Hành trình phục hận của bại binh F-35 sau trận thua F-16
Thất bại của F-35 trong không chiến với tiêm kích đời cũ buộc nhà sản xuất và phi công thay đổi toàn diện để giành lại lợi thế.
F-35 từng để thua áp đảo trước tiêm kích F-16 ra đời từ thập niên 1970. Ảnh: KPCW.
Nhà sản xuất và phi công thử nghiệm siêu tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ từng “muối mặt” khi thất bại thảm hại trong các trận không chiến giả định với tiêm kích đời cũ F-15 và F-16 năm 2015. Thất bại đó khiến nhiều người đặt câu hỏi về khả năng không chiến và cơ động của F-35, buộc nhà thiết kế và phi công phải đưa ra nhiều giải pháp để “phục hận” cho siêu tiêm kích này, theo Business Insider.
Trong không chiến tầm gần, phi công phải kiểm soát năng lượng tích lũy dưới dạng tốc độ và độ cao của máy bay, đồng thời thực hiện các thao tác cơ động có độ chính xác cao. Diện tích cánh nhỏ và tỷ lệ lực đẩy trên khối lượng thấp khiến F-35 gần như không có cơ hội đấu lại về khả năng cơ động với các tiêm kích thế hệ 4 như F-15, F-16 và F/A-18.
Tuy nhiên, cựu thiếu tá thủy quân lục chiến Mỹ Dan Flatley, người tham gia xây dựng tài liệu huấn luyện không chiến cho F-35, cho rằng thiết kế F-35 không có vấn đề gì. Flatley khẳng định kết quả không chiến yếu kém của siêu tiêm kích này bắt nguồn từ thói quen lâu năm của phi công, cũng như hệ thống vũ khí trong giai đoạn sơ khai.
Khi lần đầu lái F-35, phi công thường sử dụng kiến thức và thói quen hình thành trên các tiêm kích họ từng lái. Phi công lái chiếc F-35 tham gia không chiến mô phỏng đã có hơn 2.000 giờ bay trên F-15E Strike Eagle, một loại máy bay hoàn toàn khác.
F-35 về cơ bản đã thay đổi hoàn toàn khái niệm không chiến. Các phi công hoàn toàn bỡ ngỡ với tiêm kích mới, khiến họ không thể vận hành F-35 theo cách có thể phát huy tối đa khả năng của nó. Khác những trận không chiến tận dụng khả năng cơ động linh hoạt, khái niệm cận chiến của F-35 chủ yếu tập trung vào việc bay tàng hình kết hợp với hàng loạt cảm biến hợp nhất. Mục đích là xác định chiến trường và đối thủ từ xa, cho phép phi công bắt đầu giao chiến với mục tiêu từ ngoài tầm nhìn.
Video đang HOT
Sau các màn thể hiện nghèo nàn năm 2015, một vài thay đổi đã được đề xuất với nhà sản xuất Lockheed Martin. Một thuộc tính hữu ích của F-35 trong không chiến là khả năng giảm tốc độ khi thực hiện vòng lượn, nhưng phi công lại không thể điều khiển máy bay như họ thường làm.
Nguyên nhân bắt nguồn từ hệ thống điều khiển bay được tự động hóa triệt để, khiến chiếc máy bay như chống lại người lái trong lúc không chiến. Các phi công cần đẩy chiếc F-35 chạm tới giới hạn khả năng, tới mức được các kỹ sư coi là nguy hiểm và điên rồ, điều rất cần trong những trận không chiến sinh tử. Phi công muốn nắm nhiều quyền điều khiển nhiều hơn, giúp họ thể hiện tối đa khả năng của bản thân và máy bay.
Thành quả của các cải tiến này được thể hiện rõ ràng qua thành tích trong các năm tiếp theo. Tại cuộc tập trận Red Flag vừa qua, sự kiện huấn luyện thực tế và nhiều thử thách nhất của không quân Mỹ, các tiêm kích F-35 đạt kết quả mỹ mãn với tỷ lệ bắn hạ máy bay đối phương lên tới 1:20.
