Hành trình “tìm con” của người hiếm muộn
Theo thống kê của khoa Hiếm muộn, BV Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, trong năm 2019 có 22.100 ca đến khám hiếm muộn và trong 6 tháng vừa qua, số ca khám hiếm muộn lên con số 8.143. Đáng chú ý, tình trạng hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa.
Đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn, “tìm con” là một hành trình đầy gian nan. Nhưng họ chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc. Bởi lẽ, từ tận trong đáy lòng, ai cũng khao khát có được “đặc ân” làm cha mẹ. Và hơn hết, trên con đường khó khăn này, các gia đình hiếm muộn luôn có sự đồng hành tận tâm của đội ngũ y, bác sĩ.
Các cặp vợ chồng khám và điều trị tại khoa Hiếm muộn BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng.
Ghi tại hành lang bệnh viện
Khoảng 8 giờ, tại khoa Hiếm muộn, Bệnh viện (BV) Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, rất đông bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị hiếm muộn.
Trên tay cầm hồ sơ khám bệnh, mắt nhìn chằm chằm về phía bác sĩ điều dưỡng đang gọi tên, anh N.V.T (H. Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: “Đây đã là lần thứ 3 vợ chồng tôi thực hiện việc chuyển phôi vào buồng tử cung, cả 2 lần trước đều không đậu thai. Số tiền chữa trị, đi lại, ăn uống trong suốt thời gian vừa qua cũng hơn 200 triệu đồng rồi. Tôi rất hy vọng vào lần chuyển phôi này”. Ngồi bên cạnh,vợ anh cũng sốt sắng, bồn chồn không kém.
Video đang HOT
Ngoài vợ chồng anh N.V.T, có khoảng 30 người nữa cũng đang nóng lòng chờ đến lượt khám. Có người lần đầu đến nhưng cũng có không ít người đã đi nhiều đến mức không nhớ nổi bao nhiêu lần nữa. Họ từ nhiều địa phương khác nhau. Có những người may mắn đón tin vui có thai sau 1, 2 năm thăm khám, điều trị theo phác đồ của bác sĩ nhưng có người chặng đường “tìm con” dai dẳng 4, 5 năm.
Đó là hoàn cảnh của chị N.T.T.H (H. Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Theo lời chị T.H, đã biết bao lần chị suy sụp trước những lần thử thai. Tuy nhiên, sau những lần tuyệt vọng chị lại tiếp tục hành trình tìm kiếm con yêu. Cũng đang trong hoàn cảnh chờ đợi kết quả lần cấy phôi đầu tiên, chị L.T.P (Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) vừa vuốt tóc cho cô con gái ngồi bên vừa trải lòng: “7 năm trước tôi sinh con đầu lòng, sau khi sinh được một thời gian phát hiện bị u buồng trứng cắt bỏ 1 bên buồng trứng. Tôi điều trị uống thuốc từ đó đến nay sức khỏe đã ổn định, ông bà nội ngoại động viên đi điều trị để sinh thêm 1 đứa nữa”.
Hộ sinh Lê Thị Thanh Thảo, khoa Hiếm muộn, BV Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết: “Buổi sáng người đến khám đông nghịt, không có chỗ ngồi. Sau khi khám điều trị thì cũng có rất nhiều trường hợp có thai”.
Báo động tình trạng hiếm muộn ngày càng trẻ hóa
Theo thống kê của khoa Hiếm muộn, BV Phụ sản-Nhi Đà Nẵng, trong năm 2019 có 22.100 ca đến khám hiếm muộn và trong 6 tháng vừa qua, số ca khám hiếm muộn lên con số 8.143. Đáng chú ý, tình trạng hiếm muộn đang ngày càng trẻ hóa.
BS Nguyễn Thị Phương Lê của khoa cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn ở các cặp vợ chồng, có thể xuất phát từ chồng hoặc vợ, tình trạng vô sinh đang ngày càng trẻ hóa”. Hiện nay, trong điều trị hiếm muộn bác sĩ sẽ dựa trên những đặc tính riêng của bệnh nhân để có phương pháp điều trị khác nhau. Đối với trường hợp tần suất quan hệ không phù hợp thì bác sĩ sẽ hướng dẫn thời gian quan hệ có khả năng thụ tinh cao.
