Hành trình nhặt rác của cụ bà cô độc trên bãi sông Hồng
Mỗi buổi sáng bà Chu Thị Lan (75 tuổi, Hà Nội) đi từ nhà ra phố với quãng đường tới 10 km để nhặt phế liệu mang bán kiếm tiền.
Mỗi buổi sáng bà Chu Thị Lan (75 tuổi, Hà Nội) đi từ nhà ra phố với quãng đường tới 10 km để nhặt phế liệu mang bán kiếm tiền.
Bà Chu Thị Lan (sinh năm 1941) sinh ra ở Hưng Yên. Thời trẻ sau khi lập gia đình và không sinh được con, chồng đi lấy vợ khác, bà bỏ quê lên Hà Nội nhặt rác tìm phế liệu kiếm sống. Vì không hợp với chị dâu, bà dọn ra bãi giữa dựng lều sinh sống, đến nay đã hơn 20 năm.
Vào buổi sáng, bà dậy sớm để nấu nướng, sinh hoạt. Nước từ sông Hồng bà cho đánh phèn để sử dụng trong việc ăn uống, tắm rửa.
Rau mồng tơi được trồng sẵn trong vườn. Thường thường, bà nấu cơm nhiều để chiều nấu cháo cho đỡ tốn gạo. Một ngày bà ăn hai bữa sáng và tối.
Buổi sáng 9 – 10h, bà bắt đầu vác bao tải lên phố để nhặt rác.
Bà Lan cho biết, thời trẻ đã qua nhiều sai lầm, nhưng nhờ theo Phật nên vẫn có lối thoát. “Phật ở trên trời và hai vai. Ai làm gì, nói gì Phật đều biết hết”, người phụ nữ 75 tuổi nói.
Video đang HOT
Mỗi sáng bà Lan đi từ bãi sông Hồng (nhà bà) ra phố tổng cộng vừa đi vừa về với quãng đường khoảng 10 km.
Nhặt những tờ giấy báo khô, bà bảo, ướt sẽ không bán được. Mỗi kg giấy báo có giá 2.000 đồng.
Những người làm nghề nhặt rác phải có mặt trên phố khoảng 10h sáng. Vì nếu đi sớm hơn, dễ bị người ở các nhà hàng, quán xá đuổi vì họ sợ xúi quẩy.
Nhiều lần ngủ dậy muộn sau giờ xe vệ sinh dọn rác, bà không nhặt được gì vì đã bị chở đi hết. Hoặc nếu cố bà sẽ phải mò trong thùng rác bẩn. Bà cho biết, khu vực phố Hàng Chiếu, chợ Đồng Xuân thường có nhiều phế liệu và rác nhất.
Bà bảo, trước khi nhặt phải hỏi xin chủ nhà hàng, chứ không tự tiện vì từng nhiều lần bị họ mắng.
Không có khả năng sinh đẻ, bà Lan cho biết một mình ở bãi rất cô độc. Nhiều khi ốm đau mà chẳng có ai nấu cho bát cháo.
Mỗi khi mỏi, bà lại đổi vai bao tải. Thường cứ sau 2 km bà lại ngồi nghỉ vì bệnh tim tái phát dễ gây mệt.
Sau giờ trưa, mỗi hàng cơm sẽ có nhiều vỏ lon bỏ đi mà nhân viên chưa kịp dọn, bà lượm được. Mỗi lon mang về bà bán được 200 đồng.
Bà cụ phân loại rác trước khi mang bán.
Ngày hôm nay, phế liệu của bà thu được 1 kg bìa, 20 vỏ lon, và đồ nhựa vặt các loại.
Chủ thu gom đồng nát cho biết, hôm nay bà bán được 14.000 đồng nhưng đưa cả cho bà 15.000 đồng.
Trên đường về nhà, bà bảo, có cháu sinh viên muốn biếu bà xe đạp nhưng bà không nhận vì người yếu không dắt được xe. Hơn nữa, để ở nhà dễ mất trộm.
Chiếc hòm sắt bà mua với giá 350.000 đồng là nơi đựng hàng của các thanh niên tình nguyện tặng. Có lần về nhà, bà thấy đã bị ai đó mở và đồ ăn bị lấy hết. Tuy nhiên ở đây không có ai để gửi nhờ.
