Hành trình mua đất Hà Nội xây nhà 2,1 tỷ của cặp vợ chồng trẻ Nam Định khi vét sạch của nả tiết kiệm chỉ có 700 triệu
Dù chỉ có trong tay thời điểm ấy là 700 triệu đồng và đi vay 1,4 tỷ thế nhưng cặp vợ chồng trẻ này vẫn quyết định “liều” để có căn nhà đầu tiên của mình.
Đó chính là cặp vợ chồng trẻ Nguyễn Duy Phúc và Phạm Vân Anh, 30 tuổi ở Nam Định. Hiện, họ đang sống trong căn nhà mặt đất mới xây 40m2 tại Đình Thôn, Mỹ Đình, Hà Nội.
Lấy nhau từ khi cả hai chỉ mới 27 tuổi, vợ chồng Phúc – Anh cũng từng đi thuê nhà ở Hà Nội. Tuy nhiên, cuộc sống thuê nhà tạm bợ nên từ những ngày đó, vợ chồng này đã nung nấu ý định sẽ mua đất làm nhà.
Vợ chồng Phúc – Anh đều có thu nhập khá ổn định. Chồng làm quản lý một nhà hàng nên thu nhập được 22 triệu/tháng. Còn Anh làm biên phiên dịch tại một công ty xây dựng lương tháng 20 triệu đồng.
Tổng thu nhập của 2 vợ chồng Phúc Anh là 42 triệu đồng. Trừ thuế thu nhập cá nhân, mỗi tháng vợ chồng trẻ này có trong tay 38 triệu đồng.
Sau 3 năm ở trọ, vợ chồng Phúc Anh đã quyết định tìm mua đất xây nhà ở Đình Thôn, Mỹ Đình
“ Một lần ở nhà trọ mưa dột quá nên vợ chồng đã thôi thúc ý định về mua đất làm nhà. Chính bởi thế năm ngoái, cả hai vợ chồng mình đã ráo riết tìm đất gần chỗ làm. Và cuối cùng cũng chọn được mảnh đất 40m2 ở Đình Thôn, Mỹ Đình với giá bán 1,5 tỷ. Thấy mảnh đất đẹp và giá cả hợp lý nên vợ chồng quyết tâm đặt cọc và mua bằng được”, chị Anh kể lại ý định mua đất xây nhà của mình.
Thực tế, vợ chồng chị Anh không thích mua chung cư ở mà muốn mua nhà mặt đất. Anh chị cũng không thích mua nhà đã xây sẵn vì sợ xây rối, ở không yên tâm. Vì thế, dù mua đất xây nhà có tốn nhiều thời gian hơn và vất vả hơn nhưng vợ chồng chị đều đồng lòng.
Toàn bộ nội thất trong nhà được người thân và bạn bè tặng
Video đang HOT
Căn nhà mới xây khang trang của vợ chồng chị
“ Vậy là sau 3 năm đi thuê nhà, vợ chồng mình năm ngoái đã mua 1 miếng đất 1 tỷ rưỡi. Sau đó, xây nhà 3 tầng với chi phí khoảng 600 triệu đồng. Trong khi đó, trong tay lúc ấy vét sạch hết tiền trong nhà và mọi khoản tiết kiệm, chỉ có 700 triệu đồng“, chị Anh thú nhận.
Theo chị Anh cho biết, vợ chồng chị sẽ đi vay 1,4 tỷ của ngân hàng và cố gắng trả trong thời hạn 8 năm. Do số tiền vay ngân hàng lớn nên mỗi tháng vợ chồng trẻ này đang phải trả ngân hàng 25-28 triệu đồng. Vợ chồng chị chỉ còn lại 10 triệu để lo cho cuộc sống sinh hoạt của 2 vợ chồng và 1 con nhỏ gần 3 tuổi.
