Hành trình gần 2.000km đưa tim, gan từ Nam ra Bắc cứu người
Chỉ sau ít giờ, khối tim, gan đã vượt qua hành trình gần 2.000km từ TP.HCM ra Hà Nội cứu sống 2 bệnh nhân suy tạng. Đây cũng là hành trình vận chuyển tạng dài nhất được ghi nhận tại Việt Nam.
Chạy đua với thời gian
GS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Việt Đức cho biết, 2 ca ghép tim, gan vừa được thực hiện tại bệnh viện là 2 trường hợp ghép tạng hết sức đặc biệt với thời gian vận chuyển tạng dài nhất từ trước tới nay.
Cả 2 bệnh nhân được ghép tạng đều là người Hà Nội, trong đó bệnh nhân ghép gan là Trần Ngọc H., 59 tuổi bị ung thư gan và xơ gan giai đoạn cuối, bệnh nhân ghép tim, 37 tuổi suy tim giai đoạn cuối do giãn cơ tim, thời gian sống chỉ được tính bằng ngày.
2 bệnh nhân đã có tên trong danh sách chờ ghép tạng đã lâu nhưng chưa tìm được người phù hợp.
GS Ước, GS Quyết và GS Sơn (từ trái qua) chia sẻ về hành trình đặc biệt đưa khối tim, gan từ TP.HCM ra Hà Nội
Đến tối 3/9, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM gọi điện cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép tạng thông báo có một nam bệnh nhân 31 tuổi chết não đồng ý hiến tạng nhưng tại Chợ Rẫy không tìm được người ghép tim, gan phù hợp.
Ngay lập tức thông tin được chuyển về Việt Đức, các bác sĩ tiến hành rà soát và tìm được 3 bệnh nhân tương thích.
GS Quyết cho hay, ban đầu ca ghép gan dự định cho một bệnh nhân 32 tuổi bị xơ gan, ung thư gan, tuy nhiên khi kiểm tra kĩ, các bác sĩ phát hiện đã có di căn lên phổi nên không thể tiến hành. Khối gan sau đó được ghép cho bệnh nhân Trần Ngọc H., 59 tuổi.
Tìm được người phù hợp, 14h30 ngày 4/9, kíp bác sĩ Bệnh viện Việt Đức do đích thân 2 chuyên gia đầu ngành về ghép tạng là GS Trịnh Hồng Sơn, PGĐ bệnh viện và GS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Tim mạch đã đáp máy bay vào Chợ Rẫy lấy tạng.
“Theo đúng lịch, chúng tôi phải bay chuyến 16h30 nhưng rất may mắn đã được hãng hàng không tạo điều kiện để bay sớm hơn 2 tiếng và khi vào đến Chợ Rẫy, mọi công tác chuẩn bị đã được hoàn tất xong xuôi nên việc lấy tạng hết sức suôn sẻ”, GS Trịnh Hồng Sơn nói.
Đến 17h30 ngày 4/9, khối tim, gan được lấy ra khỏi bệnh nhân chết não, ngay lập tức được quấn gạc, bỏ vào túi nilon chứa dung dịch đặc biệt rồi bao đá xung quanh và đưa thẳng tới sân bay.
Video đang HOT
Song song với thời điểm lấy tạng, một nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy liên hệ với Cục Hàng không VN làm thủ tục an ninh lên máy bay. Tất cả đều chạy đua với thời gian từng phút một.
Tuy nhiên phải đến 21h, chuyến bay từ TP.HCM đi Hà Nội mới cất cánh. Lúc này một xe cấp cứu tại đầu Hà Nội đã được chuẩn bị sẵn sàng tại sân bay, đưa khối tim, gan về Việt Đức lúc 23h30 ngày 4/9.
Nhóm các bác sĩ được chuẩn bị quần áo mổ, bánh mỳ ngay trên xe cứu thương để tiết kiệm tối đa thời gian.
