Hành trình tìm kiếm bốn sách Atlas Hoàng Sa nơi trời Tây
Trong số 150 bản đồ minh chứng lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) nhiều kỷ niệm hơn cả với bốn cuốn Atlas về địa lý và pháp lý của Nhà nước Trung Hoa.
Đang sống và làm việc ở tiểu bang Connecticut (Mỹ), ông Thắng không giấu nổi niềm vui khi triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” vừa mở cửa hôm 22/8, thu hút hàng ngàn lượt tham quan mỗi ngày. Trong số gần 150 bản đồ, tư liệu, văn bản được tập hợp từ các nhà nghiên cứu trưng bày lần này, phần lớn là bản đồ do ông Trần Thắng gửi tặng cho Viện nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng.
Ông Trần Thắng, Chủ tịch Hội Văn hóa – Giáo dục Việt Nam tại Mỹ (IVCE), say sưa kể về hành trình sưu tầm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa, trong đó quý nhất là bốn tập sách Atlas của nhà nước Trung Hoa. Ảnh: Nguyễn Đông
Bằng chất giọng xứ Quảng, nói tiếng Việt đôi lúc bập bẹ, ông Thắng gọi bốn tháng tạm gác công việc của một kỹ sư máy bay đi sưu tầm bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa ở trời Tây là một “hành trình”, và “chuyện về bốn bản đồ Atlas mang tính pháp lý do nhà nước Trung Hoa phát hành đầu thế kỷ XX, minh chứng lãnh thổ nước này chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam không thể không kể vì có quá nhiều kỷ niệm”.
Đầu tháng 8/2012, khi thu thập bản đổ Trung Hoa cổ do các nước phương Tây phát hành, ông Thắng tình cờ thấy được sách “Postal Atlas of China” năm 1933 phát hành tại Nam Kinh do Cục Bưu Chính phát hành (Directorate General of Posts) đang được một người ở New York (Mỹ) rao bán trên mạng với giá 5.000 USD. Các hình ảnh tổng thể về Trung Hoa và tỉnh Quảng Đông chỉ rõ miền Nam nước này là tỉnh Hải Nam.
Gọi ngay cho người rao bán bản đồ, ông Thắng nghỉ việc để chạy xe một mạch đến xem. Tiếp nhà sưu tập “tay ngang” trong căn nhà bày la liệt bản đồ thế giới, người đàn ông tên Kevin Brown, một chuyên gia về bản đồ và thành viên của hội bản đồ Mỹ và Thế giới, “chào hàng” bằng việc giới thiệu chỉ sưu tầm và bán những bản đồ có giá trị, rồi không quên “khoe” mình vừa bán một bản đồ cổ của Ấn ộ cho đại học danh tiếng Princeton với giá 45.000 USD.
Đặt cuốn sách kích thước 62 x 38cm, bản đồ có kích thước 62 x 76 cm, được in bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Trung mà ông Thắng muốn mua lên bàn, ông Kevin Brown nói sách này từ một người cộng tác với ông ở ài Loan, vừa gửi đến New York được 2 tuần. Và ông Thắng là người đầu tiên hỏi mua khi thông tin về cuốn sách vừa được rao bán trên mạng 4 ngày.
Video đang HOT
Ông Trần Thắng trò chuyện cùng chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ trong lần về Đà Nẵng để tặng thêm nhiều bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa.
“Tôi chưa bao giờ được nhìn thấy sách to như thế này. Hồi hộp lật từng trang bản đồ vì không biết Hoàng Sa và Trường Sa có nằm trong sách này hay không, tôi đã không giấu nổi cảm xúc khi tìm hết cuốn Atlas mà không thấy 2 chữ Paracel và Spratly. Sách này cũng cho thấy bản đồ Trung Hoa chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam”, ông Thắng kể. Chưa vội mua ngay, ông gửi hình ảnh nhờ bạn bè đọc được tiếng Trung và biết chắc chắn tên sách là “Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư ồ” do Bộ Giao thông Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh.
