Hành trình từ hot girl thành diễn viên triển vọng của Chi Pu
Đóng phim chưa đầy 2 năm nhưng cô gái Hà Nội có nhiều vai diễn gây chú ý trong cả lĩnh vực phim truyền hình và điện ảnh.
Chi Pu từng là hot girl đình đám nhất Hà thành. Cô còn được nhiều người ngưỡng mộ bởi câu chuyện tình đẹp như mơ với Cường Seven. Cả hai thường tay trong tay xuất hiện tại các sự kiện giải trí. Họ trở thành gương mặt được nhiều nhãn hàng yêu thích. Khi Cường Seven quyết định trở thành ca sĩ, Chi Pu luôn đảm nhận vai nữ chính trong các MV của người yêu.
Tuy nhiên, sau 3 năm gắn bó, cặp đôi chia tay. Chi Pu quyết định vào TP HCM tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp. Bộ phim điện ảnh đầu tiên mà cô tham gia là Thần tượng (2014). Không giống như hình ảnh ngọt ngào, dịu dàng trước đây, với bộ phim của đạo diễn Quang Huy, hot girl Hà thành ngày nào lột xác với hình ảnh cá tính, mạnh mẽ.
Sau Thần tượng, Chi Pu tham gia phim Hương Ga cùng với nhiều ngôi sao nổi tiếng như Trương Ngọc Ánh, Kim Lý. Trong phim, cô vào vai Diệu – Hương Ga lúc nhỏ. Dù chỉ là một vai phụ nhưng cô gái 9X gây tượng ấn tượng mạnh với khán giả bởi lối diễn xuất chân thật, tự nhiên. Cô đặc biệt được đánh giá cao trong cảnh quay nhân vật Diệu bị cưỡng hiếp trên chuyến tàu vượt biên.
Khi Hương Ga được công chiếu, Chi Pu khá hài lòng với diễn xuất trong phim. Tuy nhiên, cô có chút tiếc nuối vì vai diễn bị cắt khá nhiều, đặc biệt là trong những cảnh quay với nam diễn viên Huỳnh Anh.
2014 là năm Chi Pu gặt hái được nhiều thành công với điện ảnh. Ngoài Hương Ga, Thần tượng, cô còn góp mặt trong bộ phim kinh dị Chung cư. Bạn gái cũ của Cường Seven vào vai Ngọc – hàng xóm của nữ nhà văn sống trong căn hộ bị ma ám. Hình ảnh của Chi Pu trong phim này rất cá tính với mái tóc ngang vai nhuộm vàng.
Ngoài đóng phim, Chi Pu còn thử sức với nhiều vai trò khác như viết kịch bản, tổ chức sản xuất, đạo diễn và đóng luôn vai chính cho bộ phim ngắn Cô gái trên tầng thượng. Cô gái đa tài khiến nhiều khán giả bất ngờ khi vào vai một cô nàng nổi loạn.
Bộ phim dài 30 phút mang lại cho Chi Pu giải giải Cánh diều vàng cho hạng mục Phim ngắn xuất sắc.
Video đang HOT
Ngoài điện ảnh, Chi Pu tạo được nhiều thiện cảm với khán giả xem truyền hình. Bộ phim dài tập đầu tiên mà cô tham gia là Giọt nước rơi. Trong bộ phim khởi chiếu vào năm 2012, cô vào vai Linh – một tiểu thư được cưng chiều. Tình cờ, Linh gặp và đem lòng yêu Đan (Hồng Đăng) – một sát thủ chuyên nghiệp.
Cặp đôi Chi Pu và Hồng Đăng gây sốt trên màn ảnh nhỏ. Nhận xét về bạn diễn, chàng Minh Khang của Cầu vồng tình yêu nói: “Chi Pu là ngườ chịu khó lắng nghe và học hỏi nên những thị phạm của đạo diễn cô ấy đều áp dụng được”.
Chi Pu được nhiều khán giả tuổi teen yêu thích trong vai công chúa Nana của sitcom 5s Online. Bộ phim ra mắt từ năm 2013 và vẫn đang được phát trên kênh VTV6. Tuy nhiên, vì bận tham gia Bước nhảy hoàn vũ nên nữ diễn viên xin rút khỏi bộ phim.
Cô gái sinh năm 1993 vừa hoàn thành vai diễn trong phim Vẫn có em bên đời, đóng cặp cùng Nhan Phúc Vinh.