“ Hiện nay mỗi tháng, vợ chồng mình chỉ còn 10 triệu để lo cho cuộc sống gia đình. Cũng may, chi tiêu tằn tiện thì vẫn đủ. Trừ lúc con ốm đau nhiều tiền thuốc thì phải vay nóng trước nhưng sau vẫn trả được khi có lương. Dù chi tiêu không mấy thoải mái nhưng do có nhà kiên cố để ở nên vợ chồng mình vẫn vững tâm hơn”, chị Anh nói.
Hiện vợ chồng chị đã chuyển về căn nhà mới xây khoảng 7 tháng nay
Hiện vợ chồng chị đã chuyển về căn nhà mới xây khoảng 7 tháng nay. Cũng may ngày chuyển về nhà mới, toàn bộ nội thất trong nhà được người thân và bạn bè tặng nên tất cả cũng hòm hòm.
“ Nội thất trong nhà ngày chuyển về nhà mới mỗi anh chị em trong gia đình rồi bạn bè tặng một chút. Như bố mẹ chồng tặng bộ sofa, bố mẹ đẻ tặng bộ tủ bếp, giường mới, rèm cửa, thì các anh chị em 2 bên gia đình mua tặng. Thậm chí từ những cây cảnh trồng ngoài ban công cũng được bạn bè, người thân tặng. Vợ chồng mình đỡ hẳn 1 khoản tiền mua sắm”, chị Anh kể.
Theo người phụ nữ trẻ này, sau 3 năm thuê nhà, lần đầu tiên được đứng tên trên sổ đỏ, cảm giác của vợ chồng chị rất khó tả vì vừa vui sướng, vừa lo lắng: “Dù vẫn còn nợ đầm đìa ngân hàng và vẫn còng lưng trả nợ mỗi tháng nhưng vợ chồng cũng rất vui sướng, lo lắng, hồi hộp khi đứng tên trên sổ đỏ. Nhất là ngày đầu chuyển về nhà mới, cảm giác rất hạnh phúc. Vợ chồng đều đồng lòng sẽ cùng nhau cố gắng làm lụng và tiết kiệm để trả hết nợ sớm nhất”.
Theo Nhịp sống Việt
Nhật ký từ phòng cách ly: Gạt bỏ đi nỗi lo lắng
Rất nhiều bạn trẻ về nước và được cách ly để chống lây lan dịch Covid-19... Từ phòng cách ly 14 ngày, họ đã viết nhật ký từ phòng cách ly kể lại nỗi lo sợ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc và sự chăm sóc đặc biệt của các y, bác sĩ Việt Nam...
Ra sân bay để về nước
Dưới đây là nhật ký từ phòng cách ly của Phùng Thị Bích Phương (quê ở Nam Định), học tại ĐH Quốc gia Kyungpook, Hàn Quốc.
18.2.2020
Dịch Covid-19 bùng phát tại Hàn Quốc mà tâm dịch là Daegu, nơi đang sinh sống và học tập. Cuộc sống của tôi bị xáo trộn hoàn toàn, trường ra thông báo hoãn khai giảng đến giữa tháng 3, nhà hàng nơi tôi làm cũng đóng cửa do lo sợ dịch Covid-19. Gạt bỏ đi nỗi lo lắng chênh vênh không biết tình hình này sẽ kéo dài đến lúc nào, tôi và chúng bạn vội vã đặt vé về Việt Nam.
Xe đưa chúng tôi đến khu cách ly
25.2.2020
9 giờ 30, chuyến bay Vietjet khởi hành từ sân bay Incheon đưa chúng tôi về Hà Nội, sau khi được kiểm tra nhiệt độ và khai báo thông tin, chúng tôi được các cán bộ y tế đón về khu cách ly Bệnh viện Công an, nằm trên đường Văn Phú, Hà Đông. Đến nơi, rời khỏi xe chuyên dụng 115, trước mắt tôi là tòa nhà được bố trí 44 phòng, với lối đi riêng, các cầu thang máy đều đã bị chặn lại. Chúng tôi được yêu cầu đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi phòng, gặp cán bộ y tế cũng như gặp người khác.
