Hành trình giúp trẻ em khuyết tật từ năm 13 tuổi của cô gái chân dài
Không chỉ đẹp, Swarup còn có tấm lòng nhân hậu hiếm có và đang theo học một trường đại học hàng đầu thế giới.
Pritika Swarup tới châu Phi cùng với tổ chức Operation Smile để giúp đỡ trẻ em.
Khi Pritika Swarup trao cậu bé 9 tháng tuổi về cho người mẹ sau ca phẫu thuật sứt môi, cả hai người phụ nữ đều vỡ òa trong nước mắt vì sung sướng.
‘Khi bạn chứng kiến một người mẹ nhìn con mình và thấy môi của đứa bé khép lại với nhau. Đó là một khoảnh khắc đặc biệt’, người mẫu thời trang Swarup chia sẻ trong chuyến thăm tới Nampula, Mozambique hồi tháng 8 năm ngoái.
‘Trong khoảnh khắc ấy, tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều có chung cảm giác rằng, đứa bé này sẽ có một cuộc sống bình thường’.
Swarup tới Mozambique với tư cách là đại sứ của tổ chức Operation Smile, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên phẫu thuật thẩm mĩ miễn phí cho những đứa trẻ sinh ra bị sứt môi và khiếm khuyết vòm miệng.
Swarup hiện đang làm người mẫu chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, công việc đại sứ chỉ là một phần trong cuộc sống bận rộn của Swarup. Cô hiện là người mẫu chuyên nghiệp cho các thương hiệu nổi tiếng như MAC, Clinique, Tom Ford.
Hiện tại, cô đang tận dụng khoảng thời gian giãn cách do đại dịch để hoàn thành nốt tấm bằng Kinh tế – Tài chính ở Đại học Columbia (Mỹ) – một trong số 8 trường đại học danh giá nhất thế giới thuộc khối Ivy League.
Năm 2018, Swarup đã ra mắt một quỹ đầu tư nhằm cung cấp cho sinh viên những trải nghiệm mới với tư cách là nhà nghiên cứu vốn và quản lý đầu tư. Phong cách làm việc của Swarup bị ảnh hưởng bởi cha cô, một bác sĩ phẫu thuật mắt từng di cư từ Ấn Độ sang Mỹ nhiều năm trước.
‘Cha tôi luôn làm việc rất chăm chỉ để giúp đỡ mọi người và điều đó thực sự đã truyền cảm hứng cho tôi’, cô chia sẻ.
Cô bắt đầu sự nghiệp người mẫu cách đây 7 năm.
Sự nghiệp người mẫu của Swarup bắt đầu 7 năm trước, khi cô mới chỉ học năm đầu tiên ở trường trung học. Một chuyên gia tìm kiếm người mẫu đã tiếp cận gia đình cô khi họ đang đi chơi ở Disneyland. ‘Gia đình tôi có chút do dự. Chúng tôi phản ứng như thể: ‘Được rồi, liệu chúng tôi có đang bị lừa không?’.
Vài tháng sau, cô ký hợp đồng với một trong những hãng người mẫu hàng đầu ở New York, Women Model Mangement. Lúc đó, Swarup biết rằng đó là một lời đề nghị hoàn toàn nghiêm túc.
Vào năm cuối ở trường trung học, cô chuyển từ Virginia Beach đến New York để theo đuổi sự nghiệp người mẫu chuyên nghiệp và học văn hoá tại Trường Professional Children.
Những bức hình chuyên nghiệp của Swarup xuất hiện lần đầu trên tạp chí Vogue India và Harper’s Bazaar Arabia vào năm 2015. Tới năm 2016, cô đăng ký vào ĐH Columbia và đã phải cố gắng rất nhiều để có thể cân bằng việc học tại trường với việc làm người mẫu.
Kiến thức về tài chính cũng giúp cô có được những bản hợp đồng có lợi trong sự nghiệp người mẫu. ‘Nhiều người mẫu ký những bản hợp đồng bất lợi và thậm chí là không hiểu kỹ về những điều khoản trong đó. Tôi đã thấy nhiều người kết thúc sự nghiệp trong tình trạng bi thảm’, cô nói.
Swarup hiện sống ở khu Hell’s Kitchen và có hơn 500.000 người theo dõi trên Instagram. Cô bắt đầu làm việc với tổ chức Operation Smile khi mới 13 tuổi bằng việc tham gia bán bánh nướng để quyên góp tiền. Khi lớn lên, cô trở thành đại sứ của tổ chức và đi tới nhiều nơi trên thế giới để giúp đỡ trẻ em.
