Hành trình từ bỏ thuốc lá của người đàn ông hơn 20 năm hút thuốc
Cai thuốc lá thực sự là một cuộc chiến về ý chí đầy cam go thử thách. Nếu không đủ bản lĩnh vượt qua cám dỗ thì việc tái nghiện là điều không thể tránh khỏi.
4 lần cai thuốc lá thất bại
“Tôi biết hút thuốc lá từ năm 19 tuổi, hơn hai chục năm sau đó cứ đều đặn mỗi ngày một bao khiến tôi trở thành một kẻ nghiện thuốc lá nặng. Thỉnh thoảng bị ho, nhưng tôi không để ý đến sức khỏe lắm. Phải đến khi phải nhập viện cấp cứu vì tràn dịch màng phổi tôi mới thấy sợ và quyết tâm cai thuốc lá. Tôi muốn sống khỏe, sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội”.
Đó là lời chia sẻ của chú Phạm Minh Tuấn – Ba Đình, Hà Nội người có thâm niên hút thuốc lá hơn 20 năm đã quyết tâm cai và chia tay thuốc lá cách đây hơn 8 năm.
Để cai nghiện thuốc lá người cai cần có quyết tâm cao độ bên cạnh sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè (Ảnh minh họa)
Theo chú Tuấn, để có được kết quả hơn 8 năm cai thuốc chú đã gặp không ít thất bại trong quá trình cai nghiện.
Nhắc lại kỉ niệm về những ngày đầu cai thuốc lá, chú Tuấn chia sẻ: “Những ngày đầu bỏ thuốc với tôi thực sự khó khăn. Dân lái xe thì cô biết rồi đấy, có ông nào lái xe mà không nghiện thuốc lá đâu, vậy mà tôi quyết tâm bỏ. Thời gian đầu, cảm giác bứt rứt, khó chịu, mất tập trung thường xuyên xuất hiện khiến đôi lúc tôi nhụt chí, muốn hút thuốc lá trở lại và tôi đã thất bại”.
Quả thực thật khó để bắt một người đàn ông đang có thói quen hút thuốc ngày mai phải bỏ thuốc lá ngay. Đặc biệt đối với những người có thâm niên hút thuốc lá hàng chục năm thì điều đó đòi hỏi sự quyết tâm vô cùng lớn.
Video đang HOT
Rút kinh nghiệm sau lần 1 tái nghiện chú Tuấn bỏ nghề lái xe để làm bảo vệ cho 1 ngân hàng. Chú không bỏ luôn mà giảm bớt số lượng điếu thuốc hút hàng ngày. Từ 1 bao giảm xuống nửa bao rồi 1 ngày 5-7 điếu rồi cắt hẳn. Bỏ thuốc được 1 năm nhưng trong 1 cuộc trà dư tửu hậu, bạn bè mời điếu thuốc, như một thói quen tôi lại hút”.
Thế rồi chú lại tái nghiện và hút thêm 4 năm trước khi bỏ được 2 năm rồi tiếp tục tái nghiện. Sau 1 khoảng thời gian dài khi thấy cơ thể mình thay đổi, môi thâm, da vàng, mắt vàng, cùng đó là các cơn ho kéo dài phải triền miên khiến chú quyết tâm cai thuốc, đến nay đã được 8 năm.
Sau vài lần thất bại, chú Tuấn nhận ra rằng, thuốc lá rất dễ tái nghiện, chỉ cần hút lại một điếu thì dù có bỏ thuốc 1 năm hay vài năm cũng vẫn tái nghiện như thường. Lần cuối cai thuốc lá, chú đã đặt cho mình những nguyên tắc và mục tiêu cụ thể. Đi qua chỗ bán thuốc lá nhất quyết không nhìn, không lại gần những người hút thuốc lá, ai mời thuốc cũng không hút và thèm thuốc cũng sẽ không xin.
Cùng với cách làm và quyết tâm trên, chú Tuấn cũng sắp xếp cho mình giờ giấc sinh hoạt khoa học, ăn uống đúng bữa, tích cực tập luyện thể dục thể thao, hạn chế la cà quán bia, quán cafe, trà đá vỉa hè.
Được biết, từ lần hút điếu thuốc cuối cùng đến nay đã hơn 8 năm chú không 1 lần cầm đến điếu thuốc lá. Sau khi cai thuốc lá tình trạng sức khỏe của chú được cải thiện rõ rệt, tăng cân, da dẻ hồng hào và ít bị ho hơn trước.
Kêu gọi mọi người cùng từ bỏ thuốc lá
Mặc dù là người nghiện thuốc lá lâu năm nhưng từ khi cai nghiện cùng với kinh nghiệm của bản thân và đọc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú Phạm Minh Tuấn luôn chia sẻ và nhắc nhở mọi người xung quanh không nên hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
“Khi gặp lại bạn bè, anh em lái xe cũ thấy mọi người hút thuốc lá tôi đều khuyên mọi người nên cai thuốc lá đi” – chú Tuấn cho hay.
Từ kinh nghiệm của mình, chú Minh Tuấn cho rằng khi cai thuốc lá sự động viên của gia đình là điều rất quan trọng để người cai thuốc có thêm động lực. Ngoài ra, người cai thuốc lá cũng cần kiên trì, nghị lực và không thể thiếu sự chung tay góp sức của toàn xã hội.
Theo GĐVN
Tâm sự của người đàn ông hút thuốc lá: "Tôi là một ông bố tồi"
Kiếm nhiều tiền là cách tốt nhất để chăm lo bảo vệ những người thân yêu nhưng nếu có tiền mà không còn sức khỏe thì mọi thứ đều vô nghĩa.
