra tại Bình Dương đã bị hoãn lại để giải quyết xong vấn đề này.
Theo Zing
Nhạc sĩ Phó Đức Phương: Buộc lòng 'xuất tướng' đòi nợ để đánh động dư luận
Suýt nữa nhạc sĩ Phó Đức Phương, giám đốc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) lại phải "xăm xăm băng lối" trong đêm nhạc Khánh Ly tại Trung tâm Hội nghi quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội) hôm 2/8 mới đây, để đòi tiền tác quyền. May thay, giờ chót, ban tổ chức chương trình và VCPMC bước đầu tìm được tiếng nói chung...
Nói "lại" là bởi đây không phải lần đầu ông Giám đốc VCPMC đích thân xuất tướng. 4 năm trước, trong chương trình Tuấn Vũ - Mười năm tái ngộ, một kịch bản tương tự diễn ra, tác giả của Hồ trên núi, Trên đỉnh phù vân, Về quê... phải trực tiếp tới tận nhà hát để "tố" phía tổ chức không tuân thủ tác quyền (và cũng được "xoa dịu" bằng một biên bản thỏa thuận sẽ trả tiền đầy đủ).
Ông từng nói rất nhiều về sự bẽ bàng và chua chát khi phải làm việc với những nơi cố tình chây ì nộp tiền bản quyền. Vậy nhưng, suốt 12 năm tồn tại của VCPMC, Giám đốc Phó Đức Phương cũng chỉ 2 lần trực tiếp đi "đòi nợ". Nghĩa là vẫn có chút ngần ngại ở đây phải không, thưa nhạc sĩ?
Không. Đơn giản, sức người cũng có hạn. Với hàng đống công việc khác, tôi không thể suốt ngày quần quật xắn quần chạy theo những trường hợp vi phạm ấy. Những chuyện cực chẳng đã như vừa rồi cũng chỉ diễn ra khi mọi thứ đã vượt quá giới hạn. Đêm nhạc Tuấn Vũ hay Khánh Ly cũng chỉ là câu chuyện lặp lại của hàng trăm trường hợp tương tự.
Cách làm của phía tổ chức thường là vậy: sát giờ biểu diễn, sát ngày diễn mới đến VCPMC rất muộn, nếu văn phòng đã đóng cửa thì ung dung ra về với lý do đã tới làm việc nhưng không gặp ai. Còn nếu gặp, họ chủ động đưa mức giá thấp tới mức khó chấp nhận, rồi sau đó lấy lý do không thỏa thuận được để đổ lỗi cho chúng tôi và mất tăm luôn. Tôi thương các cán bộ của VCPMC quá vất vả, và cũng không chịu nổi cảnh người ta trơ trơ thách thức quyền lợi chính đáng của mình nên buộc lòng phải "đánh động" dư luận theo cách ấy.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương
Nhưng, ông có nghĩ những rắc rối ấy một phần đến từ mức phí mà VCPMC đặt ra không? Cụ thể, với những chương trình như đêm nhạc Khánh Ly, mức phí được yêu cầu lên tới hàng trăm triệu đồng - trong khi như lời NSND Trần Bình, gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng thu chỉ 1,5 triệu đồng tiền tác quyền cho mỗi ca khúc trong đêm diễn?
Xin khẳng định: trong vài năm qua, kể từ khi chúng tôi được ủy quyền thu phí ca khúc Trịnh Công Sơn, không bao giờ có mức giá nào như vậy. Anh Trần Bình có thể lấy mức giá của 3, 4 năm trước hoặc của một đêm biểu diễn nhỏ nào đó để so sánh. Còn ở đây, khi đã sử dụng ca khúc để kinh doanh, thì mức bản quyền được thu tương ứng theo giá vé và chỗ ngồi là điều hiển nhiên.
Tại đêm nhạc Khánh Ly đầu tiên, phía tổ chức đã rất thiện chí và đóng đủ cho chúng tôi 260 triệu đồng tiền bản quyền. Còn trong lần này, chỉ khi chúng tôi tìm đến tận nhà hát, phía tổ chức mới ngồi lại thỏa thuận và đồng ý để chúng tôi thu phí theo 40% số ghế - chứ không phải là 60% so với quy định. Nghĩa là, trung tâm cũng đã cố hết sức để có thể chia sẻ với họ rồi.
Nhưng, trung tâm vẫn có thể hạ thêm mức giá chung để các nhà tổ chức dễ hợp tác hơn, chẳng hạn như chỉ thu theo 30% số ghế thay vì 50 hoặc 60%?
Đó là con số gắn liền với quyền lợi của hơn 3.000 nhạc sĩ đã ủy thác bản quyền cho VCPMC nữa. Khi mời họ gia nhập, chúng tôi đã thông báo rất rõ mức thu phí này nên không thể tùy tiện thay đổi.
