Hành trình tận thu cây kim cương để bán sang Trung Quốc
Với giá bán lên đến 10-12 triệu đồng/lạng (loại khô), cây kim cương đang được người dân một số xã ở huyện Kon Plong, Kon Tum đổ xô vào rừng tận thu để bán cho các thương lái người Trung Quốc.
Nhiều năm nay, cây lá kim cương luôn được các thương lái Trung Quốc thu mua với giá ngày càng cao. Nếu năm ngoái giá mỗi kg cây lá kim cương tươi từ 600-700 nghìn đồng, thì năm nay giá đã hơn 1 triệu đồng/kg. Cái giá này đã khiến cho hàng trăm hộ gia đình ở các xã Hiếu, Pờ Ê, Măng Bút… của huyện Kon Plong không ngại khó khăn, gian khổ để vào tận rừng sâu tận thu dược liệu quý về bán cho các thương lái. Kéo theo đó là hệ lụy khiến cây kim cương đang rơi vào tình trạng bị tận diệt.
Có mặt ở xã Hiếu khi con gà rừng mới ngừng tiếng gáy, chúng tôi đã chứng kiến hàng trăm cặp vợ chồng cơm đùm, gạo nắm và dao, rựa đang chuẩn bị kéo nhau vào rừng, bắt đầu một cuộc hành trình tận thu cây lá kim cương.
Với sức hút của giá bán lá kim cương, dù năm nay đã gần 60 mùa rẫy, nhưng vợ chồng ông Đinh Hồng Gió (59 tuổi)- nguyên Bí thư Đảng ủy xã Hiếu cũng đã có thâm niên cùng vợ con săn tìm cây kim cương hơn 10 năm nay. Và cũng như mọi năm, vợ chồng ông Gió lại chuẩn bị xoong nồi, gạo và mắm muối để vào rừng sâu săn tìm cây lá kim cương. Ông Gió cho biết, mấy ngày trước, 2 vợ chồng ông vất vả đi một ngày trời vào rừng, phát từng lùm cây rậm để tìm những cây kim cương (cao chừng 10cm) mang về bán. Sau một ngày tìm kiếm vất vả, vợ chồng ông Gió chỉ tìm được 12 cây kim cương với cân nặng chưa đầy nửa lạng.
Thành quả sau một ngày vất vả lặn lội vào rừng săn tìm cây kim cương của vợ chồng ông Gió
Video đang HOT
Tưởng chừng sau chuyến đi ấy, vợ chồng ông Gió sẽ bỏ cuộc. Nhưng vì cuộc sống khó khăn, sức hút của giá bán cây kim cương khá hấp dẫn nên vợ chồng ông Gió không chỉ dừng lại ở nhà làm rẫy mà quyết định đi vào rừng sâu hơn để mong tìm được nhiều hơn: “Tìm cây lá kim cương không phải dễ, muốn tìm được nó thì phải phát các bụi rậm mới thấy được nó mọc dưới đất. Năm ngoái cây kim cương nhiều hơn nên tìm được nhiều hơn, có ngày may mắn vợ chồng tôi tìm được 3-4 lạng. Nhưng năm nay nó ít đi rồi, khó tìm lắm, người ta phải vào tận rừng sâu đi mấy ngày mới về”, ông Gió chia sẽ.
May mắn hơn vợ chồng ông Gió, vợ chồng anh Tham (34 tuổi) và chị Y Rái (33 tuổi) tâm sự, sau một ngày dầm mưa lặn lội trong rừng liên tục tìm kiếm cây kim cương, vợ chồng anh Tham đã tìm được 2 lạng, bán với giá 200 nghìn đồng. Hôm nay, vợ chồng Tham quyết định mang theo đồ ăn và xoong để vào rừng sâu hơn, với kế hoạch ở lại rừng vài ba ngày: “Mấy năm trước, vợ chồng mình tìm được cây kim cương nhiều hơn. Nhưng năm nay tìm khó quá, cây kim cương nó không có mọc kịp để người dân mình hái bán đâu. Năm nay, vợ chồng mình cũng phải đi vào rừng sâu hơn mới tìm được, những ai già quá không đi sâu mãi vào rừng được thì tìm được ít hơn”, anh Tham nói.
Chị Diễm cho biết, mỗi kg kim cương đất tươi chị lời 200 nghìn đồng, thu muađến đâu thương lái Trung Quốc lấy đến đó
Ông Đinh Xuân Rường (44 tuổi), trưởng thôn Vigơlơng cho biết: Trong thôn hiện có 96 hộ dân và tất cả 96 hộ này đến hẹn lại lên (từ tháng 9- tháng 12 âm lịch hàng năm) lại kéo nhau vào rừng, núi để tìm cây kim cương. Thậm chí, có cặp vợ chồng huy động toàn bộ con cái để cùng nhau vào rừng tìm loại dược liệu này.