Chi Pu chia sẻ về vai diễn: “Trang trong Vẫn có em bên đời là một nhân vật nặng về diễn xuất tâm lý. Ngay khi đọc kịch bản tôi thấy thích và muốn chinh phục dạng vai này. Đây là lần đầu tôi hóa thân thành một phụ nữ bị chồng phản bội, lừa gạt. Cuộc đời xô đẩy từ bất hạnh này đến bất hạnh khác nhưng cô ấy luôn bao dung với những người xung quanh”.
Nữ diễn viên cho biết thêm: “Ba tháng quay phim là quãng thời gian tôi toàn tâm, toàn ý sống với nhân vật nên chịu ảnh hưởng tâm lý của Trang khá nhiều. Sau khi phim đóng máy được một tháng, tôi chưa thoát ra khỏi tâm trạng của vai diễn”.
Sắp tới, Chi Pu hứa hẹn tỏa sáng hơn trong vai trò diễn viên khi có mặt trong 2 bộ phim điện ảnh.
Theo Zing
Cánh diều vàng: Thoả hiệp - 'Ao làng' - Lộn xộn
Mang tiếng là giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam, nhưng mỗi khi giải diễn ra, những người làm điện ảnh e dè nhìn nhau và ước gì: "Diều đừng đứt dây nữa!".
Thỏa hiệp
Có lẽ chưa năm nào giải Cánh diều thỏa hiệp như năm nay. Việc cùng một lúc vinh danh 3 bộ phim với giải Cánh diều bạc là Hương Ga, Lạc giới và Những đứa con của làng là một minh chứng tiêu biểu cho sự thỏa hiệp đó.
Nếu như Hương Ga với sự quay trở lại ấn tượng của Trương Ngọc Ánh cùng doanh số bán vé khổng lồ - một trong số ít bộ phim năm qua thắng về doanh thu, Lạc giới lại ghi nhận sự cố gắng "trẻ hoá" bản thân của thế hệ cựu trào như Phi Tiến Sơn. Còn Những đứa con của làng là đại diện của nhánh nhà nước, làm phim theo dạng cơ chế hoạch định hàng năm.
Bởi vậy, có thể thấy rõ các nhà "cầm cân nảy mực" đã đau đầu trong chuyện không muốn mất lòng ai. Nếu chấm cho Hương Ga thì điều ra tiếng vào về chuyện thiên vị phim doanh thu cao, dù có nhiều điều đáng ghi nhận hơn là chuyện doanh thu cao.
Nếu chấm Lạc giới thì sợ bị mang tiếng ủng hộ dòng phim đồng tính, ủng hộ sự cải tiến chưa hoàn chỉnh. Còn nếu chấm cho Những đứa con của làng thì khác nào "vừa đá bóng vừa thổi còi" hoặc "mẹ hát con khen hay". Bởi vậy, gạt qua một loạt ứng viên khác, ba Cánh diều bạc coi như BGK và BTC khỏi đau đầu.
Ở đây không bàn cãi chuyện phim nào xứng đáng hơn, chỉ muốn nói đến thái độ của BTC trong việc tôn vinh những giá trị điện ảnh. Mỗi bộ phim đều có một giá trị nhất định, việc BTC tôn vinh giá trị đó cũng thể hiện rõ tinh thần, tiêu chí giải thưởng.
Thế nhưng, tiếc rằng, BTC đã từ chối quyền cất giọng nói mạch lạc, rõ ràng và đầy quyền uy của một đơn vị được xác lập để "cầm trịch" nền điện ảnh nước nhà. Trong khi đó, điện ảnh là bộ môn đòi hỏi tiếng nói riêng, sự sáng tạo bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật nghề nghiệp. Thật tiếc ngay cả cơ quan làm nghề chính thống mà không nói được tiếng nói về nghề!
Đạo diễn cùng một số diễn viên chính phim Hương Ga tại Lễ trao giải Cánh diều 2014.
Dẫu biết "làm dâu trăm họ" là áp lực lớn nhưng với quyền uy của mình, Hội hoàn toàn có thể tôn vinh những giá trị mà họ cho là đúng với tiêu chí của mình, dẫu có thể "gạch đá" nhận về không ít, nhưng nó vẫn còn là một thái độ rõ ràng. Đằng này, kiểu "quan bảy cũng ừ, quan tư cũng gật" thì sự thất vọng còn nhiều hơn là không cần bàn cãi.