Swarup đang hoàn thành nốt tấm bằng cử nhân tại Đại học Columbia.
Chuyến đi đầu tiên trong cương vị đại sứ của cô là tới Raipur, Ấn Độ vào năm 2018. Khi tới Mozambique mùa hè năm ngoái, cô đã giúp các gia đình hoàn thành thủ tục y tế cho các ca phẫu thuật. Có tổng cộng 71 trẻ em đã được phẫu thuật trong chuyến thăm 5 ngày của cô.
Swarup lên kế hoạch để tham gia một chuyến đi khác vào tháng 7 năm nay nhưng Operation Smile đã hoãn kế hoạch này do sự bùng phát của đại dịch. ‘Tôi có chút thất vọng vì những chuyến đi với Operation Smile luôn là điều mà tôi mong chờ mỗi năm’, cô chia sẻ.
Hiện tại, Swarup cũng đang giúp một tổ chức có tên ‘Serving Smiles’ quyên góp tiền và phân phát bữa ăn miễn phí cho các nhân viên y tế ở bệnh viện Mount Sinai, Elmhurst và Lenox Hill. Nhưng ưu tiên của cô vẫn là những đứa trẻ bị sứt môi. ‘Chúng tôi phải đảm bảo rằng bọn trẻ biết chúng không bị bỏ rơi cho dù có chuyện gì xảy ra đi nữa’, cô nói.
Swarup hiện vẫn độc thân. Cô đang có kế hoạch mở một cơ sở làm đẹp và chăm sóc sức khỏe vào năm tới.
Ca khúc "Chung tay đẩy lùi Covid -19" của chàng trai khiếm thị
Đặng Ngọc Duy là một thầy giáo khiếm thị, hiện anh đang nuôi dạy trẻ em khuyết tật Tại trung Tâm Giáo Dục Hòa Nhập Hướng Dương Việt Quảng Nam. Dịch bệnh Corona diễn biến phức tạp, cướp đi hơn hàng vạn người trên thế giới... đã làm trái tim một người khiếm thị như anh không khỏi chạnh lòng và ca khúc "Chung tay đẩy lùi Covid -19" của anh đã ra đời trên kênh You Tube Hướng Dương Việt Quảng Nam.
Đặng Ngọc Duy tại lớp học.
Ca khúc được sáng tác theo phong cách Ballad, giai điệu trữ tình, ca từ mộc mạc, giàu cảm xúc. Bài hát gồm 4 đoạn: 2 đoạn đầu là thứ, 2 đoạn sau là trưởng. Tác giả dẫn người nghe từ tâm trạng buồn đến tâm trạng tươi vui và niềm tin tất thắng. Hòa vào đó là giọng ca của anh, không màu mè, không trau chuốt nhưng vẫn gây xúc cảm cho người nghe.
Như đã nói ở trên, hai đoạn đầu, tác giả miêu tả sự mất mát đau thương của nhân loại do virus Corona gây ra. Tác giả như đay nghiến, căm thù "mày đến từ đâu?". Cả thế giới lao đao, người chết như ngã rạ. Nó càn quét qua thế giới này, làm cho những gia đình tan nát: "Trẻ em đơn côi, mẹ già ly biệt". Nó tàn khốc đến nỗi nhiều nước không ngờ đến và đã "vỡ trận".
Hai đoạn còn lại là điệp khúc, tác giả như kêu gọi mọi người: "Hãy chung tay đẩy lùi Covid". Chỉ có 2 đoạn mà tác giả nhắc lại đến 4 lần. Cuộc chiến đẩy lùi Covid- 19 này không chỉ đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi quốc gia mà đòi hỏi toàn thế giới phải chung tay vì nó là kẻ thù vô hình của nhân loại. Thông điệp của ca khúc với mong ước mang đến sự yên bình cho mọi người, để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Ca khúc "Chung tay đẩy lùi Covid-19" của chàng trai khiếm thị đã góp một phần công sức nhỏ bé vào cộng đồng đang nỗ lực phòng chống đại dịch, tạo nên một điểm nhấn giữa đời thường.
NGỌC HIỆP
Để lay động trái tim học sinh khiếm thính Áp lực lớn nhất đối với thầy cô giáo dạy học sinh khiếm thính là làm thế nào để bảo đảm an toàn, xây dựng môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc cho các em. Niềm tin đích thực từ phía cha mẹ học sinh chính là động lực để thầy cô cùng các em đồng hành mỗi ngày. Thầy Phạm Văn...