Hành trình từ thợ sửa xe đạp đến trưởng phòng một công ty Nhật Bản
Thuở nhỏ cậu bé Thành đã có sở thích mày mò, tỉ mẩn sửa chữa các vật dụng trong nhà. Lớn lên một chút Thành đã biết kiếm tiền ăn học bằng nghề sửa xe đạp ở đầu làng.
Tốt nghiệp Trường Trung cấp nghề điện lạnh Vĩnh Tuy (Hà Nội) năm 1999, Thành xin vào làm công nhân Cty Điện Stanley Việt Nam. Cần cù, chịu khó, ham mê học hỏi và không ngừng sáng tạo…, anh đã từng bước làm chủ công nghệ cùng với những cải tiến kỹ thuật làm lợi cho Cty hàng tỉ đồng mỗi năm.
Người thanh niên ham học hỏi
Trịnh Quang Thành sinh năm 1979 trong một gia đình nhà nông quê Hòa Phú, Ứng Hòa, Hà Nội, là con thứ 3 trong một gia đình có 4 anh chị em. Dù học khá và nếu cố gắng có thể thi đỗ vào các trường đại học, nhưng Thành lại quyết tâm theo học Trường Trung cấp điện lạnh với suy nghĩ rồi đây Cty, xí nghiệp sẽ thay thế dần nông nghiệp, những người thợ có tay nghề cao cũng sẽ có được một công việc phù hợp và thu nhập chẳng hề thua kém cử nhân đại học. Quyết định của Thành khiến bạn bè cho là “đầu óc có vấn đề”, nhiều người còn khuyên cứ thi đại học, sau vài năm không đỗ thì vẫn có thể theo học nghề cũng chưa muộn.
Không hề lung lay ý định, năm 1997 theo học, năm 1999 Thành ra trường với kết quả cao và xin vào làm công nhân Cty Điện Stanley Việt Nam 100% vốn Nhật Bản có trụ sở đóng tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Buổi ban đầu bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm, lại làm việc trên những máy móc tân tiến, Thành càng cố gắng nhiều hơn. “Điều hạnh phúc nhất của tôi là được làm việc với những người quản lý Nhật Bản bởi họ rất nhiệt tình hướng dẫn, cái gì mình biết thì họ chỉ bảo thêm, cái gì không biết thì họ chỉ bảo cho đến khi nắm được chứ họ không giấu nghề”, anh chia sẻ.
Thành công từ đam mê công việc
Video đang HOT
Thời điểm đó, những người thợ trong phân xưởng luôn thấy người thợ trẻ Trịnh Quang Thành miệt mài với công việc. Dù hết giờ nhưng anh vẫn chăm chú làm cho bằng xong những công việc còn dang dở, có ngày 9-10 giờ tối anh mới rời Cty, khiến đôi khi những người bảo vệ phải “nhắc nhở” anh thực hiện đúng nội quy giờ làm việc. Cần cù, chịu khó, ham mê học hỏi, không ngừng sáng tạo…, những tố chất ấy đã hun đúc nên hình ảnh người thợ trẻ năng động luôn say mê và hết lòng với công việc.
Không những vậy, anh luôn đăng ký các buổi học nâng cao trình độ nghiệp vụ, làm chủ máy móc do Cty tổ chức. Anh cũng tích cực tham gia các phong trào thi đua sáng tạo, cải tiến kỹ thuật của Cty như “Năng suất, chất lượng, an toàn, tiến bộ và hiệu quả”, “Tiết kiệm, hạ giá thành sản phẩm…”. Lần nào anh cũng có tên trong danh sách công nhân giỏi có nhiều sáng kiến đem lại hiệu quả thiết thực.
Thành khiêm tốn khi nói về những thành công của mình: “Những sáng kiến thành công không chỉ của riêng mình tôi mà có sự ủng hộ, giúp đỡ hết mình của đồng nghiệp và tập thể Cty. Còn cá nhân mình đơn giản chỉ là một người ráp nối những sáng tạo của mọi người lại để có kết quả cao hơn”. Anh đã có hàng trăm sáng kiến cải tiến, nhưng nổi bật hơn cả là mô hình giảm hàng tồn trong kho đã góp phần giảm chi phí kho bãi, trông coi gắn kết chặt chẽ giữa các công nhân trong dây chuyền sản xuất.
Sau đó, anh tiếp tục có sáng kiến trong việc sử dụng nguyên liệu keo dính giữa pha và bề mặt đèn xe phải nhập khẩu đắt, trong khi hàng ngày lượng keo dư thừa sau sản xuất phải thải bỏ, mất công đi hủy. Sau nhiều ngày trăn trở, cuối cùng Thành cải tiến một khay chứa không bị bụi bám vào, từ đó có thể tái sử dụng toàn bộ keo thải bỏ. Sáng kiến này tiết kiệm cho Cty 700 triệu đồng mỗi năm. Thành công nối tiếp thành công, anh đã được bổ nhiệm làm Trưởng phòng lắp ráp rồi Trưởng phòng cải tiến kỹ thuật. Anh còn được các đồng nghiệp tin tưởng bầu làm Ủy viên BCH Công đoàn Cty.
Trịnh Quang Thành đã lập gia đình năm 2006, vợ anh làm kế toán. Hai vợ chồng có hai cô con gái kháu khỉnh, cháu đầu Trịnh Phương Tú 7 tuổi, cháu thứ 2 Trịnh Phương Nga mới lên 2. Do chịu khó, tiết kiệm lại biết bảo ban nhau làm ăn nên hai vợ chồng đã tự mua được đất, xây nhà khang trang ở thôn Kim Sơn ngay trong xã Dương Xá (Gia Lâm). Từ nhà đến công ty chỉ chưa đầy cây số nên rất thuận tiện. Khi hỏi về thu nhập của hai vợ chồng, anh nhẩm tính rồi nói: “Cũng không nhiều, chỉ từ 18-20 triệu đồng mỗi tháng, sau khi trừ các khoản chi phí thì cuộc sống gia đình mình cũng tạm ổn”.
