Hành trình khởi nghiệp của Truyện ‘Nấm’
Với hai cơ sở sản xuất phôi nấm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Định, anh Nguyễn Xuân Truyện (33 tuổ.i, ở thôn Hội Long, xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) thu về hàng năm trên 14 tỉ đồng, qua đó góp phần tạo việc làm thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.
Khởi nghiệp với phôi nấm
Anh Nguyễn Xuân Truyện đạt doanh thu hàng năm trên 10 tỷ đồng, tạo việc làm thu nhập ổn định cho nhiều lao động tại địa phương.
Tốt nghiệp cử nhân ngành Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Yersin Đà Lạt (Lâm Đồng), năm 2011, anh Nguyễn Xuân Truyện vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp, thực hiện đam mê làm phôi nấm của mình.
Truyện chia sẻ: “Hồi đó, gia đình tôi phản đối quyết liệt. Bố mẹ quá hiểu những vất vả của nghề nông nên không muốn tôi theo con đường đó. Vì trót yêu cây nấm, tôi muốn khởi nghiệp từ nấm. Hơn nữa, tôi may mắn được các chuyên gia đầu ngành về nấm “cầm tay chỉ việc” trong thời gian còn là sinh viên năm 3 đi thực tế ở Viện Sinh học Tây Nguyên. Vậy nên, tôi kiên trì thuyết phục. Rồi bố mẹ cũng chấp nhận và hỗ trợ vốn để tôi khởi nghiệp với cây nấm”.
Từ 200 triệu đồng gia đình hỗ trợ, anh Truyện thuê 3.000 m2 đất ở xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) để đầu tư nhà xưởng, xây dựng mô hình sản xuất phôi nấm bào ngư xám và nấm linh chi.
Từ đây, Truyện bắt đầu dày công nghiên cứu, học hỏi để thực hiện ước mơ khởi nghiệp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm ít ỏi cùng với quy trình sản xuất phôi chưa đạt chuẩn, năng suất và chất lượng phôi nấm rất thấp.
Không ngại khó, Truyện miệt mài nghiên cứu từ sách, tham khảo các trang mạng khoa học những phương pháp làm phôi nấm ở một số nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm giống như Thành phố Hồ Chí Minh để cho ra “công thức” làm phôi nấm hiệu quả, thích hợp. Mỗi lần vấp ngã là một lần Xuân Truyện đúc kết thêm kinh nghiệm. Sau khoảng 4 năm, anh đã tạo ra một quy trình sản xuất phôi nấm chuẩn nhất cho mình.
Chia sẻ về bí quyết để phôi nấm phát triển tốt, anh Truyện cho rằng, điều quan trọng khi làm phôi nấm phải tạo được bịch phôi có môi trường dinh dưỡng cao giúp nấm phát triển tốt, gia tăng năng suất. Trong quá trình bán phôi nấm cho khách hàng, Xuân Truyện chú ý đến “chữ tín” và luôn dành nhiều thời gian để hướng dẫn khách hàng những kỹ thuật trồng nấm cơ bản, hiệu quả nhất.
Hiện nay, cơ sở sản xuất phôi nấm của anh Truyện ở xã Vĩnh Lộc A có khách hàng ở khắp các tỉnh thành ở khu vực miền Nam, miền Trung và cả vùng Tây nguyên. Doanh thu bình quân mỗi năm đạt 8 tỉ đồng.
Làm giàu trên quê hương
Anh Nguyễn Xuân Truyện hướng dẫn người lao động ở xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân làm phôi nấm.
Video đang HOT
Với khát vọng khởi nghiệp bằng nghề làm phôi nấm, Nguyễn Xuân Truyện đã không ngại học hỏi, nghiên cứu, vượt qua thất bại để biến ước mơ thành hiện thực, làm giàu cho bản thân và gia đình ngay trên mảnh đất quê hương Hoài Ân.
Khi đã tạo dựng được thương hiệu, có lượng khách hàng ổn định, năm 2019, Xuân Truyện quyết định về quê Hoài Ân (Bình Định) mở cơ sở sản xuất phôi nấm thứ 2 trên diện tích 1.000 m2. Lần này, nhờ kinh nghiệm có sẵn, việc sản xuất phôi nấm được nhiều thuận lợi.
Năm 2020, anh Truyện mạnh dạn vay 120 triệu đồng từ nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm của kênh Trung ương Đoàn để đầu tư máy móc, mở rộng cơ sở sản xuất. “Công việc làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh thuận lợi, tôi muốn mở rộng quy mô sản xuất, mở thêm một cơ sở ở Bình Định. Bên cạnh việc phát triển sản xuất, tôi về quê mở thêm cơ sở với mong muốn tạo thêm việc làm cho người dân địa phương”- Truyện chia sẻ.
Hiện, cơ sở sản xuất phôi nấm của anh ở thôn Hội Long (xã Ân Hảo Đông, huyện Hoài Ân) mỗi tháng xuất khoảng 150.000 phôi nấm cho các trang trại trồng nấm từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Ninh Thuận, doanh thu bình quân đạt 6 tỉ đồng. Cơ sở cũng tạo việc làm cho khoảng 20 lao động với mức thu nhập ít nhất 5 triệu đồng/người/tháng.
Để việc kinh doanh phù hợp với thời đại mới, Xuân Truyện đã nhanh chóng ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất và đã lập ra kênh Youtube có tên “Truyện Nấm”. Hiện, kênh này có hơn 24,3 nghìn người đăng ký theo dõi. Truyện dùng nó để quảng bá sản phẩm và tự mình chia sẻ kinh nghiệm trồng nấm cho khách hàng. “Truyện Nấm” cũng là kênh giao dịch, bán hàng chính của chàng trai trẻ này.
Qua 10 năm lập nghiệp, bước đầu đã thu được những thành công với phôi nấm, tuy nhiên Truyện không dừng lại ở đó. Anh luôn khát khao học hỏi, tìm tòi để tiếp tục ứng dụng phương pháp, công nghệ mới trong quy trình sản xuất phôi nấm và việc trồng nấm vẫn đang từng ngày thôi thúc chàng thanh niên tiếp tục hành trình đam mê của mình. “Nấm là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì vậy, tôi muốn sản phẩm nấm sạch có thể đến tận tay mọi người, kể cả người có thu nhập thấp”, Truyện chia sẻ.
Bí thư Huyện Đoàn Hoài Ân Lê Thanh Việt đán.h giá: Nguyễn Xuân Truyện là một thanh niên trẻ năng động, dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Hiện, mô hình sản xuất phôi nấm của anh là một trong những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả được Huyện Đoàn Hoài Ân lựa chọn để tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên đến học tập và đầu tư phát triển sản xuất.
Anh Nguyễn Xuân Truyện được biểu dương là đoàn thanh niên tiêu biểu tỉnh Bình Định năm 2021.
Với sự nỗ lực không ngừng, ham học hỏi công nghệ, tích cực làm kinh tế nông thôn, Nguyễn Xuân Truyện được biểu dương là đoàn viên thanh niên tiêu biểu tỉnh Bình Định năm 2021; nhận Giả.i thưởn.g cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Bình Định năm 2020. Anh được UBND huyện Hoài Ân tuyên dương là gương thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi năm 2020 và thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển sản xuất nông nghiệp năm 2022.
Lũ về cuốn trôi gia sản của chàng thanh niên sống đẹp: 'Tôi trắng tay rồi!'
Nhìn ao cá hồi trị giá 500 triệu sắp đến kỳ thu hoạch bị lũ cuốn trôi chỉ còn lại đất đá, anh Thào A Dê, nhân vật trong bài viết "Huyền thoại từ thung lũng hoang vắng" trên Báo Thanh Niên, thốt lên: "Tôi trắng tay rồi!".
Lúc 11 giờ đêm qua 29.4, do mưa lớn, lũ về trên xã Ngũ Chỉ Sơn (TX.Sa Pa, Lào Cai) đã cuốn trôi đi ao cá hồi - một trong những mô hình nuôi cá nước lạnh để khởi nghiệp, của chàng thanh niên người dân tộc Mông Thào A Dê.
Anh Thào A Dê đang vận chuyển đất đá theo lũ tràn về số cá của mình. Ảnh NVCC
Anh là người sống hết lòng vì cộng đồng và đã giúp nhiều người thoát nghèo trên quê hương. Nhưng giờ đây không ngờ tại hoạ lại rơi vào anh.
"Ôi! 5.500 con cá hồi của tôi! Hơn 2 tấn cá của tôi, 500 triệu của tôi! Sau một trận mưa vậy là hết. Lấy gì mà trả nợ ngân hàng, các kiểu bây giờ!", đó là dòng trạng thái hoảng hốt của anh trên mạng xã hội vào sáng nay 30.4.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, anh Thào A Dê cho biết, lúc 11 giờ đêm qua, anh nghe tin mưa lớn ở thôn Suối thầu 2 (xã Ngũ Chỉ Sơn, TX.Sa Pa), nơi có ao cá của gia đình anh, cách nhà chừng 3,8 km, nên tức tốc lấy xe máy đến xem tình hình.
Lũ tàn phá ao cá của gia đình anh Thào A Dê. Ảnh NVCC
"Đến nửa đường gặp lũ lớn, tôi suýt bị cuốn trôi, nên phải dừng lại đợi lũ rút. 2 giờ sáng tôi mới đến nơi thì thấy ao cá chỉ còn bùn và sỏi đá. Cá bị lũ cuốn đi hết rồi. Hơn 5.500 con cá hồi sắp đến kỳ thu hoạch có giá trị khoảng 500 triệu đồng. Tôi trắng tay rồi!", anh Dê bàng hoàng cho biết.
Anh chia sẻ, đây là ao cá hồi bắt đầu nuôi từ năm 2019, với mô hình khởi nghiệp đầu tiên trên xã Ngũ Chỉ Sơn và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Vì vậy, năm 2021, anh tiếp tục vay ngân hàng 200 triệu đồng để đầu tư với hy vọng lần thu hoạch này sẽ trả hết nợ ngân hàng. Thế nhưng, không ngờ lũ về cuốn trôi hết cả, nên anh không biết lấy gì để trả nợ.
"Tôi chưa bao giờ thấy ở đây có lũ lớn như thế này. Mấy hộ gia đình cạnh ao nhà tôi cũng bị nước dâng cao nhưng chỉ thiệt hại nhẹ vì không ở đúng dòng lũ. Tôi sạt nghiệp rồi!", anh Dê buồn rầu nói.
Anh Thào A Dê hoang mang nhìn ao cá đã bị lũ đổ về toàn sỏi, đá. Ảnh NVCC
Cần lắm một phép màu
Anh Thào A Dê chính là nhân vật trong bài viết Huyền thoại từ thung lũng hoang vắng, đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 2.11.2021 và được Báo Thanh Niên tôn vinh trong chương trình Gương sáng biên cương.
Trước đó, anh từng được trao giả.i thưởn.g Thanh niên sống đẹp của T.Ư Đoàn do đã có nhiều sáng kiến giúp đỡ đồng bào vùng cao. Nhờ có những dự án thiện nguyện do anh xây dựng, nên nhiều bà con, nhất là thanh thiếu nhi vùng cao vơi bớt khó khăn. Nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã học hỏi mô hình nuôi cá nước lạnh của anh để thoát nghèo.
Thế nhưng, không ngờ giờ đây anh lại rơi vào hoàn cảnh quá éo le. Anh sinh ra trong gia đình có tới 13 anh em nhưng bố mẹ không biết chữ. Từ nhỏ, anh đã bị bố mẹ bắt bỏ học ở nhà đi rừng, nhưng nhờ được chọn làm nhân vật phụ trong bộ phim Thung lũng hoang vắng của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang, anh đã nuôi khát vọng đi học và trở thành người đầu tiên của bản tốt nghiệp đại học.
Anh Thào A Dê là người có sáng kiến xây dựng tủ quần áo miễn phí giúp bà con vùng cao bớt lạnh. Ảnh NVCC
Dù có cơ hội thoát ly để thoát nghèo, nhưng muốn thay đổi và nâng cao nhận thức của người dân quê mình, anh đã quyết định quay về quê khởi nghiệp và làm Bí thư Đoàn để lan toả khát vọng xây dựng quê hương.
Hiện anh làm Bí thư Đoàn P.Ô Quý Hồ (TX.Sa Pa), với mức lương 4,8 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm cán bộ y tế ở địa phương, nhưng đang nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ 2 tháng tuổ.i.
"Lương của tôi chỉ đủ ăn trưa và đổ xăng xe, vì tôi thường xuyên phải đi vào bản hàng chục ki lô mét mỗi ngày. Kinh tế gia đình chủ yếu trông chờ vào việc nuôi cá và làm dịch vụ homestay, nhưng vừa qua dịch Covid-19 đã khiến gia đình không có thu nhập gì khác. Giờ, cá mất sạch như thế này, tôi không biết trông cậy vào đâu. Chỉ mong có một phép màu...", anh Dê ngậm ngùi nói.
Anh Thào A Dê đã trắng tay với cơn lũ cuốn đi ao cá hồi do anh vay ngân hàng để nuôi. Ảnh NVCC
Chia sẻ về hoàn cảnh của anh Dê, ông Vù A Súa, Bí thư Đảng uỷ xã Ngũ Chỉ Sơn, cho biết anh Dê là người đã kêu gọi rất nhiều chương trình thiện nguyện về giúp đỡ bà con quê hương. Anh cũng là người tiên phong làm kinh tế để thanh niên dân tộc trong vùng noi theo. Thế nhưng thiên tai đã làm anh rơi vào cảnh phá sản.
"Ao cá của anh Dê đã bị lũ cuốn trôi 100%, không còn gì cả, mất trắng rồi, nên việc khôi phục lại rất khó khăn. Vốn đầu tư do anh Dê vay ngân hàng nên giờ rất khó để trả nợ. Hiện cấp uỷ và chính quyền địa phương chỉ cố gắng động viên thôi, chứ chưa có nguồn gì để hỗ trợ. Chúng tôi mong cộng đồng có thể chia sẻ, giúp đỡ anh Dê vượt qua giai đoạn khó khăn này", ông Súa nói.
Khởi nghiệp thành công nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất Sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp, ngay từ nhỏ Dương Văn Khoa quê xã Cẩm Ngọc (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa) đã nuôi ý chí thoát nghèo ở ngay trên mảnh đất miền Tây xứ Thanh. Với vốn kinh nghiệm và kiến thức học hỏi được sau một thời gian học tập và làm việc tại Israel, Dương Văn...