Hành trình ghé thăm xứ sở dát vàng Brunei
Khi nhận được lời mời từ người bạn mới quen ở Brunei, tôi quyết định lên đường tìm hiểu về đất nước được mệnh danh “giàu có bậc nhất” khu vực Đông Nam Á.
Nguồn gốc tên gọi Brunei: Vương quốc Brunei có tên chính thức là Negara Brunei Darussalam và được gọi tắt là Brunei. Tên gọi là sự kết hợp của hai ngôn ngữ Ả Rập và Mã Lai, trong đó negara (tiếng Ả Rập) nghĩa là “quốc gia” và darussalam (tiếng Mã Lai) nghĩa là “chốn hòa bình”. Brunei được chia thành bốn quận: Belait, Brunei-Muara, Temburong và Tutong.
Brunei sạch đẹp và yên bình: Đường sá ở Brunei sạch đẹp và rộng lớn với dải phân cách được sơn hai màu đen trắng. Những rừng cây xanh mướt chạy dọc thẳng tắp hai bên đường. Ở Brunei, xe cộ lưu thông ở làn đường bên trái do sự ảnh hưởng từ Anh Quốc khi lãnh thổ bị đô hộ vào năm 1888. Một điều đáng lưu ý là giá xăng dầu ở Brunei rất rẻ, chỉ bằng nửa giá so với Việt Nam.
Ngắm nơi mang lại sự giàu có cho Brunei: Từ Kuala Belait đi Seria, chúng tôi mất một tiếng lái xe với vận tốc 100 km/h. Nhắc đến khu lọc dầu, tôi hình dung ngay đến những giàn khoan ngoài khơi và chỉ có thể thấy chúng qua tranh ảnh trên sách báo. Hơn nữa, trước khi đến Brunei, tôi nghĩ khu lọc dầu ở Seria cũng tương tự như ở Vũng Tàu, nghĩa là khó cho tôi nhìn thấy chúng ở cự ly gần.
Trung tâm khai thác dầu và khí đốt Seria: Thực tế, Trung tâm khai thác dầu và khí đốt Seria vô cùng hiện đại với đầy đủ hệ thống khai thác dầu trên bờ và kéo dài ra đến tận ngoài biển. Trên bãi cỏ xanh chạy dọc sát bờ biển, những giàn máy khoan dầu trông giống như những chiếc xe cần cẩu, được đặt cách đều nhau. Tôi có thể đến bên cạnh những chiếc máy khoan dầu, ngắm nhìn chúng vận hành lên xuống và ghi lại bằng những tấm hình sinh động.
Video đang HOT
Tá túc ở nhà dân địa phương: Tại quốc gia khá “kín cửa” này, du khách không dễ xin ở nhờ tại nhà dân địa phương. Không phải người Brunei không giúp đỡ mà với thu nhập cao, đời sống ổn định, họ thường xuyên đi du lịch. Họ ít khi ở nhà để du khách có thể xin tá túc. Hơn nữa, Brunei nổi tiếng đắt đỏ về giá phòng như khách sạn 3 sao từ 2 triệu đồng/đêm trở lên. Tôi may mắn tá túc tại gia đình Ashini Marlon. Trong 2 tuần nơi đất khách, tôi cảm thấy thoải mái như ở chính quê nhà.
Giao lưu ẩm thực và văn hóa cùng các bạn Brunei: Vào buổi tối đầu tiên ở Brunei, tôi được mời tham dự bữa tiệc giao lưu văn hóa và ẩm thực với các thành viên đến từ Brunei, Myanmar, Sri Lanka và Việt Nam. Hòa vào không khí giao lưu, tôi trổ tài nấu món phở bò. Món ăn truyền thống Việt Nam tuy giản dị nhưng đủ để những người bạn ở buổi tiệc nhớ mãi hương vị đậm đà. Buổi tiệc còn là dịp tôi giới thiệu áo dài đến bạn bè quốc tế. Tôi đã rất tự hào khi nghe mọi người trầm trồ khen quốc phục Việt Nam duyên dáng.
Những công trình vàng và quyền lực: Brunei có nền văn hóa ảnh hưởng lớn từ Hồi giáo nên hai phần ba cư dân theo đạo Hồi. Vì lẽ đó, thủ đô luôn lộng lẫy cùng với các thánh đường Hồi giáo to đồ sộ, điển hình là thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah và Omar Ali Saifuddien.
Thánh đường Jame Asr Hassanil Bolkiah nguy nga và linh thiêng nhất Brunei: Thánh đường được xây dựng vào năm 1992 với vàng ròng dát khắp nơi và vật liệu ngoại nhập. Tường gạch ốp Italy, hoa văn trang trí Australia, thảm cỏ Ả Rập… Những mái vòm bằng vàng làm cho thánh đường luôn nổi bật. Xung quanh thánh đường, những đài phun nước và khu vườn xanh được đặt xung quanh tạo nên khung cảnh thanh bình.
Thánh đường Omar Ali Saifuddien – biểu tượng sung túc của Brunei: Masjid Omar Ali Saifuddien được coi là biểu tượng cho sự sung túc của đất nước Brunei, đặt theo tên của vị vua thứ 28 của Brunei. Toàn bộ thánh đường được xây từ năm 1958, nằm trên một hồ nước nhân tạo ở ven sông Brunei. Thánh đường cao 52 m với mái vòm dát vàng, các cột và tường được lát bằng đá cẩm thạch.