Một công việc yêu thích, ổn định, thu nhập khá và một mái ấm gia đình hạnh phúc, anh hiểu những điều đó không tự dưng mà có. Anh thẳng thắn góp ý: “Nhiều bạn trẻ hiện nay không thực sự say mê, hết lòng vì công việc. Luôn có tư tưởng làm cho hết giờ và nhất là có những bạn “đứng núi này trông núi nọ”, sau khi nghỉ rồi thấy tiếc lại quay lại làm. Đã xác định làm công nhân thì phải coi công việc ấy gắn với cả cuộc đời mình. Phải biết yêu lao động, biết yêu cuộc sống và chính ngành nghề mình đang làm thì mới có được thành công”.
Thành cũng chia sẻ kinh nghiệm chọn nghề của mình: “Nhiều bạn trẻ khi đi học có khi chỉ chạy theo phong trào mà không biết mình học ra sẽ làm gì, nên việc các bạn ấy phải làm công nhân sau 4-5 ăn học cũng là chuyện bình thường. Nước ta đang “thừa thầy, thiếu thợ”, đặc biệt là những người thợ có tay nghề cao. Thế nhưng một số gia đình phải hy sinh cho con cái học tập, đi vay mượn khiến kinh tế kiệt quệ, bố mẹ phải nhịn ăn nhịn mặc mà con ra trường vẫn phải xếp hàng dài chờ việc. Vì vậy, trước khi quyết định công việc cả cuộc đời, các bạn trẻ phải sáng suốt lựa chọn cho mình một con đường thì mới mong có thành công”.
Với những thành công trong công việc, ba năm liền Thành được nhận giải lao động giỏi, sáng kiến của thành phố. Vào ngày 17.5.2013, anh đã vinh dự được nhận phần thưởng cao quý Nguyễn Đức Cảnh lần thứ II của Tổng LĐLĐVN.
Theo vietbao
Hàng trăm du khách Herbalife Việt bị bỏ rơi ở Thái Lan
Tối 16.6, hàng trăm du khách Việt Nam nhốn nháo trước khách sạn Pradipat, Bangkok, Thái Lan, sau khi bị một công ty tổ chức tour bỏ rơi.
Một đoàn khách du lịch bao gồm 500 người ở khu vực phía Bắc và 200 người ở phía Nam tham dự tour du lịch kết hợp với tham dự hội nghị của Công ty Herbalife Việt Nam tổ chức ở Thái Lan.
Hội nghị kéo dài 2 ngày vừa kết thúc thì sự cố xảy ra đối với các thành viên trong đoàn. Đó là họ bị bỏ rơi ở ngay trung tâm hội nghị. Công ty tổ chức tour và đơn vị phối hợp bên Thái Lan từ chối phục vụ họ như đã cam kết
Chị Quỳnh Kim Chưởng, 57 tuổi, cho biết có 2 tài xế xe du lịch 50 chỗ từ chối chở đoàn về khách sạn và thu giữ hành lý của mọi người, dẫn đến to tiếng và xô xát nhẹ giữa tài xế và một số thành viên trong đoàn.
Một thành viên trong đoàn đã gọi cảnh sát Thái Lan đến nhờ giúp đỡ nhưng tài xế vẫn không đồng ý chở cả đoàn về cũng như từ chối không cho bất kỳ thành viên nào lấy hành lý từ bên trong hầm xe.
Tuy nhiên sau đó cảnh sát phải bắt buộc tài xế mở cửa hầm xe để khách du lịch Việt Nam lấy hành lý.
Theo chị Chưởng, công ty tổ chức tour là Travel Life không thanh toán tiền cho công ty cung cấp dịch vụ vận tải ở Thái Lan là nguyên nhân dẫn đến vụ việc.
Chị Chưởng cho biết tài xế yêu cầu mỗi thành viên trong đoàn phải thanh toán 145 USD tiền xe trong 2 ngày tham dự hội nghị. Tuy nhiên mọi người không đồng ý vì cho rằng tour du lịch họ mua từ công ty đã bao gồm chi phí vận chuyển.
Mỗi du khách phải trả 6,4 triệu đồng cho chuyến du lịch 6 ngày 5 đêm ở Thái Lan bắt đầu từ ngày 12.6, chưa tính 2 triệu đồng phí tham gia hội nghị. Giá tour bao gồm phòng khách sạn, chi phí đi lại giữa khách sạn và nơi tổ chức hội nghị, ăn uống trong thời gian ở Thái Lan.
Một thành viên khác trong đoàn cho biết ngoài chuyện bị tài xế từ chối, đoàn khách du lịch này còn bị công ty tổ chức tour không thanh toán tiền phòng khách sạn cũng như những bữa ăn cho đoàn như cam kết trong tour. Mọi người phải tự bỏ tiền túi trả tiền phòng khách sạn cho 2 đêm còn lại ở Thái Lan.
Chiều 18.6 đoàn này mới kết thúc chuyến du lịch để trở về Việt Nam.
Theo vietbao
Độc đáo mèo biến thành... sushi Mới đây, một công ty của Nhật Bản đã tạo ra một loạt những chiếc sushi mèo dễ thương để quảng bá cho một nhà hàng. Sushi mèo dễ thương. Những chiếc sushi độc đáo này có tên gọi là Neko-Sushi, được công ty Tange & Nakimushi Peanuts của Nhật Bản sáng tạo nên cho một chiến dịch quảng cáo đang khuấy động...