Hành trình mang thai đầy nước mắt của mẹ Sài Gòn: Cả thai kỳ chỉ nằm im một chỗ, cứ 1 tuần lại ra huyết 1 lần
Kể lại chuyện mang thai chị Ngọc Diễm vẫn không khỏi xúc động, bởi những gì chị trải qua trong suốt thai kì thật quá gian nan, vất vả.
Mang thai và sinh con là một hành trình gian và vất vả. Trong suốt 9 tháng 10 ngày đó, cơ thể người mẹ phài chịu biết bao thay đổi, thậm chí còn gặp phải nguy hiểm đến tính mạng. Điều này cũng không ngoại lệ với chị Nguyễn Thi Ngọc Diễm, 27 tuổi (sống tại TP.HCM) khi hành trình mang thai của chị vất vả vô cùng, khiến nhiều người không khỏi xúc động.
Bà mẹ trẻ tâm sự: “Trước khi biết có thai là thời gian mình chuẩn bị đám cưới nên phải đi lại nhiều, mình vừa bay qua lại Thái với Singapore vừa về quê (chồng mình là người Singapore). Bác sĩ nói do mình đi nhiều quá nên bị động thai, từ lúc mình mang thai cho đến lúc sinh bé mình bị động thai 3, 4 lần và cứ cách 1-2 tuần lại bị ra huyết, kéo dài 2-3 ngày. Lúc gần 4 tháng đi siêu âm bác sĩ còn cho biết kế bên túi thai của mình có 1 cái nan, nếu nó to lên sẽ không giữ được bé, cũng may 3 tuần sau kiểm tra thì không còn nữa”.
Chị Ngọc Diễm và con gái.
Đến tháng thứ 6, khi cảm thấy sức khỏe đã ổn hơn, chị Diễm có cùng chồng ra ngoài xem đất nhưng không ngờ bị công ty bất động sản lừa bỏ lại giữa đường quốc lộ. Phải đi bộ suốt 20 phút giữa trời nắng chói chang khiến chị gần như kiệt sức, tình trạng ra huyết cũng nặng hơn và chị phải nhập viện trong 10 ngày: “Khi về đến nhà mình bị ra huyết nhiều quá, các bác sĩ phải tiêm thuốc dưỡng thai và tiêm thuốc trợ phổi cho bé. Bác sĩ cũng nói mình bị thiếu máu, khi mổ có nguy cơ phải truyền máu và điều này sẽ gây ảnh hưởng đến em bé, nhưng may mắn là mình không phải truyền”.
Video đang HOT
Bé An Nhiên khi mới sinh ra bị gặp nhiều vấn đề về da.
Con gái chị, bé Lee Alva An Nhiên chào đời ở tuần thứ 38 và nặng 3,2kg. Khi mới sinh ra, bé bị bong da rất nặng, cứ mỗi lần được mẹ bế là da của bé lại bong ra, rơi xuống đầy giường. Tình trạng như vậy kéo dài trong suốt 10 ngày.
Tuy bác sĩ không nói lý do nhưng theo chị Diễm có thể trong thời gian mang thai chị bị nóng trong và uống nhiều thuốc nên khiến bé An Nhiên bị như vậy. Vừa khỏi bong da thì bé lại bị chàm đầy mặt và cổ, rồi tiếp tục bị khô da, nhưng may mắn là tình trạng trên chỉ kéo dài trong 1 tháng rưỡi và hiện tại bé An Nhiên đã hồi phục hoàn toàn.
Bé An Nhiên thời điểm hiện tại.
Nhớ lại hành trình mang thai đầy gian nan, bà mẹ trẻ cho biết đây sẽ là kỷ niệm mà chị không bao giờ quên được, nhưng khi ngắm nhìn con lớn không mỗi ngày, chị Diễm như quên hết mọi mệt mỏi và thấy sự hi sinh này hoàn toàn xứng đáng.
Theo Helino
"Chuyện ấy" với bụng bầu 6 tháng khiến con "phản ứng"?
