Hành trình triệt phá cây thuốc phiện nơi vùng cao Tây Bắc
Vùng cao Tây Bắc, nơi có những khu vực núi non hiểm trở, rừng rậm quanh năm được bao phủ bởi lớp sương trắng dày đặc. Những khu vực này được coi là “thủ phủ” của cây thuốc phiện khi một số người dân lợi dụng địa hình hiểm trở để tái trồng cây thuốc phiện… PV NTNN đã theo chân đoàn công tác 06 (Đoàn công tác triệt phá cây thuốc phiện) để mục kích “thủ phủ” cây thuốc phiện.
Tái trồng thuốc phiện
Điểm đến của chúng tôi lần này là vùng giáp ranh giữa các xã của 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La nằm ở độ cao trên 2.000m so với mặt nước biển-nơi có những bản đồng bào Mông nằm chon von trên những dãy núi quanh năm mờ sương phủ. Cũng chính vùng giáp ranh này bấy lâu nay vẫn là nơi tái trồng cây thuốc phiện “bền bỉ” nhất. Cũng để “thuận tiện” đi lại, chúng tôi quyết định xuất phát từ phía Sơn La, nơi có bản Làng Sáng, thuộc xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên giáp với một số bản của xã Suối Tọ, huyện Phù Yên (Sơn La). Bởi đi từ phía này, chúng tôi sẽ bám theo đoàn 06 của Sơn La đi triệt phá cây thuốc phiện vùng giáp ranh Yên Bái…
Đi bộ trong rừng đòi hỏi phải có sức khỏe để vượt qua những con dốc chồn chân vó ngựa. Ảnh: Q.T
Xã Háng Đồng gồm 6 bản Háng Ba La, Chống Cha, Háng Đồng A, B, C và Làng Sáng trước đây thuộc xã Tà xùa. Năm 2008, sau khi tách ra đã thành lập xã Háng Đồng. Độ dài tính từ trung tâm xã tới bản xa nhất là bản Làng Sáng đã giảm từ gần 70km xuống còn gần 30km đi bộ. Ở đây, phương tiện chủ yếu của người dân là “ xe của bộ”.
Sau gần 6 tiếng xuất phát từ Hà Nội, đoàn công tác có mặt ở trung tâm xã Háng Đồng. Ở Háng Đồng, không phải mùa đông, nhưng khi đêm xuống, sương mù dày đặc giăng kín kèm theo cái lạnh tê lòng. Các vị lãnh đạo xã chia sẻ: Các đợt triệt phá từ cuối năm ngoái đến nay chủ yếu tập trung khu vực giáp ranh giữa xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) với các xã của Sơn La, bởi đây là khu vực vẫn tái trồng thuốc phiện. Mỗi đợt triệt phải phá mất hơn 1 tuần. Toàn bộ diện tích được phát hiện đều nhờ thông tin từ người dân tại các cơ sở của Sơn La. Bởi chỉ họ mới có thể biết chính xác năm nay khu vực nào trong rừng còn trồng thuốc phiện. Còn những diện tích do đoàn 06 phát hiện thường rất khó khăn bởi nơi tái trồng nằm ở khu vực hiểm trở, heo hút. Có những khu vực, đoàn công tác phải đối mặt với các loại bẫy, trong đó có cả bẫy bằng súng kíp…
Sáng hôm sau, khi những cánh rừng còn phủ đầy sương trắng, đoàn công tác xã Háng Đồng đã lục đục chuẩn bị tư trang, chia đều lương thực, thực phẩm cho các thành viên trong đoàn mang vác. Trong đợt này, đoàn công tác chia thành 2 tổ. Tôi tham gia tổ số 1 gồm 15 thành viên, do Hờ A Mang, Phó Chủ tịch UBND xã Háng Đồng làm tổ trưởng… Đúng 6 giờ 30 phút đoàn xuất phát từ trụ sở bằng xe máy. Gọi là đi xe máy nhưng với chặng đường hơn 10km, chúng tôi phải mất gần 4 tiếng đồng hồ mới đến được bản đầu tiên – Háng Đồng C. Từ đây, đoàn công tác sẽ phải đi bộ.
