Hành trình truy bắt kẻ giết người, thay tên suốt 22 năm
Ngay sau khi vụ án xảy ra, tên Hà đã bỏ trốn và bặt vô âm tín suốt 22 năm qua, hắn đổi tên nhiều lần, sống tha hương, nhưng cuối cùng không thoát được lưới pháp luật.
Khoảng 8h30 ngày 18/11/1990, anh Vũ Văn Tuyền (SN1967) và Phạm Khánh Nguyên (SN1968) cùng là bộ đội xuất ngũ về địa phương và chơi thân với nhau, cùng ở xóm Chùa, xã Hoàng Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), chở nhau đi mua thuốc chữa bệnh thận bằng xe đạp.
Hung thủ Đàm Xuân Hà
Khi đến cầu Lâm đường khó đi, hai người xuống đi bộ dắt xe qua cầu. Lúc đó có một thanh niên mặc áo bò loang đi ngược chiều đến hỏi anh Tuyền: “Ông có phải ở Nở không?” (bến đò Nở-PV). Anh Tuyền gật đầu.
Đột nhiên, tên này rút dao trong người ra đâm anh Tuyền nhưng anh tránh được và bỏ chạy về hướng UBND xã Lâm Động. Chạy được khoảng 8-9m, anh Tuyền bị hắn phi dao cắm trúng lưng.
Vừa chạy anh Tuyền vừa rút dao ra và chạy vào một nhà ven đường, được chủ nhà lấy thuốc lào rịt tạm vào vết thương để cầm máu.
Sau đó tên này tiếp tục đuổi tìm anh Tuyền và vào nhà một người dân lấy con dao rựa chém vào tay anh và lấy lại con dao nhọn hắn vừa phi vào lưng anh Tuyền.
Lúc anh Nguyên đạp xe đến nơi thì thấy anh Tuyền đang nằm tại hiên nhà một người dân. Mọi người đưa anh Tuyền đi cấp cứu, nhưng sau đó anh đã tử vong do vết thương rách gan.
Video đang HOT
Cơ quan điều tra đã tiến hành xác minh làm rõ đối tượng mặc áo bò loang-hung thủ vụ án chính là Đàm Xuân Hà. Ngay sau khi vụ án xảy ra, tên Hà đã bỏ trốn và bặt vô âm tín từ đó đến nay.
Trong đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm của CATP Hải Phòng từ 16/7, trinh sát Đội 2 phòng Cảnh sát truy nã tội phạm CATP (PC52) nhận được tin tên Hà hiện đổi tên thành Hà Mạnh Đàm đang lẩn trốn tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Xác định đây là thủ phạm đặc biệt nguy hiểm trốn truy nã, BCH đơn vị đã quyết định xác lập Chuyên án 712G, do Đại tá Đỗ Hữu Ca-Giám đốc CATP phê duyệt và chỉ thị tổ công tác cấp tốc vào miền Nam khẩn trương truy bắt.
Ngày 27/7, tổ công tác do trung tá Nguyễn Hồng Nam-đội trưởng Đội 2 PC52 đã có mặt tại tỉnh Bình Phước. Qua xác minh, hầu hết các xã, phường như Thanh Lương, Thanh Phú, An Lộc thuộc TX Bình Long, không có ai tên Hà Mạnh Đàm.
Sàng lọc tiếp hàng chục người có độ tuổi như tên Hà là người miền Bắc đang cư ngụ trên địa bàn, song kết quả vẫn không khả quan hơn.
Nhờ có sự phối hợp hỗ trợ và giúp đỡ của Công an thị xã Bình Long, cùng công an các xã, phường trên địa bàn, diện rà soát đã được mở rộng. Bất ngờ trinh sát nhận được thông tin, có một người trạc tuổi tên Hà nhưng quê không ở Hải Phòng, tên là Đoàn Thế Vinh, sinh 1971. Người này làm xe ôm chuyên chở gỗ lậu cho các xưởng cưa ở TX Bình Long.
Lướt qua thông tin trên thì thấy ít giá trị, nhưng nghiên cứu kỹ thì thấy có nhiều đặc điểm giống tên Đàm Xuân Hà.
Theo hồ sơ Công an địa phương nắm được, thì Đoàn Thế Vinh quê Thái Bình, có vợ là Lò Thị Xướng, SN 1969, quê Đồng Tháp và con gái là Lò Thị Quý Ngọc, SN 2005, hiện trú tại tổ 19, khu phố Phú Bình, phường An Lộc.
Vinh là đối tượng nghiện ma túy, bị chính quyền đưa vào diện quản lý giáo dục tại phường.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ của Vinh, với trực giác nghề nghiệp, các trinh sát tin tưởng Vinh chính là Đàm Xuân Hà. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng gì để xác nhận hắn chính là Đàm Xuân Hà, trong khi tên Hà gây án khi hắn mới 18 tuổi, chưa một lần làm căn cước CMND, dấu tích lưu lại chỉ còn trong trí nhớ của những người biết hắn, mà đã 22 năm rồi.