Có một câu chuyện tế nhị: nếu đồng ý chỉ thu phí 30% ở một vài chương trình biểu diễn, chắc chắn sẽ có những nhạc sĩ nghĩ rằng người ta "làm việc riêng" với ông Phương để được hạ mức giá như vậy. Đó cũng là lý do mà trong 12 năm qua, tôi luôn từ chối tất cả các cuộc hẹn gặp riêng của phía tổ chức mà luôn yêu cầu họ tới văn phòng trong giờ hành chính.
Chương trình Khánh Ly biểu diễn tại Hà Nội suýt rắc rối về tác quyền
Thật ra, ngay từ phía các nhạc sĩ ủy quyền cho VCPMC cũng từng có những ý kiến chưa tán đồng. Chẳng hạn, có người nghi ngờ về số tiền bản quyền trực tiếp nhận về từ trung tâm, có người lại than thở về việc tổ chức đêm diễn của mình thì cũng phải đích thân đóng tiền bản quyền cho VCPMC, rồi lại... nhận về 80% số tiền đó...
Những chuyện đó báo chí đã nói nhiều. Và cho đến giờ, vị nhạc sĩ từng "nặng lời" với VCPCM nhất thì vẫn đang tiếp tục ủy thác tác phẩm cho chúng tôi một cách tự nguyện. Anh hỏi, chúng tôi trả lời rằng VCPMC giữ lại 20% phí hoạt động theo cam kết ban đầu và chuyển đủ cho tác giả 80% tiền bản quyền. Anh nghi ngờ, chúng tôi mời anh xem toàn bộ số liệu. Anh bảo số liệu các ông ghi thế nào chẳng được, chúng tôi yêu cầu anh đừng nói bậy, đây là số liệu tự động được cập nhật bằng phần mềm riêng. Căng thẳng quá, chúng tôi đề nghị anh rút tên ra khỏi danh sách ủy thác cho VCPMC thì anh nói không rút, các ông đã dựng ra trung tâm thì nhạc sĩ có quyền ủy thác.
Với những trường hợp thứ 2 thì lý do của VCPMC khá đơn giản: đã nhận ủy thác, chúng tôi sẽ làm việc đầy đủ và có trách nhiệm trong bất cứ chương trình biểu diễn nào. Chúng tôi giúp nhạc sĩ thu phí ở vũ trường, nhà hàng, ở các quán karaoke thuộc vùng sâu vùng xa, ở mọi đêm biểu diễn trên toàn quốc. Vậy, khi tự tổ chức đêm nhạc ở thành phố và có sử dụng một vài ca khúc của đồng nghiệp, nhạc sĩ không thể nói rằng hãy để họ tự lo chuyện bản quyền và tự... thu xếp với những nhạc sĩ có ca khúc được dùng...
Được biết, một số nghệ sĩ hoặc tổ chức biểu diễn đã từng tuyên bố sẽ đứng ra thành lập những trung tâm bản quyền riêng cho nhạc sĩ. Ông có lo ngại trong tương lai, rất có thể sẽ có những trung tâm bản quyền âm nhạc khác nhau cùng hoạt động, thậm chí là có thể cạnh tranh nhau bằng cuộc đua... hạ mức phí bản quyền?
Ở những nước phát triển mà tôi biết, việc thu phí bản quyền rất ít khi được thực hiện bởi những tổ chức khác nhau. Nếu có, thường thì những tổ chức ấy lại phân riêng theo từng chuyên nghành hẹp, chẳng hạn có tổ chức chuyên về lĩnh vực bản quyền âm nhạc trong kinh doanh quảng cáo, có tổ chức chuyên về biểu diễn sân khấu hoặc băng đĩa nhạc. Nếu sắp tới tại VN, lĩnh vực này xuất hiện thêm những tổ chức khác thì tôi cũng cho là việc bình thường thôi. Còn VCPMC vẫn tin vào cách mà mình hoạt động. Trước đó, có ai trực tiếp bảo vệ quyền lợi của giới nhạc sĩ chúng tôi không?
Theo Danviet
Nhạc sĩ Phó Đức Phương bị 'mời' khỏi show Khánh Ly ở Đà Nẵng Cuộc tranh cãi giữa nhạc sĩ "Hồ trên núi" - đại diện của Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam và đơn vị tổ chức liveshow Khánh Ly vẫn chưa đi tới hồi kết. Lúc 19h30 phút tối 8/8, cách thời điểm Khánh Ly biểu diễn ở TP. Đà Nẵng khoảng 30 phút, nhạc sĩ Phó Đức Phương cùng...