Hành trình theo dấu siêu phẩm ‘Game of Thrones’
Một fan cuồng của bộ phim “ Game of Thrones” đã ghé thăm những địa điểm tuyệt đẹp được lấy làm bối cảnh của series phim truyền hình dài tập rất ăn khách này.
Yvonne Gordon đã xem tất cả các phần của bộ phim và hy vọng có thể đến thăm những nơi tuyệt đẹp được lấy làm bối cảnh để quay phim. Để thực hiện ý định của mình, Yvonne Gordon đã đi du lịch từ Iceland đến Malta và Bắc Ireland để chụp lại tất cả những khung cảnh mà “ Game of Thrones” đã tái hiện.
Nơi hoàng hậu Daenerys sông trong phim có tên gọi là “House of the Undying” (ngôi nhà của sự bất tử) thực chất là công trình tháp Minceta ở Dubrovnik, Croatia).
Trân chiến ở vịnh Blackwater trong phim thực a được quay tại Dubrovnik, Croatia. Khác với cảnh chiến đấu trong phim, ngoài đời thật nơi đây là một điểm đến hết sức yên bình.
Vùng đất Iron Island trở phim được ghi tại cảng Ballintoy Harbour nằm ở Bắc Ireland.
Video đang HOT
Con đường của các vị vua ( Kings Road) nổi tiếng trong phim thực chất được quay tại khu rừng The Dark Hedges, Bắc Ireland.
Công viên quốc gia Ingvellir ở Iceland là nơi được lấy làm bối cảnh để tái hiện vùng đất băng giá trong phim.
Rất nhiều khung cảnh nổi tiếng khác trong phim cũng đã được Yvonne tái hiện.
Địa điểm ghé thăm nhiều nhất trong chuyến hành trình của Yvonne Gordon đó là Bắc Ireland, Iceland và Dubrovnick. Vì “Game Of Thrones” là bộ phim kể về cuộc tranh quyền đoạt vị nhưng mang cả màu sắc sử thi, huyền bí nên những nơi được lựa chọn để làm cảnh quay cho phim đều phải đảm bảo tính cổ điên, hoang sơ và bí ẩn.
Nhờ công nghệ kỹ xảo mà những khung cảnh khi lên phim trở nên hoành tráng và chân thực hơn rất nhiều so với ngoài đời. Trong suốt chuyến đi của mình, Yvonne đã chụp rất nhiều bức ảnh của mình tại những nơi được lấy làm bối cảnh của “Games of Thrones”. Cuộc hành trình qua rất nhiều vùng đất đã thể hiện sự hâm mộ cuồng nhiệt của cô đối với bộ phim.
Theo ngôi sao
Khi cảnh "nóng" xuất hiện trên phim truyền hình Mỹ
Từ lâu, những tác phẩm truyền hình Mỹ đã yêu cầu khán giả phải cân nhắc trước khi xem bởi 2 yếu tố: "nóng" và bạo lực.
Tại các nước châu Á, cảnh "nóng" luôn là chủ đề nhạy cảm và tuyệt đối không được đón chào trong các bộ phim trình chiếu qua màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên đối với loạt phim truyền hình Mỹ, không khó để tìm thấy 1 tác phẩm cấm trẻ em dưới 17 tuổi (TV-MA) hiện nay. Dù có bị chê hay khen, những phân đoạn nhạy cảm này vẫn góp phần tạo ra sức thu hút để lôi kéo khán giả theo dõi về cho nhà sản xuất.
Đa phần những bộ phim truyền hình Mỹ đóng mác "TV-MA" đều vì yếu tố bạo lực, cảnh nóng và ngôn từ nhạy cảm. Đối tượng khán giả chính cho dòng phim này là người lớn do tác phẩm có những phân đoạn không phù hợp với trẻ em dưới 17 tuổi. TV-MA thường được áp dụng cho các chương trình thuộc kênh truyền hình cáp và hạn chế áp dụng cho các chương trình truyền hình địa phương.