Và cũng như những người dân trong thôn mình, không nằm ngoài “cơn lốc” tìm cây kim cương, bản thân vợ chồng ông Rường cũng lặn lội vào rừng săn tìm dược liệu quý: “Vợ chồng mình năm nào cũng đi vào rừng tìm cây kim cương. Những năm trước còn kiếm được vài lạng mỗi ngày, bây giờ nhiều người đi lấy quá nên cây kim cương sắp hết rồi. Chính quyền xã, huyện cũng nhắc nhở mình không cho người dân đi, nhưng đó là cuộc sống của họ làm sao mình ngăn cản được. Với lại cả thôn cùng đi thì làm sao mình ngăn cản họ được”, ông Trưởng thôn thật thà bộc bạch.
Dù chưa ai biết giá trị thực sự của loại dược liệu này được dùng để làm gì, nhưng giá bán hấp dẫn của nó đã khiến cho hàng trăm hộ gia đình không quản khó khăn, nguy hiểm để vào tận rừng sâu săn tìm. Và cứ theo “cơn lốc” này, hẳn rằng sẽ không bao lâu nữa loài dược liệu này sẽ đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, mà người được sử dụng nó lại không phải là những người dân đang sở hữu nó.
Với “cơn lốc” săn tìm dược liệu như thế này, chẳng bao lâu nữa nó sẽ bị tận diệt
Để tìm hiểu thêm về tác dụng của cây kim cương, trong vai một người dân tìm mua loại dược liệu quý này, chúng tôi được một chủ thu mua tên Nguyễn Thị Thu Diễm (20 tuổi, trú xã Pờ Ê, Kon Plong) chào giá bán: Đối với loại kim cương đất (mọc trên đất) giá bán là 1,2 triệu đồng/kg còn kim cương đá (mọc trên đá) giá chỉ 250 nghìn đồng/1kg.
Không chỉ vậy, chị Diễm còn cho biết thêm, mỗi ngày chị đi thua mua của người dân ở xã Hiếu và các xã khác cũng được vài chục kg: “Mình thu mua đến đâu, các thương lái người Trung Quốc và Đài Loan sẽ mua hết đến đó. Mình mới chỉ thua mua 3 năm nay thôi, còn chồng mình thua mua cả chục năm nay rồi, hiện nay mỗi ngày ông xã mình thu mua cả trăm kg, mua đến đâu bán đến đó. Vợ chồng mình đang là chủ thu mua cây kim cương lớn nhất huyện Kon Plong này”, chị Diễm khoe.
Không chỉ bán cây kim cương tươi, mà vợ chồng chị Diễm còn bán loại dược liệu này sấy khô để gửi đi Trung Quốc, Hàn Quốc với giá bán 10-12 triệu đồng/lạng kim cương khô.
Về công dụng của cây kim cương, một số người kháo nhau cho biết, sở dĩ loại dược liệu này có giá cao như vậy là vì “nghe đâu người ta dùng để chữa bệnh ung thư”. Còn thực hư của tin đồn này chưa ai xác thực.
Theo Dantri
Dân đổ xô vào rừng khai thác dược liệu
Thông tin từ 2 xã vùng Đông Trường Sơn của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum là xã Hiếu và xã Pờ Ê, hiện trên địa bàn 2 xã đang có tình trạng người dân đổ xô vào rừng tận thu rễ, lá cây Ka Na và cây Kim Cương đem bán cho thương lái.
Mỗi kg rễ cây Ka Na tươi được bán với giá 15-20.000 đồng lá cây Kim Cương thì được thu mua với giá "khủng": trên 1 triệu đồng/kg. Với giá thu mua hấp dẫn này, không chỉ người dân bỏ canh tác ruộng rẫy mà một bộ phận học sinh cũng xao nhãng việc học để vào rừng tìm kiếm dược liệu đem bán.
Cây Kim Cương người dân bản địa gọi là cây sâm đất. Lá cây Kim Cương có mùi thơm, dễ ăn, giúp cơ thể khỏe mạnh. Một vài quán ăn dùng lá Kim Cương nấu với cháo gà được thực khách ưa chuộng. Năm 2011, giá thu mua lá Kim Cương đã ở mức từ 600-700.000 đồng/kg. Còn cây Ka Na là tên gọi của người dân địa phương chỉ một loại dây leo, thân cây rất thơm, có vị ngọt.
Cây Kim Cương được tận thu với giá rất cao ở Kon Tum (Ảnh: Báo Kon Tum)
Hiện chưa có một công trình khoa học nào kết luận chính xác cây Ka Na (bao hàm cả rễ) và lá Kim Cương chữa được bệnh gì, có tác dụng gì. Chỉ biết rằng với sức mua rất hấp dẫn hiện nay của thương lái, e rằng không bao lâu nữa những cánh rừng Đông Trường Sơn ở Kon Tum sẽ bị tàn phá bởi "cơn lốc" tìm dược liệu của người dân. Một hệ lụy nhãn tiền là nguồn dược liệu quý có thể sẽ cạn kiệt như một thời đã từng xảy ra với cây sâm Ngọc Linh ở Đăk Glei và Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Theo Dantri
Kỳ quái chuyện thương lái Trung Quốc thu gom đỉa giá... trên trời Dù đang được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao nhưng nếu ngừng mua rất có thể một đại dịch đỉa sẽ diễn ra Nói là săn đỉa vì rõ ràng từ xã đến ông trưởng thôn cũng không hề có một thông báo nào cấm bắt đỉa bán nhưng người dân xã Thành Công (Phổ Yên, Thái Nguyên) lại buôn...