Hành vi nhẫn tâm cần lên án
Thời gian gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ngày càng gia tăng, gây bức xúc dư luận. Điều đáng nói, trong số những vụ tai nạn xảy ra, không ít lái xe còn cố tình đâm nạn nhân đến chết nhằm trốn tránh trách nhiệm lâu dài.
Không ít lái xe quan niệm sai lầm là gây tai nạn giao thông chết người sẽ đền bù
ít hơn so với việc khiến nạn nhân thương tật (Ảnh minh họa)
Hành vi bất nhân
Video đang HOT
Trong lúc chở 4 người bạn đi chơi bằng xe ô tô, đến ngã tư Lý Thường Kiệt – Hàng Bài, Hà Nội, Nguyễn Minh T đã đâm phải hai thanh niên chạy xe máy, khiến 1 nạn nhân tử vong. Tuy nhiên, sau khi gây tai nạn, lái xe phóng xe bỏ chạy, tiếp tục đâm vào đôi nam nữ đi xe máy tại ngã tư Khâm Thiên – Lê Duẩn, khiến nạn nhân bị thương. CAQ Hoàn Kiếm đã mở rộng điều tra, tạm giam người gây ra tai nạn và tại phiên toà xét xử, đối tượng trên phải chịu mức xử phạt 2 năm tù giam.
Mới đây, liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra vào tối 3-3 tại phố Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội do lái xe Đỗ Tú Anh điều khiển, cơ quan điều tra đã xác định lái xe không cố tình cán tiếp nạn nhân. Song một lần nữa dư luận tỏ thái độ lo lắng trước thực tế không ít lái xe quan niệm đâm nạn nhân chết hẳn còn hơn bị thương. Bởi, khi ấy số tiền họ bỏ ra để chi trả, đền bù cho gia đình nạn nhân chỉ một lần, thay vì phải mang trách nhiệm suốt đời đối với họ.
Anh Nguyễn Tiến T, chuyên lái xe cho các tour du lịch miền Bắc cho hay, sau khi xảy ra tai nạn điều khiến lái xe lo sợ nhất đó là nạn nhân phải nằm một chỗ, hay bị thương tật vĩnh viễn. Nhiều trường hợp, do kinh tế khó khăn, không có đủ điều kiện trang trải nên lái xe phải vay mượn, thậm chí bán cả nhà cửa để cứu chữa cho nạn nhân. Cũng theo anh T, chính vì điều này mà không ít lái xe điều khiển phương tiện giao thông sau khi gây tai nạn đã cố tình đâm chết người chịu 3 – 5 năm tù và bồi thường tổng cộng cao nhất là 150 triệu đồng để không phải chịu trách nhiệm chăm sóc, chữa trị, nuôi dưỡng nạn nhân suốt đời.
Mặc dù pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm và biện pháp xử lý đối với những người gây ra tai nạn và thực tế nếu hành vi này được cơ quan điều tra làm rõ là cố tình đâm chết người thì họ sẽ phải chịu mức xử lý nặng hơn. Song trên thực tế, quan niệm “người chết không mệt bằng bị thương” và việc gây tai nạn giao thông chết người sẽ đền bù ít hơn so với việc gây thương tật cho nạn nhân, thủ tục giải quyết một lần duy nhất đã khiến không ít lái xe nhắm mắt làm liều. Đây là hành vi vô nhân tính, coi thường tính mạng con người.
Cần xử lý nghiêm để làm gương
Luật sư Nguyễn Tiến Hoà – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng, đây là thực tế cần lên án. Điều 202 Bộ Luật hình sự – Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đã nêu rõ trách nhiệm hình sự đối với tội danh này. Theo đó, người điều khiển phương tiện giao thông dù gây thiệt hại cho nạn nhân nặng đến thế nào chăng nữa thì mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù. Trường hợp mà hậu quả gây tai nạn dẫn đến 1 cá nhân bị chết thì mức xử phạt sẽ từ 3 – 5 năm tù. Bên cạnh mức xử lý hình sự thì tổng mức bồi thường cả về tinh thần, ma chay theo quy định chỉ ở mức cao nhất là 150 triệu đồng. Tuy vậy, bên cạnh trách nhiệm hình sự thì trách nhiệm dân sự trong các vụ tai nạn giao thông mới là điều đáng bàn. Cụ thể, trường hợp người điều khiển phương tiện gây tai nạn nhưng nạn nhân không chết mà tàn tật suốt đời thì tiền viện phí, chăm sóc, và những tổn thương tinh thần khác,… được coi là gánh nặng rất lớn đối với người gây ra tai nạn.
Hành vi cố tình đâm chết người, có tính toán trước của lái xe là vô cùng nhẫn tâm. Để xác định những hành vi này có phải cố tình hay không cần căn cứ vào các kết quả điều tra của cơ quan chức năng, từ đó xác minh chính xác hành vi của người điều khiển phương tiện để xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp cơ quan chức năng xác định rõ hành vi của người gây tai nạn có đầy đủ yếu tố cấu thành tội giết người thì sẽ bị xử lý theo Điều 93 – Bộ luật Hình sự và mức xử lý cao nhất là tử hình. Mặt khác, đối tượng đó còn phải chịu trách nhiệm bồi thường về tinh thần, các thủ tục liên quan đến ma chay cho nạn nhân.
Do vậy, Luật sư Nguyễn Tiến Hoà khẳng định, để tránh những trường hợp tương tự có thể xảy ra, cơ quan chức năng cần tuyên truyền cho người điều khiển phương tiện nắm rõ và nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Bên cạnh đó, những hành vi cố tình giết người cần phải bị lên án và xử lý nghiêm minh, làm gương cho những đối tượng khác, tránh những hệ luỵ lâu dài cho xã hội.
Theo ANTD
Xe cẩu húc đổ cổng nhà văn hoá, ba người tử vong
Lúc 14h ngày 5/3, tại khối 2, thị trấn Yên Thành, Nghệ An, xe cẩu BKS 37C-07373 chở đồ phục vụ đám cưới vào nhà văn hoá huyện Yên Thành, gây tai nạn, làm ba người chết..
Hiện trường vụ tai nạn
Cụ thể, sau khi chuyển đồ đạc xuống khỏi thùng, tài xế quên hạ cần cẩu trên thùng xe, đã kéo sập cổng nhà văn hoá, đè bẹp đầu và thùng xe. Hậu quả, ba người chết, xe cẩu bị đè bẹp và hư hỏng nặng.
Những người tử vong đều đến từ xã Diễn Hạnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An, trong đó có có hai nạn nhân là cha con. Công an huyện Yên Thành đang điều tra vụ việc.
Theo Xahoi
Hà Nội: Taxi bị đâm bẹp dúm, 2 khách thương nặng Xe taxi đang dừng trả khách bên đường, đột nhiên bị xe KIA chạy từ xa lao tới, đâm vào phía sau, khiến 2 khách đi taxi nhập viện. Chiếc xe bị đâm Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 23/2, tại đường Lê Quang Đạo, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Một số người dân chứng kiến vụ tai nạn cho...