Qua liên lạc trao đổi về CATP Hải Phòng, các trinh sát nhận được các ý kiến chỉ đạo sát sao của Ban chuyên án. Khớp các thông tin về đối tượng từ mô tả đặc điểm nhân dạng đối tượng, đến lời nói, thói quen sở thích của Hà…, Ban chuyên án quyết định phá án.
Tối 27/7, Hà được triệu tập lên cơ quan Công an làm việc. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, với những lý lẽ, chứng cứ đanh thép, đến 2 giờ sáng ngày 28/7 hắn mới chịu cúi đầu nhận tên Đàm Xuân Hà, sinh 1972, ở xóm Hầu, xã Lâm Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng), là kẻ đã gây ra vụ trọng án cách đây 22 năm…
Theo lời kẻ thủ ác, khi gây án xong, Hà bỏ trốn ra Móng Cái nhập vào đội quân cửu vạn. Đến tháng 12/1990, Hà theo mọi người lên thuyền vượt biên sang Hồng Kông, ở trại Sìn Coóng lấy tên là Trần Tiến Dũng, người Quảng Ninh.
Do không được duyệt vào danh sách đi nước thứ 3 nên tháng 6/1997, Hà bị trả về nước. Đến sân bay Nội Bài, hắn không về nhà mà theo một người bạn tên Thoại cùng ở trong trại tị nạn về thẳng Thái Bình.
Ở đây được 2 ngày, Hà bắt xe vào Vũng Tàu làm thợ hồ lấy tên là Đoàn Thế Vinh. Đến cuối năm 1998, Hà chuyển về Bình Phước, ở xã Thanh Lương lấy tên là Hà Mạnh Đàm.
Năm 2000 về ở khu phố Phú Bình, phường An Lộc lấy lại tên là Vinh và năm 2002 thì Hà lấy vợ sinh con và hắn định sống suốt đời tha hương như vậy.
Theo VTC
Tha hương sau lũ
Sau lũ lụt, người dân Quảng Ngãi tiếp tục lên đường vào Nam tìm kế sinh nhai
Trắng tay sau thiên tai, người dân vùng nông thôn các tỉnh miền Trung lũ lượt rời quê vào Nam hoặc lên Tây Nguyên kiếm sống. Nhiều làng quê giờ đây chỉ còn lại người già và trẻ em.
Chúng tôi trở lại vùng lũ Hương Toàn (huyện Hương Trà), Quảng An (huyện Quảng Điền) thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế một tuần sau cơn lũ hồi giữa tháng 11. Những cánh đồng, vạt rau nằm bên dòng sông Bồ trước đây vốn xanh tốt nay còn nhuốm màu bùn lũ. Đường làng, ngõ xóm vắng hoe...
Tha hương vì thất nghiệp
Thôn Nam Thanh, xã Hương Toàn vốn là một làng nghề sản xuất gạch, dù đã vào mùa nhưng các lò gạch đều quạnh quẽ. Ông Phan Văn Thuận, một chủ lò gạch, cho biết toàn bộ lao động chính trong làng đã vào Nam làm ăn. Nhiều người đi từ sau Tết Nguyên đán, sau đợt lũ vừa rồi lại tiếp tục có thêm những nhóm người rời quê. Họ vào Đà Nẵng, TPHCM hoặc lên Tây Nguyên làm thuê lo cho cuộc sống trước mắt.
Hộ chị Võ Thị Đào, ngụ thôn Nam Thanh, giờ chỉ còn lại 3 mẹ con. Anh Trần Đình Thiên, chồng chị, vừa vào Đà Nẵng làm nghề phụ hồ, 2 đứa con trai lớn cũng ra tận Lạng Sơn để vừa học nghề vừa kiếm tiền. "Hôm lũ về, tôi không kịp đưa lúa lên gác nên hư hết. Vợ chồng tôi làm thuê ở lò gạch, thu nhập thấp quá nên phải rời quê kiếm sống thôi" - chị Đào nói.
Xã Quảng An, huyện Quảng Điền nằm bên phá Tam Giang, lại có sông Bồ chảy qua nên năm nào cũng "gánh" vài cơn lũ dữ. Ông Nguyễn Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng An, cho biết từ sau lũ đến giờ đã có hơn 250 người vào Nam làm thuê, nếu tính từ đầu năm thì có khoảng vài ngàn người.
Trên những thửa ruộng dọc hai bên con đường bê tông dẫn vào thôn An Xuân hiện chỉ có những phụ nữ, người già dọn bùn để chuẩn bị cho mùa vụ mới. Theo ông Hiền, khoảng 150 người ở thôn An Xuân vừa khăn gói đi xa làm ăn vì điều kiện gia đình khó khăn, trong đó có nhiều hộ đi cả nhà.
Nhà ông Trần Đình Gió ở xóm Cồn Bài, thôn An Xuân, nay chỉ còn mỗi em Trần Thị Lệ Ninh (học lớp 8) ở lại trông coi vì sau lũ vợ chồng ông cùng một con dắt nhau vào TPHCM làm phụ hồ kiếm sống.