Sau khi nhận thông báo từ ông Trần Thắng về cuốn sách, Sứ quán Việt Nam tại Washington DC thông báo về Ủy ban biên giới quốc gia. “Tôi đợi 10 ngày vẫn không thấy hồi âm từ Ủy ban biên giới. Hằng ngày tôi mong đi làm về sớm để xem sách Atlas này còn trên Ebay hay không vì sợ người ta mua mất, và quyết định tự tìm tiền mua. Tôi không muốn mất cơ hội này bằng quan niệm không có việc của chính phủ hay của cá nhân, cái gì thấy có lợi cho xã hội là làm”, ông Thắng chia sẻ.
Nhưng lấy đâu ra tiền để mua? Câu hỏi khiến người đàn ông độc thân ở tuổi 43 không khỏi vò đầu bứt trán. Ông điện thoại liên lạc vài người bạn bên Mỹ và Việt Nam để giới thiệu việc sưu tầm bản đồ và đang cần tiền mua sách Atlas “Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư ồ”. Nhận được 3.000 USD từ đạo diễn Nguyễn Quang Bình, việc đầu tiên ông Thắng làm là gọi điện cho ông Kevin trả giá xuống 3.500 USD.
Người bán gật đầu đồng ý, nhưng lại đang đi chơi chứ không có ở New York. “Tôi nhắn ông ta xóa thông tin trên Ebay vì không muốn người ta sớ rớ đến sách này, tôi muốn ôm sách về nhà cho xong việc! Khi ông Kevin vừa về nhà, tôi chạy xuống nhà ông ta ôm sách ra về, không biết giá trị của sách trong tương lai đi về đâu nhưng thực sự cảm xúc của tôi hân hoan vô cùng”, ông Thắng kể lại bằng giọng hồi hộp.
Những bản đồ và Atlast ông Thắng tặng cho Đà Nẵng đã được thẩm định và tập hợp trưng bày tại 5 địa phương và sắp tới sẽ được triển lãm tại 10 địa phương khác trong cả nước. Ảnh: Nguyễn Đông
Trong khoảng thời gian chờ đợi mua sách Atlas 1933, ông lại phát hiện sách Atlas 1908 do Phái bộ truyền giáo Trung Hoa phát hành tại London. ây là sách Atlas đầu tiên về địa lý Trung Hoa, được xây dựng dựa trên chương trình bản đồ của nhà Thanh. “Sách nằm tại London với giá là 1.000 USD và tôi mua khá dễ dàng với sách này với giá 700 USD”.
Vài tuần sau ông Thắng lại tìm được sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Bưu Chính Dư ồ do nhà nước Trung Hoa phát hành năm 1919, được in bằng 3 ngôn ngữ Trung Hoa, tiếng Anh, tiếng Pháp. “Sách nằm tại Ba Lan trong một tiệm sách cổ, tôi liên lạc thường xuyên với tiệm để so sách với sách 1933. Khổ nỗi là Ba Lan và New York chênh lệch giờ nhau nên phải thức 3 đến 4 giờ sáng mới nói chuyện điện thoại với họ được”, ông Thắng kể.
Chủ tiệm sách cổ khi đó nói đã giữ sách này 10 năm nay. Dù không có ai hỏi mua nhưng giá của cuốn atlas lên đến 10.000 USD và đang chuẩn bị đem đi đấu giá trong hạng mục China ở London. Lo lắng cuốn sách vụt khỏi tầm tay nhưng ông Thắng vẫn trả giá xuống 5.000 USD cùng lời hứa sẽ lấy sách trong vòng một tháng, cùng yêu cầu người bán phải bỏ thông tin rao bán trên mạng.
Lúc đó chính bản thân nhà sưu tập này không dám chắc rằng mình có đủ tiền để mua sách. Nhờ những thông tin ông công bố bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa lên mạng, một phụ nữ tên Mai bên San Francisco đã gửi email ngỏ ý giúp đỡ. Ông Thắng dồn hết số tiền có được từ bạn bè và huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đóng góp để mua sách.
Như có “duyên trời”, sau đó ông dễ dàng có được cuốn Atlas phát hành năm 1917 do Phái bộ truyền giáo Trung Hoa phát hành tại London mà không mất chút công sức và tiền bạc, vì sách này để trên mạng download miễn phí trong thư viện của H danh tiếng Cornell, nơi có thư viện về Châu Á lớn nhất trên thế giới.