Tương tự như vậy là ở giải thưởng Diễn viên triển vọng, khi cùng một lúc vinh danh 3 cái tên Ngọc Thanh Tâm, Sơn Tùng và Nguyễn Bình An. Không khó để chọn ra một gương mặt để trao giải triển vọng hay bởi BTC nghĩ rằng đó chỉ là một giải "nhỏ nhỏ xinh xinh" mang tính khích lệ các diễn viên trẻ?
Xét trên mặt bằng chung, cả ba nhân tố kể trên đều có những mặt xuất sắc của mình khi hoá thân vào từng vai diễn. Thế nhưng, việc có bao nhiêu gương mặt trẻ thì trao bấy nhiêu giải triển vọng thì thật đáng kinh ngạc về sự... rộng lượng của BTC.
Một giải thưởng không làm nên một sự nghiệp. Thậm chí giải thưởng đó còn mang lại điều tiếng cho người được nhận nếu như nó không được trao một cách đáng trân trọng. Chắc chắn một điều, cả ba diễn viên trẻ kể tên trên đều thích thú với việc được đứng một mình trên sân khấu hơn là "dàn hàng ngang mà tiến" như vậy, dẫu rằng, giữa họ cũng chẳng có xích mích gì.
Điều đáng ngạc nhiên của BTC ở hạng mục này là không hề công bố số lượng đề cử. Và một điều khác cũng rất đáng thắc mắc là bất cứ hội đồng giám khảo nào cũng sẽ có con số ban giám khảo là số lẻ với thang điểm quy chuẩn rõ ràng, bởi vậy chuyện "đồng giải thưởng" là hết sức hi hữu. Nếu có chuyện bằng điểm thì Chủ tịch hội đồng giám khảo chính là lá phiếu lớn nhất để quyết định ai là người chiến thắng.
"Ao làng"
17 bộ phim truyện nhựa tranh giải nhưng chỉ chưa quá một bàn tay những bộ phim xem được, chứ đừng nói là phim xuất sắc. Thôi thì "so bó đũa chọn cột cờ". Việc bộ phim đình đám nhất năm vừa qua với hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ trên thế giới là Đập cánh giữa không trung cũng không mấy mặn mà với giải của Hội vì lý do "phim gửi tham dự trễ".
Thắc mắc ở chỗ đạo diễn ở Việt Nam, bản phim cũng ở Việt Nam mà cụ thể là ở Hà Nội thì hà cớ gì chuyện gửi trễ (!?). Hoặc như, Phan Đăng Di, đạo diễn tài năng của điện ảnh Việt Nam thì hiện tại với tác phẩm Cha lớn, cha nhỏ và những câu chuyện khác vừa lọt vào vòng tranh cử chính thức liên hoan phim Berlin - một trong 3 liên hoan phim lớn và uy tín nhất thế giới - cũng vắng mặt.
Nói thế để thấy, chất lượng và sự đánh giá tương quan về niềm tin của những người làm công tác sáng tạo điện ảnh ở Việt Nam dành cho cơ quan chính thống của nghề là không nhiều. Nếu nói trắng là "không thiết tha" thì có lẽ cũng không sai.
Nói rủi chứ chẳng may phim gửi tham gia mà không được giải có phải là "bẽ mặt" với những nhà làm phim độc lập khi phim của họ đã được quốc tế ghi nhận. Mà nếu họ gửi cũng khó bởi nếu không chấm phim họ mà chấm phim quốc nội thì chẳng phải trực tiếp thừa nhận giải thưởng của mình danh giá hơn giải quốc tế và những đạo diễn như Phan Đăng Di, như Nguyễn Hoàng Điệp không xứng đáng được tôn vinh đến vậy. Nghĩ mà thương BTC và BGK vì "trở đi mắc núi, trở lại mắc sông". Thôi thì cứ xuê xoa cho vui cả làng.
Gọi là "ao làng" cũng đúng vì có những hạng mục chỉ có hai phim tham dự (theo như công bố bằng clip trên màn hình tại sân khấu) nhưng vẫn tìm ra giải vàng và bạc (kỳ lạ ghê!). Có hững hạng mục chỉ có 3 tác phẩm gửi nhưng vẫn quyết định trao giải. Bên cạnh đó, bộ phim tài liệu đình đám nhất trong vài năm trở lại đây, đáng ghi nhận khi phim được công chiếu rộng rãi, tạo hiệu ứng và có doanh thu, là Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng lại chỉ nhận được bằng khen.