Dạo gần đây những đêm có "chuyện ấy", em có cảm giác như con trong bụng đạp nhiều hơn, có khi còn hơi đau, không biết có liên quan gì không...
Ảnh minh họa
Bạn đọc nữ giấu tên (25 tuổi, Đồng Nai), hỏi: Chào bác sĩ, em đọc trên báo thấy rằng thời nay không cần kiêng khem "chuyện ấy" khi đang mang bầu nếu không có vấn đề gì bị bác sĩ sản khoa cấm. Bác sĩ khám thai cho em cũng bảo em thai bình thường, mẹ khỏe, không cần kiêng nên vợ chồng em vẫn duy trì "chuyện ấy". Hiện tại thai của em được 6 tháng nhưng dạo gần đây em thấy có hiện tượng sau những lần có "chuyện ấy", đêm đó em ngủ không được ngon vì con đạp rất nhiều, sáng ra có lần em hơi đau bụng. Xin cho hỏi việc con đạp liên tục và "chuyện ấy" có liên quan không? Với bụng bầu khá to, em có được phép duy trì "chuyện ấy" nữa không?
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Phòng khám Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Phòng ngừa bệnh tật TP HCM, trả lời:
Những thông tin em đã biết về vấn đề quan hệ tình dục trong lúc mang thai là đúng nhưng chưa đủ. Để thực sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi, vợ chồng em cần lưu ý thêm một số vấn đề phù hợp với 1 trong 2 trường hợp như sau:
Trường hợp 1: Nếu không có vấn đề gì mà bác sĩ sản khoa khám thai cảnh báo thì không cần kiêng quan hệ, tuy nhiên cần phải điều chỉnh sao cho an toàn và phù hợp với thể trạng của thai phụ, cụ thể là:
- Động tác phải nhẹ nhàng hơn, tránh các chấn động cơ học mạnh vào vùng bụng và âm đạo, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ vì có thể gây động thai hoặc dọa sanh non.
- Có thể thay đổi tư thế quan hệ để tránh đè ép lên vùng bụng nhất là khi thai đã lớn, bụng to ra.
-Phải lưu ý việc vệ sinh giao hợp đúng cách để phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm sinh dục và bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể ảnh hưởng xấu đến thai .
Tuân thủ việc khám thai định kỳ và tái khám ngay khi thấy có triệu chứng bất thường sau quan hệ tình dục như tình trạng đau bụng, ra huyết âm đạo, thấy khí hư (huyết trắng nhiều và hôi, cảm giác thai máy bất thường...)
Trường hợp 2: Nếu thai kỳ lần này có vấn đề nguy cơ cao thì cần tuân thủ theo hướng dẫn của cơ sở y tế đang khám theo dõi thai. Những vấn đề đó có thể xuất hiện trong thai kỳ lần này như tình trạng nhau bám thấp, nhau tiền đạo, động thai, dọa sẩy thai, dọa sanh non, hở eo tử cung, viêm nhiễm sinh dục điều trị chưa ổn định... Một số trường hợp dù chưa phát hiện bất thường nhưng có tiền sử những thai kỳ trước bị sẩy thai, đẻ non... thì cũng cần được cảnh báo và thận trọng trong việc quan hệ tình dục.
Vợ chồng em rơi vào trường hợp 1 nhưng với các dấu hiệu đã gặp, em cần tạm thời ngưng việc quan hệ và đi tái khám ngay để được hướng dẫn cụ thể. Không có một mốc cố định nào về việc thai to cỡ nào thì còn được quan hệ, vì tất cả phù hợp vào sức khỏe của riêng từng thai phụ.
Chúc em nhiều sức khỏe.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Lần đầu tiên Việt Nam mổ chữa bệnh cho thai nhi khi còn trong bụng mẹ Hai thai phụ mang song thai chung bánh rau cực kỳ phức tạp đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện phẫu thuật can thiệp trong buồng ối thành công. Đây là kỹ thuật cao nhất trong sản khoa và lần đầu tiên các bác sỹ Việt Nam thực hiện được... PGS.TS Nguyễn Duy Ánh thông tin đến...