Bước vào trong phòng, khác hẳn với tưởng tượng của tôi về những chiếc giường tầng, phòng được trang bị cho 2 người với đầy đủ trang thiết bị. Đồ dùng cá nhân cũng được các cán bộ y tế chuẩn bị đầy đủ cho chúng tôi từ bàn chải, kem đánh răng đến dầu gội, sữa tắm. Một cán bộ y tế còn nói đùa với tôi: "Đây là phòng cho lãnh đạo đó".
Hằng ngày, chỉ cần nghe thấy tiếng xe kéo của các nhân viên y tế ngoài hành lang là tôi biết giờ ăn đã đến. Đều đặn vào các khung giờ 7 giờ 30, 12 giờ và 18 giờ, những bữa cơm sẽ được đưa đến từng phòng với thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và thay đổi theo từng ngày giúp những người xa quê lâu ngày như chúng tôi có thể thưởng thức lại các món ăn Việt Nam hằng ngày.
Không những được cung cấp đầy đủ về vật chất, tại đây, chúng tôi còn được quan tâm đặc biệt về sức khỏe. Hằng ngày, chúng tôi được yêu cầu tự đo nhiệt độ cơ thể 2 lần sáng và chiều trước khi các cán bộ y tế thăm khám. Ở đây, tôi cảm nhận rõ ràng sự quan tâm chu đáo của các nhân viên y tế, không một chút lo sợ, không một chút kỳ thị, mỗi ngày họ đều ân cần hỏi thăm chúng tôi: "Hôm nay các em có dấu hiệu gì bất thường không? Có thiếu gì thì bảo anh/chị nhé".
Chúng tôi cùng ở chung một khu cách ly
Hằng ngày, chúng tôi được cán bộ y tế thăm khám - Ảnh: Bích Phương
3.3.2020
Đã 8 ngày cách ly tại đây, tôi dần quên đi thói quen kiểm tra số lượng người mỗi sáng. Sự lo lắng căng thẳng trong những ngày chỉ dám "cố thủ" trong nhà ở Daegu đã được lấp đầy bằng cảm giác an toàn và thoải mái. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian để gọi điện về gia đình cho mọi người được yên tâm.
Trở về Việt Nam cùng tôi là 3 đứa bạn nữa, chúng tôi vẫn luôn thủ thỉ với nhau rằng: "May quá, mình quyết định về sớm chứ như mấy bạn khác phải thấp thỏm ngoài sân bay không biết liệu có được về không", "May mắn vì được nhà nước tổ chức cách ly trong điều kiện đầy đủ như vậy".
Suất ăn của mỗi người thật là ngon
Phòng cách ly thật sạch sẽ và thoáng mát
Cảm xúc trong tôi lúc này có thể tóm gọn trong 2 từ "tự hào" và "cảm ơn". Tự hào vì tôi là người Việt Nam và cảm ơn nhà nước đã không bỏ bất cứ ai trong cuộc chống dịch này, cảm ơn các cán bộ y tế đã vì mình mà vất vả hơn nhiều. Đối với mình, sau khi trở về từ Hàn, cách ly không phải là bị cách ly mà đó là được đi cách ly.
Thanh Niên sẽ tiếp tục đăng tải nhật ký từ phòng cách ly của nhiều bạn trẻ đang được sống cách ly ở nhiều địa điểm trên toàn quốc.
Theo Thanh niên
Nam Định: Tình hình sức khoẻ cặp vợ chồng nghi nhiễm Covid-19 trở về từ Nhật Theo đại diện trung tâm y tế huyện Hải Hậu, Nam Định, cặp vợ chồng nghi nhiễm Covid-19 trở về từ Nhật Bản chưa có kết quả xét nghiệm, hiện sức khoẻ tiến triển tốt. Liên quan đến trường hợp hai vợ chồng quê Hải Hậu trở về từ Nhật Bản bị sốt 3 ngày liên miên, ngày 29/2, bà Bùi Thị Minh...