Hành tung bí ẩn của Việt kiều “viện trợ 10 tỉ USD”
Vụ ông Paul Lê Hùng muốn viện trợ miễn phí cho Việt Nam 10 tỉ USD đang gây xôn xao dư luận. Đã xuất hiện thông tin tố cáo ông Lê Hùng vì liên quan đến nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy hiện nay, việt kiều “VIP” này ở đâu?
Trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư
Bắt đầu từ 15h chiều 27/11, PV Dân trí lần theo số điện thoại, địa chỉ liên hệ để lại trên một trang thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư nhằm gặp trực tiếp Việt kiều này làm rõ các thông tin xung quanh vụ tỉnh Tiền Giang, Sóc Trăng từ chối đề nghị “viện trợ nhân đạo” mà ông Lê Hùng đưa ra, đồng thời PV Dân trí cũng muốn nắm rõ tổ chức, nguồn tiền mà ông Lê Hùng đã “quảng bá” ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Đọc những thông tin kinh tế – tài chính mới nhất trên FICA: Chuẩn bị hàng Tết tại Hà Nội: Chống đầu cơ, sốt giá Thái Lan: Hàng ngàn người biểu tình xông vào trụ sở quân đội Đất vàng bỏ hoang: Dọa thu hồi chả ai sợ Kinh tế Anh tăng trưởng cao nhất trong hơn ba năm
Địa chỉ liên hệ được ghi lại trên trang thư ngỏ mà ông Lê Hùng gửi đến các nhà đầu tư là một căn nhà nằm trong con hẻm 220 Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 21, quận Bình Thạnh). Theo ghi nhận của PV, đây là một căn nhà 2 tầng, tầng trệt đang trong quá trình sửa chữa và chẳng có bảng hiệu thể hiện gì về tổ chức mà ông Lê Hùng đã nhắc đến trong thư ngỏ. Dò hỏi người dân địa phương, cũng không ai biết gì về “tung tích” của Việt kiều Mỹ này.
Qua xác minh, căn nhà trên là do một công ty truyền thông và một công ty xây dựng đang thuê lại làm trụ sở.
Tiếp tục gọi điện vào số điện thoại trên thư ngỏ, chúng tôi gặp một người đàn ông thừa nhận là Paul Lê Hùng. Qua điện thoại, PV Dân trí trình bày về việc muốn gặp ông Lê Hùng để nắm rõ thông tin và cảm nhận của ông khi liên tiếp 2 tỉnh Tiền Giang và Sóc Trăng từ chối thẳng thừng đề nghị viện trợ “tỷ đô” của ông, cũng như sắp tới việt kiều này có đề nghị viện trợ “tỷ đô” cho tỉnh nào nữa không.
Lúc này, ông Lê Hùng cho biết, ông đang có mặt ở TPHCM và sắp phải dự cuộc họp nên không thể gặp. Ông Lê Hùng hứa hẹn sẽ gặp vào buổi tối, sau khi cuộc họp kết thúc.
Video đang HOT
Căn nhà mà ông Paul Lê Hùng ghi địa chỉ trong thư ngỏ hiện đang sữa chữa và của đơn vị khác sử dụng
Trong khi chờ đợi, PV Dân trí đã chuẩn bị hàng loạt câu hỏi như: Vì sao ông Lê Hùng lại chọn Việt Nam để mang hàng tỷ USD “miễn phí” về tài trợ? Tổ chức của ông hoạt động thế nào? Trước khi về Việt Nam ông Lê Hùng đã làm việc với Bộ, ngành nào của Việt Nam chưa? Dự án tài trợ ở Thái Nguyên đã thực hiện đến đâu? Nhiều công ty xây dựng đã liên hệ với ông như thế nào khi nghe tin ông đã gặp lãnh đạo nhiều tỉnh để bàn kế hoạch “viện trợ nhân đạo”, xây các công trình giao thông…
Hơn 3 giờ chờ đợi (lúc này đã 19h tối 27/11), PV Dân trí liên lạc lại với ông Lê Hùng thì được hẹn “15 phút nữa nhé!” rồi đầu dây bên kia cúp máy. Đến hẹn vẫn không thấy ông Lê Hùng gọi lại, chúng tôi chờ thêm khoảng 1 giờ sau vẫn không thấy gì nên quyết định gọi tiếp cho ông Lê Hùng. Lúc này ông Hùng cho biết “vẫn đang họp bên Viện Pasteur”! và hẹn chúng tôi vào ngày mai (28/11), khi nào sắp xếp được thời gian sẽ gọi lại để gặp gỡ trao đổi.