Gian nan băng rừng
Sau mấy tiếng xuyên rừng, ngược dốc, đoàn dừng chân tại một đỉnh núi thuộc khu vực 10 hộ của bản Háng Đồng C để ăn trưa. Lúc này đã hơn 13 giờ. Gọi là khu 10 hộ bởi trước đây có 10 hộ đồng bào Mông ở cách xa khu trung tâm bản, nay đã tăng lên 13 hộ.
Đi trong rừng, mỗi cá nhân phải tự mang vác tư trang của mình…
Bữa trưa với cơm tẻ đỏ, cá khô và một ít thịt lợn ba chỉ rang mặn đoàn tiếp tục xuất phát. Lúc này nắng bắt đầu gắt, do phải mang vác nặng nên đoàn công tác ai cũng ướt đẫm mồ hôi và thở dốc. Đoàn công tác phải tạt ngang rừng, ngược núi hay bám cây tụt xuống từng dốc, con hủm, vách đá để kiểm tra xem có diện tích tái trồng nào không. Có những đoạn phải dùng dao để mở lối đi bởi mỗi chặng đường đi qua mà để sót diện tích tái trồng thì đoàn chưa hoàn thành nhiệm vụ…
Video đang HOT
Hôm đó, phải gần 19 giờ, đoàn mới dừng chân giữa vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa. Lúc này, mỗi người một việc, chia nhau ra chuẩn bị cơm tối, lấy củi. Một số thành viên có kinh nghiệm đi rừng thì dùng đèn pin bắt ếch, nòng nọc, lấy nấm, măng rừng để cải thiện bữa ăn…
Sau bữa cơm tối, đồng hồ đã chỉ gần 23 giờ. Lúc này, các thành viên trong đoàn rải lá quanh đống lửa để nằm ngủ. Mặc dù đi rừng mệt như vậy, nhưng do nằm đất, giữa cái lạnh vùng cao nơi rừng sâu khi đêm xuống nên rất khó ngủ. Nhiều thành viên với giấc ngủ chập chờn cùng những câu chuyện về hành trình triệt phá cây thuốc phiện liên tục bị ngắt quãng cho đến gần sáng…
Bước sang ngày thứ 3 cùng đoàn công tác ăn rừng, ngủ rừng, trong khi vẫn chưa phát hiện một diện tích tái trồng cây thuốc phiện nào. Theo như lời các thành viên trong đoàn thì đây chính là tín hiệu vui khi đồng bào vùng cao đã không còn tái trồng cây thuốc phiện nhiều như trước nữa. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của đoàn, sáng hôm sau, trên cung đường ngược lên núi, xuyên qua những khu rừng già thuộc khu vực giáp ranh chắc chắn sẽ phát hiện ra diện tích tái trồng. Bởi cung đường này ít người đặt chân đến và từ thông tin của người dân, đây là khu vực một số người dân lợi dụng để tái trồng cây thuốc phiện…
(Còn nữa)
Theo Danviet
Bản Tà Dê sau cơn "bão lửa"
Sau khi chuyên án tấn công tiêu diệt nhóm đối tượng ma túy nguy hiểm kết thúc thắng lợi, bản Tà Dê đã bình yên trở lại...
Tây Bắc luôn là "điểm nóng" về ma túy của nước ta và xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (Sơn La) luôn là "điểm nóng" nhất của Tây Bắc. Lợi dụng địa thế, con đường độc đạo uốn lượn trên vách núi, các đối tượng truy nã (đa phần là tội phạm ma túy) ở nơi khác đã trốn chạy về đây, tiếp tục mua bán ma túy làm gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 đến 28-6, Công an tỉnh Sơn La phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức bao vây, tấn công vào 2 địa điểm là nơi ẩn náu của đối tượng truy nã nguy hiểm Nguyễn Thanh Tuân (35 tuổi) và Nguyễn Văn Thuận (34 tuổi) tại bản Tà Dê.