Khi những cá nhân chọn một hướng đi khó như điện ảnh độc lập hoặc tài liệu thì rất cần sự ủng hộ, động viên của các cơ quan có thẩm quyền hoặc quản lý để tiếp sức họ trên con đường khai phá những mảnh đất nhọc nhằn. Đằng này, thái độ của Hội khác nào quay lưng. Bởi vậy, cũng không nên trách nếu nghệ sĩ có hờ hững với giải thưởng này.
Lễ trao giải thưởng Cánh diều 2014 bị đánh giá là luộm thuộm.
Lộn xộn
Những lộn xộn ở lễ trao giải như chuyện ca sĩ Sơn Tùng đến và về sớm, lấy mất ghế của vợ Quyền Linh, Giang Hồng Ngọc hát trong tình trạng âm thanh bị hỏng, hoặc những chuyện được quan tâm như Trần Bảo Sơn trao giải nữ chính cho vợ cũ Trương Ngọc Ánh đều đã được báo mạng khai thác hết. Mấy chuyện đó có lẽ là tâm điểm của sự quan tâm, nhưng ở hiện trường còn những chuyện lộn xộn hơn rất nhiều.
Tiêu biểu là chuyện các vị khách mời lên trao giải thưởng nhưng không đọc tên rõ ràng, không biết mặt nghệ sĩ, không biết tên đoàn phim và trao giải thưởng cho xong. Thế nên mới có tình trạng khi kết thúc chương trình, nghệ sĩ cứ tìm nhau đổi cúp, đổi giải thưởng.
Bên cạnh đó là chuyện BTC quyết định mang tiền và phát ngay tại chỗ cho bất cứ cá nhân nào đoạt giải. Chuyện thật mà như đùa ở một giải thưởng quốc gia.
Bên cánh gà bên phải của sân khấu có một chiếc bàn và hai người phụ nữ "tay hòm chìa khoá" ngồi đó để chờ nghệ sĩ cầm giấy biên nhận (kèm theo bằng khen) đến để ký và nhận tiền tại chỗ. Diễn viên nhận giải bận thì nhờ trợ lý lấy hộ, diễn viên rảnh rang thì lấy trực tiếp. Khung cảnh lộn xộn một cách đáng sợ.
Cũng chính chuyện tiền nong là mối bận tâm lớn nhất của giải thưởng Cánh diều khi hết đại diện Hội đến diễn viên Quyền Linh lên báo kêu than về chuyện không có kinh phí tổ chức. 58 hạng mục được trao, mỗi hạng mục trung bình cũng vài triệu, tính ra số tiền cũng đã lên đến hàng trăm triệu, trong khi đó chi phí dành cho tổ chức chương trình chỉ dừng ở mức... vài chục triệu.
Tại sao BTC không nghĩ đến chuyện dùng toàn bộ số tiền giải thưởng để tổ chức một chương trình hoành tráng, lộng lẫy và cẩn thận chứ không cần phải chui vào một chỗ vừa nhỏ vừa hẹp vừa khó đi lại của một trung tâm tiệc cưới bên bờ sông Sài Gòn?
Nói thế là bởi có những giải thưởng trên thế giới họ chỉ trao cúp và bằng khen mà không hề có hiện vật hoặc hiện kim. Bản thân giải thưởng đã là một sự ghi nhận, vinh dự và là điều đáng tự hào của bất cứ ai được vinh danh. Hơn nữa, nghệ sĩ cũng đâu có giàu hơn khi nhận vài triệu đồng? Còn riêng với Cánh diều thì mỗi khi mùa giải về là BTC chạy đôn chạy đáo, nhờ cậy người này người kia xin tài trợ khi chỉ còn vài ngày nữa là sự kiện diễn ra.
Thôi thì cứ hy vọng đến một ngày, Cánh diều thực sự là một giải để tôn vinh và bay cao những ước mơ sáng tạo...
Theo Nguyễn Hà/Cảnh sát Toàn cầu
Đã đến lúc phải thay máu 'Oscar Việt' Vì sao giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh được nói vui như Oscar Việt sau hàng chục năm tổ chức vẫn không có được sức hút và uy tín cần có? Giải kém thuyết phục Cánh diều là giải thưởng nghề nghiệp có tính chất điểm lại những cá nhân và bộ phim được cho là nổi bật nhất trong năm....