Cho đến chiều 29/11, chúng tôi vẫn chưa thấy “tăm hơi” của ông việt kiều Mỹ – Paul Lê Hùng đâu.
Hiện đã có thông tin đề cập đến việc một số công ty xây dựng ở tỉnh Tiền Giang đã đứng ra tố cáo ông Lê Hùng về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục ngàn USD tiền “làm thủ tục” cho các công ty này tiếp nhận vốn vay.
Mù mờ danh tính Diamond Access Inc và UMGF
Trong thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi đến các cơ quan đầu tư, vị đại diện châu Á – Thái Bình Dương của Diamond Access Inc có giới thiệu tài khoản của Công ty cũng như quỹ UMGF được mở tại nhiều ngân hàng lớn trên thế giới, trong đó có tên ngân hàng “Âu Châu” khá xa lạ. Con dấu trong thư ngỏ khá sơ sài và lá thư cũng có nhiều lỗi chính tả. Nghi ngờ tính xác thực của thư ngỏ, chúng tôi tìm hiểu về địa chỉ liên của ông Hùng tại 220/16 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 21, quận Bình Thạch, TPHCM. Địa chỉ này trùng khớp với địa chỉ của công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ. Gọi điện tới số máy bán của địa chỉ này, chủ nhà cho biết trước đây đúng Công ty Thương mại Quảng cáo Trí Tuệ có thuê văn phòng tại đây. Tuy nhiên, Công ty đã chấm dứt hợp đồng, trả văn phòng và chuyển đi từ ngày 15/7/2013, vị chủ nhà cho biết. Chủ nhà cũng khẳng định không hề có ông Paul Lê Hùng tại địa chỉ này. Thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng được đóng dấu bởi công ty Diamond Access Inc được giới thiệu chuyên kinh doanh đá quý và kim loại quý, ở Tây Phi. Website của công ty không giới thiệu các lãnh đạo nên không thể kiểm chứng được việc ông Paul Lê Hùng có phải là đại diện Châu Á – Thái Bình Dương hay không.
Đồng thời, theo website của quỹ UMGF, đây là quỹ chuyên tài trợ cho các công trình phúc lợi xã hội cho vùng Tây Phi và vùng Caribean. Trong các dự án mà quỹ đã tài trợ, không có bất kỳ dự án nào tại khu vực châu Á. Lam Thanh
Trung Kiên
Theo Dantri
"Gói viện trợ 10 tỷ USD": Đối tác lâm nợ
Liên quan đến "gói viện trợ 10 tỷ USD" của một tập đoàn có tên Quỹ nhân đạo Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương, do ông Paul Lê Hùng làm đại diện, tài trợ cho Việt Nam, phóng viên phát hiện nhiều khổ chủ đang lâm cảnh tán gia bại sản vì gói viện trợ "khủng" này.
Gói tài trợ "khủng" bí ẩn
Thời gian gần đây, dư luận ở tỉnh Tiền Giang xôn xao thông tin có một tập đoàn tên là Quỹ nhân đạo Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương viện trợ cho Việt Nam 10 tỷ USD/năm để xây dựng đường sá, trong đó Tiền Giang la môt trong nhưng đia phương được thụ hưởng. Tuy nhiên, UBND tỉnh Tiền Giang đã có công văn từ chối khoản viên trơ này vì "không phù hợp tình hình thực tế của địa phương".
Thư ngỏ của ông Paul Lê Hùng gửi các cơ quan Trung ương.
Vụ việc băt đâu tư ngày 6/8/2013 khi ông Lê Văn Đăng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười (trụ sở ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) có văn bản gửi Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tiền Giang cùng các các sở ngành liên quan xin đầu tư dự án xây dựng đường giao thông ĐT 878 và ĐT 871B bằng nguồn kinh phí do Tập đoàn Quỹ nhân đạo Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương tài trợ.
Trong gói 10 tỷ USD của Tập đoàn Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương hỗ trợ cho Việt Nam, Tiền Giang được hưởng 4.200 tỷ đồng để thực hiện đầu tư 2 dự án.