Ngoài ra, các phương pháp chính đang được sử dụng trong điều trị hiếm muộn mang lại hiệu quả gồm phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) hoặc TTON,… Trong năm 2019, tại BV Phụ sản – Nhi Đà Nẵng số lượng có thai bằng phương pháp IUI là 65 ca trên tổng số lượng thực hiện là 462 chiếm 14,1%. Số có thai lâm sàng là 240 chiếm tỷ lệ 37,6%). Từ năm 2014 đến tháng 5 – 2020, số em bé ra đời từ phương pháp TTON là 901.
Cũng theo BS Nguyễn Thị Phương Lê, đối với các trường hợp hiếm muộn nên đến BV điều trị và theo dõi để đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng hiếm muộn đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa các cặp vợ chồng nên sinh con trước 30 tuổi, không nên sinh con sau 35 tuổi.
Cách nào chữa hiếm muộn?
Vợ chồng tôi lấy nhau 3 năm chưa có con. Mới đây đi khám ở bệnh viện sản, bác sĩ kết luận tôi bị tắc vòi trứng và cả buồng trứng đa nang.
Trường hợp của tôi muốn có con buộc phải làm thụ tinh ống nghiệm hay còn cách nào khác không bác sĩ? Trần Hồng Hà (Hưng Yên).
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào bạn!
Tắc vòi trứng hay còn gọi tắc vòi tử cung, là một trong những nguyên nhân hay gặp ở hiếm muộn nữ. Bản thân vòi trứng là nơi mà trứng và tinh trùng gặp nhau để thụ tinh nên việc tắc vòi trứng sẽ cản trở sự gặp gỡ này. Tắc vòi trứng cũng sẽ gặp những mức độ và vị trí khác nhau, cũng tùy thuộc vào đó mà bác sĩ có thể chỉ định bạn điều trị theo các hướng khác nhau.
Với tắc xa, tiên lượng mở thông được vòi trứng và tinh trùng tốt, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi để mở thông vòi trứng, sau đó theo dõi tự nhiên hoặc thực hiện phương pháp bơm tinh trùng và buồng tử cung. Với tắc đoạn gần như tắc đoạn kẽ hay đoạn eo của vòi trứng, phẫu thuật nội soi mở thông rất khó khăn nên bác sĩ chỉ định thụ tinh ống nghiệm.
Vấn đề về buồng trứng đa nang cũng cần lưu tâm. Bản chất hội chứng buồng trứng đa nang là tập hợp những triệu chứng như: rối loạn kinh nguyệt, cường Androgen... Trong đó tình trạng đặc trưng gây khó có con là hiện tượng rối loạn phóng noãn kèm rối loạn chuyển hóa. Hội chứng buồng trứng đa nang thường gặp ở 5 đến 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, một số trường hợp có thể có con tự nhiên. Với hội chứng này, chỉ định được bác sĩ ưu tiên là sử dụng thuốc kích thích buồng trứng để giải quyết vấn đề phóng noãn.
Với trường hợp của bạn, bác sĩ sẽ dựa vào chẩn đoán hình ảnh như chụp tử cung vòi trứng và siêu âm tử cung phần phụ để đánh giá tình trạng của vòi trứng, đưa ra chỉ định phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần cung cấp thêm thông tin về tinh trùng của chồng, để bác sĩ có thể kết hợp điều trị.
Điều trị hiếm muộn là điều trị kết hợp cả vợ và chồng, nên chúng ta cần đánh giá toàn điện cả hai phía. Mặt khác, trong điều trị vô sinh hiếm muộn, bác sĩ thường tư vấn và chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp, từ chi phí thấp tới chi phí cao, phù hợp với nguyên nhân vô sinh, tình trạng sức khỏe cụ thể của vợ chồng.
Chúc bạn sớm có tin vui!
Sinh đôi trai gái sau 18 năm hiếm muộn 18 năm sau khi sinh con đầu lòng, chị Lê Thị Kim Sang, 38 tuổi, mới được tận hưởng lại niềm vui mang thai lần nữa. Chị Sang kết hôn với anh Lê Văn Biên, năm 2000, sinh con gái đầu lòng năm 2001. Tích góp dần, cả hai quyết định sinh thêm, cũng mong có được con trai. Chờ đợi một năm,...