Bảo tàng Hoàng gia Brunei: Cách đó không xa là Bảo tàng Hoàng gia Regalia – nơi mang lại cái nhìn tổng thể về cuộc sống của Hoàng gia Brunei qua nhiều thời kỳ. Bảo tàng được thiết kế sang trọng và lộng lẫy bởi nơi đây từng là nơi ở của vua chúa ngày xưa. Bên trong bảo tàng, những bảo vật của Hoàng gia Brunei được khảm bằng vàng, bạc và các loại ngọc quý.
Cung điện Hoàng gia Istana Nurul Iman: Điểm tham quan ấn tượng nhất trong hành trình là cung điện Hoàng gia Istana Nurul Iman. Hoàng cung hiện là nơi ở của vua Hassanal Bolkiah và dòng dõi hoàng tộc của ông. Đồng thời nơi đây còn là văn phòng làm việc của Chính phủ Brunei. Cung điện nằm tách biệt trên một ngọn đồi phủ rợp bóng cây, mặt tiền của cung điện hướng về nơi có thủ đô Bandar Seri Begawan.
Làng nổi Kampong Ayer lâu đời: Kampong Ayer là ngôi làng cổ nhất ở Brunei có lịch sử hơn 1.300 năm với khoảng 39.000 dân. Mặc dù cư dân ngụ trên sông, tất cả đều có xe hơi để trên bờ. Hàng ngày, họ lái thuyền máy cập bờ rồi dùng xe hơi đi làm, chiều tối đi xuồng về nhà. Ngôi làng quyến rũ du khách bởi những ngôi nhà sàn truyền thống cùng những cây cầu gỗ bắc từ nơi này sang nơi khác. Qua từng ngõ ngách trong khu làng, tôi cảm nhận được nhịp sống Brunei yên bình.
Theo zing.vn
'Thần đèn' nâng tòa nhà thờ giáo xứ nặng hơn 5.500 tấn lên cao 2 mét
Sau khi xử lý nâng cao, di dời hàng loạt công trình xây dựng phức tạp, nặng hàng ngàn tấn, "thần đèn" Nguyễn Văn Cư một lần nữa lại xô đổ kỷ lục của chính mình khi bắt tay vào nâng cả toà giáo xứ nặng hơn 5.500 tấn lên cao 2 mét.
Đại diện Ban quản trị Giáo xứ và "thần đèn" Nguyễn Văn Cư (phải) trước công trình nặng 5.500 tấn QUANG THUẦN
Công trình cực "khủng"
Nằm gần cuối con đường Lê Đức Thọ, thuộc P.13, Q. Gò Vấp, Nhà thờ Giáo xứ Nữ vương Hoà Bình là nơi cầu nguyện quen thuộc của hàng ngàn giáo dân.
Khi đường Lê Đức Thọ mở rộng kết hợp nâng cao mặt đường, nhà thờ thấp hơn con đường mới 0,9 mét. Sau khi tìm hiểu nhiều đơn vị chống lún nghiêng, thậm chí đến xem tận mắt các công trình xây dựng đang được xử lý, Chánh xứ và Hội đồng quản lý Giáo xứ Nữ vương Hoà Bình đã quyết định mời "thần đèn" Nguyễn Văn Cư thực hiện việc nâng toàn bộ giáo xứ lên cao 2 mét bắt đầu vào tháng 4.2018.
Chúng tôi có mặt tại công trường vào trưa chủ nhật 29.7 để mục kích công trình cực khủng này. Phần diện tích xây dựng hiện hữu trên 1.000 m2, gồm 1 tầng trệt và 2 tầng lầu, trong đó có 2 đường dẫn cho xe chạy lên tầng một từ hai bên cánh. Ước tính sơ bộ, cả khối nhà nặng vào khoảng 5.500 tấn.
Trao đổi với "thần đèn" ngay tại công trình, ông cho biết đây là công trình xử lý nâng lên cao có trọng lượng "khủng" nhất trong sự nghiệp chống lún nghiêng và di dời của ông, tính đến thời điểm này. Điều khiến ông tự tin nhất là sau nhiều năm tích lũy, máy móc thiết bị của ông đã được đầu tư hiện đại hơn nhiều.
Các công nhân điều khiển việc nâng cao công trình bằng máy móc hiện đại
Tính đến 16 giờ ngày 29.7, hạng mục nhà xứ phía sau thánh đường đã được nâng lên hoàn chỉnh đúng 2 mét. "Với máy móc thiết bị hiện đại, tôi chỉ cần nâng đúng một nhịp thay vì phải nâng nhiều đợt như các công trình trước đây", "thần đèn" Nguyễn Văn Cư hồ hởi cho biết.
Đại diện Ban quản trị Giáo xứ cũng cho biết rất hài lòng với sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân công của ông Nguyễn Văn Cư. Dự kiến vào ngày 12.8, "thần đèn" sẽ bắt tay vào nâng cao khu thánh đường và các công trình ở phía trước.
Theo Danviet
Philippines khẳng định đang phản ứng Trung Quốc "âm thầm" trên Biển Đông Trước những thông tin nói rằng Philippines chưa hành động đúng mức về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc, chính phủ nước này khẳng định họ vẫn đang có những hành động phản đối Trung Quốc, nhưng diễn ra trong âm thầm. Ông Harry Roque (Ảnh: Rappler) Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh dzRH, phát...