Các chuyên án đã diễn ra thành công, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho nhân dân và cán bộ chiến sĩ cùng vũ khí, phương tiện và trang thiết bị kỹ thuật - được các cơ quan báo chí đăng tải, cộng đồng mạng, người dân ca ngợi, biểu dương...
Những đứa trẻ bản Tà Dê thân thiện, vẫy chào khi thấy người dân qua đây.
Mỗi khi bản tổ chức họp, bà con có ý kiến đẩy đuổi không cho các đối tượng ở đây nhưng rất lo sợ vì các đối tượng có trang bị vũ khí như súng, lựu đạn...
Người dân ở bản Tà Dê giờ không còn e ngại và lo sợ mỗi khi đi qua nhà "ông trùm".
Chiều 29-6, chúng tôi có mặt tại hiện trường nhà đối tượng truy nã nguy hiểm Nguyễn Thanh Tuân, ngôi nhà này chỉ cách nhà của Nguyễn Văn Thuận khoảng 600m.
Đoạn đường giữa hai ngôi nhà này từng là nỗi ám ảnh, hoảng sợ của người dân bản Tà Dê. Để tới được "boong ke" này, chúng tôi phải di chuyển trên con đường độc đạo uốn lượn vách núi, được bao bọc bởi những cánh rừng già một quãng đường dài chừng 12km từ QL6, rồi lại băng qua những bãi ngô tươi mơn mởn, trổ bông cao ngất.
Trời trong xanh hơn, lớp cây rừng trùng trùng điệp điệp. Càng vào sâu bản Tà Dê, nhiều ngôi nhà khang trang, được bao bọc bằng những bức tường gạch cao và dây thép chằng chịt. Thi thoảng trong những ngôi nhà như vậy, chúng tôi lại bắt gặp có sự xuất hiện của xe ô tô sang trọng để trong sân, điều này chắc chắn khiến những người dân nơi khác đi qua đây không khỏi tò mò...
Thêm vài ba chốt chặn đảm bảo an ninh trật tự của các tổ công tác gồm nhiều đơn vị Công an, cuối cùng chúng tôi cũng tiếp cận được hiện trường nhà của đối tượng Nguyễn Thanh Tuân - đối tượng có 4 lệnh truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trái phép chất ma túy và tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Tại đây, khói vẫn bốc ra rất nhiều từ căn nhà ở giữa. Để đảm bảo an toàn, các trinh sát đặc nhiệm liên tục khuyên chúng tôi nên giữ cự ly an toàn vì còn rất nhiều vũ khí, vật liệu có thể phát nổ chưa được rà soát hết.
Chỉ mới cách đây mấy ngày, tiếng súng, lửa và cả lựu đạn nổ khiến người dân hoang mang, lo sợ giờ đã thay thế bằng tiếng cười, ánh mắt tươi vui, những đứa trẻ vô tư nô đùa trong ánh nắng...
Bản Tà Dê nằm ở thung lũng, bao quanh là rừng núi trùng điệp, và cũng là nơi giáp ranh với "điểm nóng" ma túy Hang Kia, Pà Cò thuộc tỉnh Hoà Bình.
Lợi dụng địa thế con đường độc đạo, các đối tượng truy nã ở nơi khác như Nguyễn Thanh Tuân và Nguyễn Văn Thuận đã trốn chạy về đây, xây dựng nhà kiên cố, có hầm thiết kế che chắn thành "boongke", trong nhà tàng trữ nhiều vũ khí quân dụng, lựu đạn, xăng, bình gas để chống đối lực lượng chức năng nếu bị vây bắt.