Tuy nhiên, sau thời gian thẩm định, ngày 25/10/2013, Phó chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng chính thức có văn bản gửi Sở GTVT tỉnh này nêu rõ: UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương đầu tư dự án ĐT 878 và ĐT 871B, bằng nguồn vốn vay không tính lãi và không hoàn vốn do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Đồng Tháp Mười đề xuất. Giao Sở GTVT có văn bản thông báo cho chủ đầu tư biết.
Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang Lê Văn Hưởng cho biết: "Từ đầu tiếp nhận đề nghị về gói hỗ trợ này, chúng tôi nhận thấy có điều gì đó không bình thường. Theo quy định, các gói tài trợ lớn, hàng tỷ USD, Chính phủ phải đàm phán rất kỹ lưỡng. Các cơ quan bộ, ngành Trung ương có quy định rất rõ ràng, vì vậy Tiền Giang không thể làm trái được".
Biên nhận tiền do chính ông Paul Lê Hùng ký
Vỡ nợ vì "siêu dự án"
Theo tìm hiểu của PV, đầu năm 2012, ông Lê Văn Đăng tìm đến ông Nguyễn Văn Lắm - Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại dịch vụ Hữu Lợi (tại huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) đặt vấn đề hợp tác làm ăn. Theo đó, tỉnh Tiền Giang đang kêu gọi đầu tư xây dựng đường ĐT 878 và ĐT 871B và có nguồn vốn hỗ trợ từ Tập đoàn Quỹ nhân đạo Diamond Access Inc. ở châu Á - Thái Bình Dương tài trợ, do ông Paul Lê Hùng làm đại diện. Trong những giấy tờ này có nhiều văn bản đóng mộc nổi, do ông Paul Hùng Lê ký, xác thực về nguồn tài trợ cho Việt Nam.
Khi ông Đăng và ông Lắm đạt được các thỏa thuận, ngày 6/2/2013, ông Paul Lê Hùng gửi cho 2 đối tác Nguyễn Văn Lắm và Lê Văn Đăng mỗi người một văn bản với nội dung ủy nhiệm quyền tiếp nhận 100 triệu USD (tương đương 2.000 tỷ đồng Việt Nam) cho 2 công ty của ông Đăng và ông Lắm làm giám đốc. Số tiền này do một đơn vị của Mỹ tài trợ cho Việt Nam để làm đường Thủ Thừa - Hòa Khánh ở các huyện Thủ Thừa, Đức Hòa, Đức Huệ thuộc tỉnh Long An.
Theo lời ông Đăng, ông đã phải vay mượn rất nhiều tiền để theo đuổi dự án này. Suốt mấy ngày qua, ông mất ăn mất ngủ vì bị nhiều chủ nợ khác đòi tiền. Công ty ông lâm vào cảnh kiệt quệ.
Trong số các tài liệu mà ông Đăng và ông Lắm cung cấp, có ít nhất 2 biên nhận tiền, trị giá hàng chục ngàn USD của ông Paul Lê Hùng từ ông Lê Văn Đăng. Biên nhận đầu tiên ông Hùng nhận của ông Đăng 30.000 USD vào ngày 25/12/2012. Lý do được nêu ra: Số tiền này là tiền làm thủ tục tiếp nhận vốn vay cho công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng phát triển Đồng Tháp Mười. Cũng với lý do này, ngày 6/2/2013, ông Paul Lê Hùng tiếp tục nhận của ông Đăng 40.000 USD. Theo lời ông Đăng, nhiều lần ông Paul Lê Hùng kêu ông Đăng đưa tiền để đi "quan hệ". Thậm chí, lúc không có tiền, ông Đăng chỉ đưa 2 triệu đồng, ông Paul Lê Hùng cũng lấy luôn.
Theo Khampha
Quy trách nhiệm Chính phủ về yếu kém trong quản lý thủy điện Quốc hội thống nhất đưa ra khỏi quy hoạch thủy điện 424 dự án, tạm dừng có thời hạn 136 dự án... Nghị quyết của Quốc hội còn nhấn mạnh, những hạn chế do thủy điện mang lại có trách nhiệm của Chính phủ. Với gần 89% số đại biểu tán thành, Quốc hội ngày 27/11đã thông qua Nghị quyết tăng cường quản...