Ông Thành, người hàng xóm ở nhà đối diện đang bắt con gà ăn vườn rau của bà Lan. Bà cho biết, từ ngày ông Thành, bà Thủy nổi tiếng sau các bức ảnh cưới “tình già”, các cháu thanh niên tình nguyện tới cũng có người vào thăm bà. Tết năm 2014, nhiều đoàn người và truyền hình vào nhà ông Thành mà không để ý đến khiến bà thấy rất tủi thân.
Hôm nào mệt, bà Lan không đi nhặt rác chỉ ngồi niệm kinh nhìn ra sông Hồng. “Bà không sợ chết, chỉ cầu Phật nếu được chết thì chết không ốm đau vì bà không có tiền nằm viện, cũng không người chăm sóc”, người phụ nữ lớn tuổi tâm sự.
Theo Zing News
Nhức nhối "làng" tái chế rác thải
Người dân thôn Xà Cầu (Ứng Hòa - Hà Nội) đang từng ngày sống chung với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ những núi phế liệu, rác thải khổng lồ.
Được và mất ở "làng rác"
Nghề thu mua phế liệu ở thôn Xà Cầu đã có từ lâu đời. Trước đây chỉ có vài hộ làm nhỏ lẻ, nhưng 5 năm trở lại đây số hộ dân làm nghề này đã tăng lên nhanh chóng, chiếm 70% số dân ở trong thôn. Khiến nơi đây được nhiều người gắn với cái tên "làng rác". Nhờ có nghề này, cuộc sống của người dân đã có nhiều thay đổi và tạo việc làm cho nhiều người.
Rác có ở khắp mọi nơi trong làng
Phế liệu cũng như rác có mặt ở khắp mọi nơi, khiến đường đi trong làng đâu đâu cũng chỉ thấy rác, làm ô nhiễm bầu không khí một cách nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến môi trường, mà sức khỏe người dân nơi đây bị đe dọa nghiêm trọng.
"Chúng tôi ở đây hàng ngày phải ăn chung, uống chung với nguồn nước ô nhiễm, hôi thối. Người già, trẻ nhỏ ở đây thì bị bệnh về đường hô hấp và rất nhiều người từ 40 tuổi đã bị bệnh ung thư" - bà Lê Thị Tâm (thôn Xà Cầu) chia sẻ.
Ô nhiễm từ nghề tái chế phế liệu, đã làm cho những cánh đồng của người ở đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước đây năng suất thu hoạch từ lúa rất cao nhưng hiện nay nhiều ruộng đã phải bỏ hoang do hóa chất tẩy nhựa, dung dịch thừa trong các chai nhựa, được xả thẳng ra con kênh Bắc Quảng Hoa, nguồn nước phục vụ hoa màu trên địa bàn.
Cần những biện pháp xử lý
Trước tình hình trên, chính quyền xã Quảng Phú Cầu đã đưa kiến nghị lên huyện Ứng Hòa. "Đề nghị cấp trên mở một khu tái chế rác riêng, cách xa khu dân cư. Và có những biện pháp để xử lý tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí để cuộc sống người dân ở đây không phải chịu cảnh hàng ngày phải sống chung với rác. Đây cũng là những nguyện vọng của người dân thôn Xà Cầu nói chung, thế nhưng cho đến nay những phương án này vẫn chưa được giải quyết" - ông Nguyễn Bá Huê (trưởng thôn Xà Cầu) cho hay.
Ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng ở Xà Cầu
Việc thu mua, tái chế rác thành nguyên liệu sản xuất là sinh kế của cả một vùng quê nên rất khó để họ từ bỏ. Để khắc phục tình trạng trên cần sự chung tay của chính quyền các cấp, cũng như sự quan tâm của nhà nước. Và quan trọng hơn hết cũng là ý thức của chính người dân.
Theo_An ninh thủ đô
Xây cột cờ tại 'nơi sông Hồng chảy vào đất Việt' Phần thân cột cờ cao 31,43 m tượng trưng cho độ cao của đỉnh Fansipan, lá cờ rộng 25 m2 biểu tượng của 25 dân tộc sinh sống ở Lào Cai. Tỉnh đoàn Lào Cai vừa khởi công xây dựng công trình cột cờ Lũng Pô - nơi sông Hồng chảy vào đất Việt, đúng dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập...