Hành trình hy vọng của người phụ nữ Việt Nam từ đỉnh Kala Patthar
Tại đỉnh Kala Patthar, cách đỉnh Everest huyền thoại không xa, Vashna Thiên Kim – một người phụ nữ Việt Nam – đã trải nghiệm một thử thách không tưởng: ngồi thiền trong 60 phút ở nhiệt độ -25 độ C.
Dấu ấn trên đỉnh Kala Patthar.
Mùa đông giá lạnh trên dãy Himalaya, nơi những đỉnh núi cao sừng sững như những tòa tháp băng khổng lồ, chỉ những người có đủ sức mạnh thể chất và tinh thần mới có thể chinh phục. Vashna Thiên Kim đã ngồi thiền trong 60 phút ở nhiệt độ -25 độ C mà không sử dụng bất kỳ phương tiện hỗ trợ nào. Đó là thông điệp mạnh mẽ mà cô gửi đến thế giới: “Nếu không thay đổi cách chúng ta sống và đối xử với môi trường, sự sống của chính chúng ta cũng sẽ đứng trước nguy cơ sụp đổ”.
Kala Patthar, với độ cao hơn 5.600m so với mực nước biển là điểm đến ưa thích của những người yêu thích mạo hiểm, cũng là nơi Vashna Thiên Kim chọn để thử thách bản thân. Cô chia sẻ, lựa chọn này không chỉ nhằm chứng minh khả năng vượt qua giới hạn của con người mà còn là cách để thử nghiệm phương pháp thở Haama Breath do cô sáng lập. Đây là phương pháp thở đặc biệt, giúp cơ thể tích lũy oxy và vượt qua những thử thách thể chất, đặc biệt trong điều kiện thiếu oxy như ở độ cao lớn.
Vashna Thiên Kim chia sẻ về hành trình chinh phục Kala Patthar.
Hành trình của cô từ Gorakshep, trạm dừng chân cuối cùng trước khi tiếp cận những đỉnh núi trên 5.000m, đến Kala Patthar chỉ có khoảng cách 200m nhưng đã mất đến 3 giờ đồng hồ.
Cảnh vật xung quanh vô cùng khắc nghiệt: gió mạnh thổi không ngừng, bụi tuyết cuốn lên khiến tầm nhìn bị hạn chế. Nhưng khi đến đỉnh, mọi sự mệt mỏi dường như tan biến trước vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi phủ tuyết trắng và ánh nắng mặt trời chiếu xuống, tạo nên một không gian thanh khiết và huyền ảo.
Video đang HOT
Thông qua hành trình khắc nghiệt, cô muốn truyền đi thông điệp bảo vệ môi trường.
“Với tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, việc không khí trở nên ô nhiễm ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe con người là điều không thể phủ nhận”, Vashna Thiên Kim bày tỏ.
Thông qua thử thách khắc nghiệt, cô muốn nhấn mạnh, nếu không sớm có những biện pháp can thiệp kịp thời, môi trường sống trên trái đất sẽ không thể duy trì sự sống lâu dài cho nhân loại. Mọi người sẽ không thể tiếp tục sống trong một thế giới ô nhiễm và bệnh tật mà không có sự thay đổi rõ rệt.
Trong suốt hành trình leo núi, một trong những yếu tố giúp Vashna Thiên Kim vượt qua thử thách khắc nghiệt chính là phương pháp thở Haama mà cô sáng tạo. Phương pháp này đặc biệt vì nó không chỉ là việc thở thông thường mà còn tạo ra âm thanh khi thở, kết hợp giữa thở mũi và miệng cùng những động tác cơ thể. Điều này giúp giải phóng cảm xúc tiêu cực, đào thải độc tố và tiếp nạp năng lượng mới cho cơ thể.
“Phương pháp thở Haama đã giúp tôi chống chọi lại sự khắc nghiệt của Himalaya. Cảm giác cơ thể trở nên ấm hơn, nhẹ nhàng hơn và không còn cảm giác khó thở hay đau nhức nữa. Phương pháp này không chỉ giúp tôi sinh tồn trong hoàn cảnh khắc nghiệt mà còn có thể giúp mọi người bảo vệ sức khỏe của mình trong môi trường ô nhiễm”, cô nói.
Phương pháp thở Haama giúp cô chống chọi được với môi trường giá lạnh.
Đây không phải lần đầu tiên Vashna Thiên Kim dấn thân vào các hành động bảo vệ môi trường. Trước đó, cô đã từng là đại sứ của Giải Marathon Quốc tế Vietcombank Mekong Delta Hậu Giang vào năm 2022, nơi bằng chính những bước chạy, cô đã kêu gọi bảo vệ môi trường sống, đặc biệt là những vùng đất đang phải đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn và khai thác tài nguyên không bền vững.
Tôi đã chấp nhận mạo hiểm để thực hiện thử thách này, vì tôi muốn mọi người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Chúng ta không thể cứ tiếp tục sống trong thờ ơ và chấp nhận những hậu quả nghiêm trọng mà không có hành động kịp thời – Vashna Thiên Kim.
Vashna Thiên Kim nhận định, con người đang dần quên đi mối liên hệ mật thiết giữa mình và thiên nhiên. Khi thiên nhiên bị tàn phá, chính con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng. Mỗi hành động nhỏ, dù là trong nhận thức hay thực tế, đều có thể thay đổi tình thế. Chính vì thế, cô kêu gọi mọi người hãy bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, từ việc thay đổi thói quen trong cuộc sống hằng ngày để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Người phụ nữ đã mạnh mẽ truyền đi thông điệp về niềm hy vọng và nhân văn trong cuộc sống.
Trên đỉnh Kala Patthar, cô không chỉ đối mặt với cái lạnh thấu xương mà còn đối mặt với chính những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc về sự sống và cái chế.t. “Chúng ta đang sống trong một thời đại mà môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng, và chỉ còn chưa đầy 30 năm nữa, nếu không có hành động kịp thời, sự sống trên hành tinh này sẽ không còn khả năng duy trì. Tôi hy vọng rằng thông điệp của mình sẽ giúp thức tỉnh những người đang thờ ơ với sự thay đổi của môi trường, và rằng mỗi người sẽ bắt đầu hành động để bảo vệ sức khỏe và sự sống của chính mình cũng như các thế hệ mai sau”, cô nhấn mạnh.
Vashna Thiên Kim đã chứng minh rằng một người có thể làm thay đổi cục diện nếu họ dám đối mặt với thử thách, dám hy sinh vì mục tiêu lớn hơn. Những hành động của cô là minh chứng sống động cho sức mạnh của lòng kiên trì, sự sáng tạo và tình yêu đối với hành tinh này. Cô hy vọng rằng mỗi người đều có thể góp phần thay đổi thế giới, dù là từ những hành động nhỏ bé nhất.
Đây là người phụ nữ Việt Nam tài giỏi đến mức từng khiến nam giới phải "uốn lưỡi" kỹ trước khi nói chuyện!
Hồi đó nam giới nào được tiếp xúc với bà đều lấy làm vinh hạnh.
Nữ Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam, xuất thân trong gia đình danh giá
Bà Hoàng Thị Nga sinh năm 1903, trong một gia đình gia thế ở làng Đông Ngạc, tổng Minh Cảo, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Cầu Đơ (nay là phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Tiên tổ bà là ông Hoàng Nguyễn Thự, đỗ Tiến sĩ đệ tam giáp khoa Đinh Mùi (1787). Thân phụ bà là ông Hoàng Huân Trung, Cử nhân Khoa Quý Mão (1903), sau làm đến Tri phủ Phú Thọ, trí sĩ với hàm Tổng đốc, Hội trưởng Hội Khai trí Tiến đức, dân gian gọi là Cụ Thượng Hoàng.
Anh em của bà cũng có nhiều người là người tri thức, chẳng hạn như ông Hoàng Cơ Nghị, cử nhân khoa Vật Lý học, giáo sư Trường trung học Bảo hộ.
Chân dung bà Hoàng Thị Nga - Tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam.
Thuở nhỏ, bà Nga học tại trường n.ữ sin.h tiểu học Pháp-Việt Ecole Brieux (địa chỉ cũ ở số 51 và 53 phố Jules Ferry, còn gọi là phố Hàng Trống, sau chuyển về số 29 phố Takou, còn gọi là phố Hàng Cót, nay là trường THCS Thanh Quan) tại Hà Nội. Sau đó bà học tại trường Sư phạm n.ữ sin.h người Việt (École Normale des Institutrices annamites, nay là trường THCS Trưng Vương) ở phố Hàng Bài (tên chính thức là Đại lộ Đồng Khánh).
Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, bà dạy học ở Đáp Cầu (Bắc Ninh) một thời gian. Sau đó, bà theo học tại trường Cao đẳng Sư phạm (École Supérieure de Pédagogie). Tháng 8/1928, bà theo học tại khoa Khoa học (Faculté des sciences) thuộc Đại học Paris (nay là Đại học Sorbonne). Năm 1931, bà lấy được bằng Cử nhân.
Ngày 19/3/1935, bà bảo vệ thành công luận án bằng Tiến sĩ Khoa học vật lý (Docteur ès sciences physiques) với nhan đề "Tính chất quang điện của các chất hữu cơ" (Propriétés photovoltaques des substances organiques). Bà cũng trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên đạt được học vị Tiến sĩ khoa học.
Trang bìa luận án bằng Tiến sĩ của bà Hoàng Thị Nga
Ngày 1/7/1935, tờ Tạp chí Khoa học số 97 ra một bài viết về bà Nga với tựa đề: "Thật là vẻ vang cho đàn bà nước Nam: Cô Hoàng Thị Nga mới đỗ tiến sỹ về khoa vật lý học". Nói về bài luận của bà Nga, tờ báo này viết: "Hội đồng, sau khi nghe bài luận thuyết của cô, đồng thanh ngợi khen cô và nhận cho cô được lấy bằng tiến sĩ vào ưu hạng.
Cô lại còn được khen về phương diện sư phạm nữa. Công chúng đến xem kỳ thi ấy đều tâm phục cái tài khoa học của một cô gái Việt Nam. Cô Hoàng Thị Nga lấy được bằng tiến sỹ khoa học trước nhất ở nước Nam này, thật cô đã làm vẻ vang cho nhà, cho nước, nhất là cho phái nữ lưu, cho các trường cô tòng học, cho các giáo sư đã luyện tập cho cô được thành tài, như ông Petelot, Bernard".
Bài báo về bà Hoàng Thị Nga trên tờ Tạp chí Khoa học số 97 ngày 1/7/1935
Cách đây nhiều năm, trên tạp chí Xây dựng Đảng, GS Hoàng Xuân Sính (chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long) cũng đã nhắc đến TS Hoàng Thị Nga. Bà cho biết: "Người phụ nữ đầu tiên đỗ tiến sĩ 'Tây học' là bà Hoàng Thị Nga, tiến sĩ Vật lý - một ngành học khó với phụ nữ. Bà được Toàn quyền Pháp Đờ-cu, đại diện chính quyền Pháp ở Đông Dương tiếp lúc mới từ Pháp về sau khi đỗ tiến sĩ.
Hồi đó nam giới người nào được tiếp xúc với Hoàng Thị Nga đều lấy làm vinh hạnh và cũng phải chuẩn bị trước lời ăn va tiếng nói để không hở ra những câu kém tri thức làm hổ thẹn đấng mày râu! Ngoài một số ít ỏi phụ nữ có bằng cấp ra, ta còn có một số những nữ văn sĩ và thi sĩ được biết trong văn học. Trí thức nữ thời đó cũng chỉ có vậy, không nhiều hơn thời phong kiến là bao".
Theo một số nguồn tài liệu, bà Hoàng Thị Nga từng là Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Khoa học (một số nguồn là trường Cao đẳng Khoa học). Bà giữ chức vụ trong một thời gian ngắn, sau đó quay về Pháp sinh sống. Tuy nhiên, không rõ vì lý do nào mà tên tuổ.i TS Hoàng Thị Nga mất hút hoàn toàn trong lịch sử giáo dục ĐH Việt Nam.
Khi các bệnh nhân ung thư định nghĩa về "chữ K" trong cuộc đời mình: Có câu chuyện nghe xong chỉ muốn khóc! Khi nhắc đến ung thư, mọi người thường mường tượng về những chuỗi ngày dài mệt mỏi sống cùng bệnh tật, tinh thần và sức khỏe kiệt quệ. Nhưng với "Happy K", lần đầu tiên chúng ta được nghe về một lăng kính khác của các "chiến binh", của gia đình và những người đồng hành cùng họ. Tháng 1 năm 2020, "Nữ...