Thực tế, phim truyền hình đang là "con gà đẻ trứng vàng" tại Mỹ. Theo tờ Los Angeles Times, nếu lượng khán giả ra rạp xem phim vào năm ngoái giảm 25% thì lượng người xem phim truyền hình lại tăng tới 42%. Con số này đã tạo ra 1 cuộc chiến khốc liệt giữa các nhà đài lớn, điển hình như ABC, CBS, CW, HBO hay Fox. Họ đều tập trung đầu tư vào những tác phẩm thu hút số đông khán giả và loại bỏ những series ít được quan tâm hơn. Trong năm 2014, có đến 90% những bộ phim truyền hình thuộc nhóm "TV-MA" được thực hiện các phần tiếp theo.
Rất nhiều người cho rằng, cảnh "nóng" là cách để nhà đài thu hút sự chú ý của khán giả. Phần đầu tiên của loạt phim Spartacus - Spartacus: Blood and Sand - đã khiến không ít người "chết lặng" trước màn hình tivi vì cảnh nóng táo bạo cùng yếu tố bạo lực khi ra mắt vào năm 2010. Game of Thrones (Trò Chơi Vương Quyền) - bộ phim truyền hình Mỹ ăn khách nhất hiện nay - cũng không nằm ngoài trào lưu kể trên. Tuy nhiên, Trò Chơi Vương Quyền vẫn nhỉnh hơn đàn anh nhờ nội dung hấp dẫn qua từng phần. Trong khiSpartacus thì lại bị khán giả chê tới tấp ở các mùa sau.
Mặc dù vậy, cảnh "nóng" cũng góp phần không nhỏ trong việc khắc họa rõ hơn tính cách của mỗi nhân vật trong phim. Như trong 2 phần đầu của True Blood, Sookie (Anna Paquin) và Bill (Stephen Moyer) đã thể hiện tình yêu mạnh mẽ, cuồng nhiệt của họ ở những phân đoạn nhạy cảm. Trong khi đó, "hate sex" giữa chàng ma cà rồng với nhân vật Lorena (Mariana Klaveno) ở season 3 lại cho khán giả thấy 1 khía cạnh khác trong nội tâm của Bill.
Hay như trong Masters of Sex mùa đầu tiên, cảnh thân mật giữa giáo sư William H. Masters (Michael Sheen) và người vợ Libby (Caitlin FitzGerald) đã bộc lộ sự lo lắng và có chút tuyệt vọng trong việc nỗ lực có con của 2 người. Trong khi qua những cảnh tương tác giữa William và người tình nguyện giúp ông làm nghiên cứu, dù có yếu tố nhạy cảm đan xen nhưng khán giả lại nhìn nhận ông là người tận tâm cũng như có niềm đam mê lớn với chính công việc của mình.
Ngoài ra, điều khiến khán giả đón nhận các cảnh "nóng" trên màn ảnh truyền hình xứ cờ hoa nằm ở việc chúng không hề "nửa mùa". Những phân đoạn nhạy cảm thường không che đậy, không tạo hiệu ứng "lừa lọc" người xem cũng như có sự liên kết tới mạch phim. Dù chỉ được coi như chiêu câu khách của các nhà sản xuất nhưng không thể phủ nhận, những cảnh "nóng" này đều được đạo diễn và biên kịch xử lý rất khéo léo khi phim lên sóng.
Theo Trí thức trẻ
Cán cân quyền lực trong 'Trò chơi vương quyền' sau mùa bốn "Game of Thrones" vừa kết thúc mùa phim thứ tư với những sự kiện gây sốc đối với người hâm mộ, kéo theo sự thay đổi cán cân quyền lực tại lục địa Westeros. Nhà Tyrell: Nhà Tyrell có những bước đi nhằm tích lũy quyền lực từ mùa phim thứ hai, sau khi Margaery - góa phụ áo đen của Westeros, kết...