Ở nhiều miền quê Quảng Bình giờ chỉ còn lại người già, phụ nữ và trẻ em
Bé Ninh tâm sự: "Ba mẹ nói ở quê không có việc, phải vào TPHCM làm, kiếm tiền về trả nợ. Em đang còn đi học nên không thể đi cùng ba mẹ". Cạnh đó, nhà bà Nguyễn Thị Hồng cũng chỉ còn lại 2 mẹ con, chồng bà vừa vào TPHCM làm thuê. Ông Trần Đức Hùng, xóm trưởng xóm Cồn Bài, cho biết: "Mùa này ở quê lũ lụt nhiều, việc làm không có nên phải ra đi".
Làn sóng dân lao động đi vào Nam sau lũ cũng diễn ra tại nhiều địa phương của tỉnh Quảng Bình. Theo ông Nguyễn Văn Hoàng, cán bộ phụ trách lao động - việc làm của xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, hiện có khoảng 2.000 người dân trong xã vào TPHCM, Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên làm ăn. "Phải đi mới có tiền mua lại trâu bò, đồ đạc vì sau lũ đã mất sạch" - ông Hoàng giải thích.
Xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch cũng là địa phương bị thiệt hại nặng trong cơn lũ vừa qua. Ông Hoàng Trọng Thể, Chủ tịch UBND xã Liên Trạch, cho biết địa phương vừa có hàng chục lao động vào Nam, ra Bắc tìm kiếm việc làm để có tiền về quê giúp gia đình khôi phục sản xuất.
Chỉ còn người già và trẻ em
Sau hai đợt lũ lớn, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh lâm vào cảnh trắng tay, đối mặt với cái đói. Họ tìm mọi cách để từng bước gượng dậy sau thiên tai, nhiều người đã chọn con đường vào Nam. Ông Nguyễn Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Hương Thủy, huyện Hương Khê - Hà Tĩnh, cho biết sau lũ đến nay, xã có hơn 60 lao động rời xứ vào Nam để làm thuê. Xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê cũng có hơn 50 người tha phương cầu thực. Trung bình mỗi nhà có 2 - 3 người đi làm ăn xa. Lao động chính ở địa phương bỏ đi cả nên ở đây hầu như chỉ còn người già và trẻ em.
Ông Châu Đại Dương, cán bộ phụ trách lao động - việc làm của huyện Bố Trạch, cho biết mỗi năm toàn huyện có đến vài ngàn lao động ly hương đi kiếm việc làm. Sau lũ vừa qua có đến vài trăm lao động, chủ yếu ở các xã miền Tây huyện Bố Trạch như: Sơn Trạch, Phúc Trạch, Hưng Trạch..., đi tìm kế sinh nhai.
Tìm đường mưu sinh
Huyện Bình Sơn là địa phương bị thiệt hại nặng nhất ở tỉnh Quảng Ngãi trong đợt lũ vừa qua. Trước khó khăn chồng chất, người dân nơi đây bắt đầu lũ lượt rời quê vào các tỉnh phía Nam để kiếm sống.
Từ sáng sớm, tại ngã ba Châu Ổ - Trà Bồng, hàng trăm người lỉnh kỉnh túi xách, vali ngồi chờ xe khách. Anh Phan Thanh Hoàng, 32 tuổi, ở đội 2, thôn An Điềm, xã Bình Chương, cho biết: "Gia đình tôi có 6 sào đất trồng lúa và hoa màu, lũ đã làm ngập trôi hết, giờ cả nhà không biết lấy gì ăn, đành phải vào Nam thuê đất trồng dưa, rủi ro lắm nhưng đành chấp nhận". Chị Nguyễn Thị Mai, ngụ xã Bình Mỹ, cho biết lũ lụt đã làm hư hại hết mọi thứ nên chẳng biết lấy gì sống, phải vào TPHCM bán vé số kiếm tiền nuôi con nhỏ, đến Tết sẽ về.
Các xã Bình Mỹ, Bình Minh, Bình Chương (huyện Bình Sơn) nằm ven sông Trà Bồng và cũng là vùng rốn lũ của Quảng Ngãi. Năm nay, đỉnh lũ cao hơn đỉnh lũ lịch sử năm 2009 đến gần 20 cm.
Nhiều gia đình chạy lũ trở về nhà đã trắng tay nên không còn cách nào khác hơn là phải tha hương kiếm sống. "Hầu như nhà nào cũng có người đi. Đó là con đường sống của họ vào thời điểm này" - ông Lê Đình Hoàng, cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội xã Bình Minh, nói.
Theo Người lao động
Làng đánh bạc trực tuyến Bỏ bê đồng áng, "giải nghệ" luôn nghề buôn tôm, bán cá..., hàng trăm người dân ở làng Đông Lưu (bên chân sóng đầm Cầu Hai, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang lao vào trò chơi đỏ đen trực tuyến với hi vọng đổi đời. Muốn ngồi vào chiếu bạc trực tuyến, người trong làng thi nhau...