“Suốt mấy tháng ròng tìm hiểu thông tin về sách Trung Hoa Dân Quốc Dư ồ do nhà nước Trung Hoa phát hành, tôi được biết thực sự không có thông tin về sách này tại bất kỳ một thư viện nào. Một phần do chiến tranh và thời cách mạng văn hóa Trung Quốc các sách cũ bị đốt sạch. Ngoài ra, theo lời dẫn nhập trong sách Atlas 1919 viết, sách in với số lượng ít. Do đó hai sách Atlas Trung Hoa Dân Quốc Dư ồ 1919 và 1933 là cực kỳ hiếm, có giá trị về mặt lịch sử và pháp lý cao”, ông Thắng nói.
Ông tiết lộ rằng trong tuần vừa qua có ông Tuấn thuộc Tổ chức Quốc tế Phát triển Việt Nam tại Hà Lan liên hệ về việc tổ chức triển lãm tại Hà Lan. “Tôi mong muốn thực hiện các cuộc triển lãm tương tự như của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các quốc gia lớn như Australia, ức, Anh, Nhật, Mỹ để tạo sự ủng hộ của quốc tế về biển ông cho Việt Nam”, ông Thắng nhấn mạnh.
Trong chuyến đi của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Hoa Kỳ vào cuối tháng 7, ông Thắng được gặp và nhận được lời đề nghị của Chủ tịch nước nên mang triển lãm đến Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington DC cho họ xem. “Tôi tin rằng hành trình giới thiệu về địa lý và lịch sử quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam còn đi rất xa để khẳng định về chủ quyền của Việt Nam”, người Việt yêu nước nói.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Việt kiều sưu tầm bản đồ Hoàng Sa được tặng bằng khen
Ngày 19/6, UBND TP Đà Nẵng tặng bằng khen cho ông Trần Thắng (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) vì đã dày công sưu tầm những bản đồ lịch sử, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Ông Trần Thắng, người tặng gần 200 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa dành tặng cho Đà Nẵng. Ảnh: Nguyễn Đông
Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đánh giá cao tinh thần hướng về quê hương cũng như tâm huyết của ông Thắng, giúp Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung có thêm những chứng cứ pháp lý trong việc tuyên truyền, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Đồng thời, mong ông Thắng tiếp tục công việc sưu tầm và phối hợp quảng bá tư liệu ra cộng đồng quốc tế.
Nhân dịp này, ông Thắng cũng tận tay trao tặng Đà Nẵng 10 ảnh và bản gốc 2 bản đồ cổ "Đông Ấn Độ", xuất bản tại London, do nhà bản đồ học người Đức Herman Moll vẽ chỉ rõ Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong lãnh hải Việt Nam; và bản đổ "Đế chế Trung Hoa" xuất xứ từ phương Tây khẳng định lãnh thổ Trung Quốc chỉ kéo dài đến đảo Hải Nam.
Trước đó, ông Thắng đã lên mạng tìm mua 3 tập Atlas, 135 bản đồ và 170 ảnh bản đồ do nhiều quốc gia trên thế giới xuất bản, trong đó có cả Trung Quốc, để tặng cho Viện Nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.
Ông Thắng trao tặng bản đồ khẳng định chủ quyền Trung Quốc dừng lại ở đảo Hải Nam cho chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa Đặng Công Ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông
Theo ông Đặng Công Ngữ, Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), số bản đồ do ông Trần Thắng tặng đã được trưng bày cho người dân, du khách nước ngoài xem. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có kế hoạch triển lãm những tư liệu liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa ở 10 tỉnh thành trên cả nước, trong đó 60% tư liệu do ông Trần Thắng tặng.
Theo VNE
Tin sốc: Bộ Y tế muốn chi gần 115 triệu USD để chống cúm Ngày 6/5, Bộ Y tế đã gây sốc cho nhiều người khi đề xuất khoản kinh phí lên tới gần 115 triệu USD cho việc phòng chống cúm H7N9 tại VN. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (giữa) kiểm tra khu cách ly được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM chuẩn bị để đối phó với dịch cúm A/H7N9 chiều 9/4...