Điều đáng nói là những đối tượng này rất manh động, bên cạnh việc tiếp tục mua bán ma túy làm gây mất an ninh trật tự tại địa phương, các đối tượng đôi lúc còn ngang nhiên vác súng AK và chó dữ đi lại các khu vực gần đó...
Thanh niên trong bản ra sân đá bóng.
Nơi đây đã thật sự bình yên trở lại.
Ông Tếnh A Chìa, Chủ tịch UBND xã Lóng Luông cho biết, khoảng 2 năm nay, ngày nào "đàn em" của 2 trùm ma tuý cũng nổ súng ở đây. Ông Chìa cũng bị người trong nhóm đàn em của 2 tên này nhắn tin, gọi điện đe dọa.
Khi giải phóng mặt bằng tuyến đường 102, bị vướng vào góc tường nhà Tuân, đàn em của hắn vác AK ra đe doạ, không cho giải toả; đồng thời viết vào tờ bìa các tông gắn vào tường với nội dung "Không được phá tường gạch".
Tuy nhiên, chính quyền xã cũng đã vận động, bọn chúng mới tự xây một bức tường ở phía trong và phá bức tường bị vướng, trả lại đường cho xã nhưng cũng không đúng so với kích thước tuyến đường ban đầu theo kế hoạch.
Khi lực lượng Công an bắt đầu triệt phá "boong ke" ma túy này, ông Sồng A Tồng, Trưởng bản Tà Dê được giao nhiệm vụ vận động nhân dân sơ tán ra nơi an toàn.
Trưởng bản Sồng A Tồng cho biết, mỗi khi bản tổ chức họp, bà con có ý kiến đẩy đuổi không cho các đối tượng ở đây. Những lần đi làm, hay ban đêm có việc qua nhà Nguyễn Thanh Tuân người dân bị nhóm đối tượng ở Tuân ra ngăn chặn.
Có lần, một người đàn ông trong bản đi từ trên nương xuống đối diện với nhà Tuân, một số đối tượng cầm súng đi theo, đe dọa khiến dân trong bản rất e ngại và lo sợ. Bên cạnh đó, nhìn thấy nhóm đối tượng này đi lên trên rừng lấy một số gỗ quý bà con trong bản đang bảo vệ nhưng không ai ngăn cản được.
Từ chiều 29 cho đến ngày 30-6, lực lượng Công an tiếp cận và tổ chức khám nghiệm hiện trường nhà đối tượng Nguyễn Thanh Tuân, người dân trong bản vui mừng kéo đến chúc mừng lực lượng Công an. "Suốt từ chiều 28 đến ngày 29, xung quanh nhà Tuân lửa bao trùm khắp, có nhiều tiếng nổ rất lớn khiến bà con hoảng sợ. Nhưng giờ bình yên đã trở lại rồi, chúng tôi rất phấn khởi vì từ nay đi lại qua tuyến đường này không có người cản trở, bà con rất tin tưởng vào chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước" - Chủ tịch Tồng chia sẻ.
Còn với chị Giàng Thị Rợ, 30 tuổi cũng cho biết: "Trước đây mình lo sợ, điều khiển xe máy đi có việc qua nhà Tuân run lắm. Các đồng chí Công an vào đây triệt phá xong cũng yên tâm để đi làm nương, rất phấn khởi và cảm ơn cán bộ nhiều".
Tà Dê giờ đây đã thật sự bình yên trở lại.
Theo M.Hiền - X.Trường
Công an nhân dân
Cây cao su bị "tố" gây lũ quét, Chủ tịch Tập đoàn cao su phân trần Trận lũ quét khủng khiếp đầu mùa tại các tỉnh Tây Bắc đã làm ít nhất 33 người chết, mất tích, thiệt hại kinh tế lên tới gần 450 tỷ đồng. Sau trận lũ này, đã có ý kiến cho rằng, việc trồng và mở rộng diện tích cây cao su chính là một phần nguyên nhân khiến lũ ở Tây Bắc ngày...