Anh Lê Tuấn Anh (35 tuổi) - kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội đã dành nhiều tâm sự để nói về sự thay đổi cả về suy nghĩ và hành động của anh để quyết tâm tránh xa khỏi thuốc lá, trở thành 1 người chồng, một người cha có trách nhiệm.
"Tôi thấy mình là một ông bố tồi"
"Anh có thể vứt điếu thuốc đi được không? Sức khỏe của anh anh không quan tâm thì ai quan tâm thay cho anh được?"
Trước đây, bạn gái (vợ tôi bây giờ) nói với tôi như vậy khi mà 2 chúng tôi đang ở bên cạnh nhau. Có những lúc tôi nghe và làm theo nhưng cũng có những lúc tôi không để tâm vì thói quen hút thuốc không thể bỏ được của mình. Thường thì bạn gái tôi luôn chiều theo sở thích của tôi, cũng có khi là cô ấy bất lực chấp nhận bên tôi và ngửi mùi thuốc lá, mặc dù biết nó rất có hại đối với sức khỏe. Nhưng cũng có những khi không chịu nổi cô ấy phải giơ tay lấy lại điếu thuốc đang hút dở trên tay tôi vứt đi, và nhẹ nhàng nói: "Giữ gìn sức khỏe chút đi anh..."
Tôi tự thấy mình là ông bố tồi khi hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình (Ảnh minh họa)
Vì tính chất công việc và cũng vì 1 phần thói quen nên tôi thường xuyên hút thuốc lá, có ngày nhiều thì hút hết hơn 1 bao, ít là hơn nửa bao. Tôi chỉ nghĩ hút thuốc vì thói quen của mình, cũng là để giải tỏa áp lực công việc và cuộc sống, tôi có biết rằng hút thuốc rất có hại cho sức khỏe đối với cả người trực tiếp hút và người hít khói thuốc thụ động nhưng tôi không mấy bận tâm về nó. Có lẽ vì thế mà tôi sinh ra vô tâm, đôi khi khiến người thân yêu của mình lo lắng cho mình thậm chí buồn lòng, khó chịu với mùi thuốc lá mà mình không biết.
Lúc nào tôi cũng nhắn nhủ cô ấy rằng: "Em nhớ chăm sóc bản thân, giữ gìn sức khỏe cho tốt, đừng để anh lo lắng nghe chưa?". Nghe thì ngọt ngào quan tâm là thế nhưng ở cạnh tôi thì lại vô tâm, để bạn gái mình chịu nhiều thiệt thòi.
Nhưng từ ngày cưới, đến lúc vợ có bầu rồi sinh con, trách nhiệm làm chồng làm cha trỗi dậy, tôi nhận thức rõ ràng về việc phải bảo vệ gia đình nhỏ của mình từ những điều nhỏ nhất. Đọc nhiều sách báo và được sự giúp đỡ của vợ tôi nhận thức nhiều về ảnh hưởng của việc hút thuốc lá thụ động đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Tôi hạn chế hút thuốc, nếu hút sẽ ra khỏi phòng để tránh mùi khói thuốc lá cho vợ con. Nhưng nhiều khi hút thuốc xong vào nhà lại lao vào ôm hôn con mà quên việc xử lý mùi thuốc trong miệng nên vô tình tôi lại để con ngửi phải mùi thuốc lá. Những lúc ấy tôi thực sự thấy mình là một ông bố tồi.
Cũng có lúc tôi quyết tâm bỏ thuốc lá hẳn để cải thiện sức khỏe nhưng quả thực rất khó để bỏ trong ngày 1 ngày 2. Rất nhiều cám dỗ xung quanh nếu không kiên định thì sẽ không bao giờ bỏ được.
Bỏ thuốc để bảo vệ bạn và những người bạn yêu thương
Có nhiều người họ cho rằng, là một người đàn ông tốt nghĩa là chỉ cần yêu vợ, thương con, chăm lo cho gia đình, kiếm thật nhiều tiền để vợ con không phải vất vả, có thể đưa vợ đi mua sắm thả ga, cho con học trường danh giá tốt nhất. Nhưng như thế là chưa đủ. Một người chồng, người cha tốt ngoài chăm lo kinh tế gia đình thì điều quan trọng nhất là bảo vệ sức khỏe cho bản thân họ, những người họ yêu thương lại là điều mà họ đã lãng quên.
Điều quan trọng hơn cả là 1 gia đình hạnh phúc, bình yên, cha mẹ, vợ chồng, con cái mạnh khỏe chứ không phải là những món quà xa xỉ, không phải là sự đánh đổi tuổi trẻ với điếu thuốc để rồi khi về già phải hối hận khi bản thân mình chỉ là 1 lão già gầy gò, còm cõi với những cơn ho. Sức khỏe là thứ không thể mua được.
Suy cho cùng, vạn câu nói yêu thương cũng không bằng một hành động cụ thể. Có lẽ đã đến lúc những người đàn ông đang hút thuốc phải quyết tâm cai hẳn thuốc lá, không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người yêu thương bên cạnh. Thuốc lá có thể đem lại cho ta những ảo giác nhưng cũng làm cho ta dần mất đi chính mình và những người xung quanh.
Theo GĐVN
Vợ chồng tôi rất cố gắng nhưng 5 năm chưa có con Tôi không dám đi chơi hay gặp người quen, sợ chạnh lòng khi họ con bồng con bế và sợ phải trả lời những câu hỏi. Tôi 26 tuổi, chồng 31 tuổi, tổng thu nhập đủ trang trải cuộc sống. Chúng tôi đều là người miền Trung, giờ sinh sống tại Cần Thơ. Chúng tôi cưới nhau được 5 năm nhưng chưa có...