Flatley nhấn mạnh những phi công từng lái tiêm kích đời cũ sẽ phải loại bỏ hoàn toàn thói quen trước đây để thích nghi với chiến thuật hoàn toàn mới của F-35. Trong khi đó, các phi công trẻ được huấn luyện sử dụng F-35 từ đầu sẽ không gặp vấn đề tương tự. Đây sẽ là những người thể hiện khả năng thực sự của F-35 trong các trận không chiến, ông kết luận.
Theo Việt Hòa (VnExpress)
Nga sẽ "bắn hạ mọi máy bay Mỹ" ở Syria bằng vũ khí nào?
Hệ thống tên lửa của Nga có thể bắn hạ mọi mục tiêu từ tầm cực thấp 5 mét tới cực cao 27.000 mét.
Ngày 19.6, Nga tuyên bố sẽ bắn hạ "mọi máy bay và thiết bị bay không người lái trên bầu trời Syria", dù đó là vũ khí của quân Mỹ hay liên quân. Động thái trên diễn ra sau khi máy bay Su-22 của quân chính phủ Syria bị máy bay F/A-18E của Mỹ bắn hạ.
Dàn phóng của S-400.
Để thực hiện lời "đe dọa" bắn hạ mọi máy bay, tờ Daily Mail của Anh cho rằng Nga sẽ sử dụng hệ thống phòng không tối tân Growler. Đây là tên mã định danh mà phương Tây dành cho "sát thủ bầu trời" S-400 của Nga.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động, tầm hoạt động lớn do tập đoàn vũ khí Almaz thiết kế. Đây là phiên bản kế thừa tên lửa tầm cao S-300 và có tầm bắn xa nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
S-400 có khả năng cơ động cao.
Trong quá trình nghiên cứu, S-400 được gọi là S-300PMU3 do có một số cải tiến về thiết bị điện từ và thêm 4 loại tên lửa mới cho toàn hệ thống. Sau đó, Nga đổi tên hệ thống phòng thủ thành S-400 để tăng khả năng quảng bá và khuếch trương. Tầm hoạt động của tên lửa S-400 với 7 loại tên lửa của tổ hợp này là từ 40 tới 400km.
Radar hỗ trợ.
S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ cách xa 600 km, cao 40-50km và theo dõi cùng lúc 300 vật thể. Hệ thống ưu việt này có thể hạ mọi mục tiêu ở độ cao 5-10 mét cho tới cao 27.000 mét. Trên thế giới chưa có bất kì hệ thống nào thực hiện được điều tương tự.
Tầm hoạt động của tên lửa S-400 là 400km, vượt trội hơn so với đối thủ Patriot của Mỹ. Thời gian để hệ thống triển khai tấn công chỉ trong 5 phút rưỡi và bắn được các mục tiêu bay nhanh tới 4,8 km/giây.
Các mục tiêu "ưa thích" của S-400 là máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2, "pháo đài bay" B-52 của Mỹ. Ngoài ra, các máy bay tác chiến điện tử EF-11A, EA-6, TR-1 cũng không phải là mục tiêu "khó nhằn".
S-400 trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng.
Các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 đắt đỏ nhất hành tinh cũng dễ trở thành mục tiêu tấn công của S-400 nếu bay vào vùng "phủ sóng" của dàn tên lửa này. Tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cũng hoàn toàn có thể bị S-400 tiêu diệt.
Một đơn vị tác chiến của S-400 gồm trung tâm chỉ huy đặt trên xe tải Ural-532301, hệ thống nhận diện mục tiêu, radar chức năng và ống phóng. Tên lửa trang bị cho S-400 có 7 loại, trong đó đáng chú ý là tên lửa tầm siêu xa 40N6E, trên 400 km.
Hiện nay, Mỹ đang huy động rất nhiều máy bay hiện đại ở chiến trường Syria để tiêu diệt IS, trong đó có F/A-18 hay F-35. Hai loại chiến đấu cơ này đều dễ dàng trở thành mục tiêu bắn hạ của dàn tên lửa S-400.
Theo Danviet
Bí mật sức mạnh quân đội Mỹ từ những nghĩa địa máy bay Không quân Mỹ hồi sinh mẫu máy bay lỗi thời đã ngừng vận hành trong một thời gian dài vào hoạt động trở lại, và điều này có thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa Không lực Mỹ với bất kỳ mọi đối thủ chiến lược của Mỹ, nghiêng về có lợi cho Lầu Năm Góc. "Nghĩa địa máy bay" thuộc...