Trong suốt quá trình vận chuyển từ Chợ Rẫy ra Việt Đức, các bác sĩ đã phải nhiều lần bơm thêm dung dịch bảo quản cho 2 khối tim, gan.
Bệnh nhân hồi phục tốt
GS Sơn kể, trong suốt khoảng thời gian trước và sau khi xuống máy bay, điện thoại của ông phải sạc liên tục để giữ thông suốt với đầu Hà Nội, phân việc cho từng người, căn chỉnh thời gian mở lấy khối tạng hư cũng như lên kế hoạch cho các bộ phận hồi sức, phẫu thuật, tim mạch, thần kinh chuẩn bị sẵn sàng. Thậm chí đã chỉ đạo chuẩn bị cả tình huống xấu nhất.
“Điều chúng tôi lo lắng nhất là hành trình bị kéo dài quá lâu, tạng bị hoại tử tế bào, không thể ghép cho bệnh nhân. Tuy nhiên rất may mắn khi làm xét nghiệm tại Việt Đức, các chuyên gia sinh thiết khẳng định không có tế bào hoại tử”, GS Sơn nói.
Bệnh nhân ghép tim giơ tay chào phóng viên
Bệnh nhân ghép gan hồi phục tốt, đã có thể ăn uống bằng đường miệng
BS Đào Kim Dung, người tham gia trực tiếp ca phẫu thuật cũng cho biết, đến giờ vẫn chưa hết hồi hộp khi đọc lại từng tin nhắn thông báo hành trình cũng như những cuộc gọi điện thoại của mọi người với nhau.
Ngay sau khi về đến Việt Đức, GS Sơn và GS Ước lao ngay vào phòng mổ phối hợp cùng hơn 60 y bác sĩ tại đây thực hiện ca ghép tim, gan xuyên đêm.
Sau 6,5 giờ cho ca ghép tim và 7,5 giờ cho ca ghép gan, đến khoảng 5h sáng 5/9, cả 2 ca ghép đều hoàn tất.
Đến chiều cùng ngày, sức khoẻ 2 bệnh nhân nói trên đã cơ bản ổn định, có thể tự thở và được chuyển về phòng hồi sức của bệnh viện.
Đến sáng nay (7/9), 2 bệnh nhân đã có thể tự ăn uống và nói chuyện được. Theo GS Nguyễn Tiến Quyết, nếu không có gì thay đổi, khoảng 10 ngày nữa 2 bệnh nhân sẽ được xuất viện.
“Chúng tôi đã vô cùng căng thẳng nhưng đến giờ hoàn toàn có thể thở phào. Cảm giác bây giờ là vô cùng hạnh phúc và sung sướng”, GS Quyết chia sẻ.
Theo GS Quyết, để có được thành công trên là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Bệnh viện Chợ Rẫy – Trung tâm điều phối ghép tạng – Bệnh viện Việt Đức và sự phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, Bộ Công an.
Điều đáng nói, chi phí 2 ca ghép tạng nói trên chỉ rẻ bằng 1/5 so với nước ngoài với giá khoảng 600 triệu – 1 tỷ đồng.
Thúy Hạnh
Theo VNN
Ca ghép tim xuyên Việt: Bệnh nhân cười tươi đón cuộc sống mới
Bệnh nhân Nguyễn Văn H. - nhận tim ghép của người hiến chết não từ TP.HCM giơ tay chào với nụ cười tươi trước ống kính ghi hình của phóng viên Thanh Niên Online, đã khiến các y bác sĩ và nhóm phóng viên vô cùng xúc động.
Bệnh nhân được nhận tim ghép tươi cười trước ống kính - Ảnh: Ngọc Thắng
Sau ca phẫu thuật, tình trạng sức khỏe tiến triển khả quan - Ảnh: Ngọc Thắng
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Quyết, công tác tại Trung tâm ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội cho biết: "Trước khi được nhận tim ghép, cuộc sống của bệnh nhân tính từng tuần do bị dãn cơ tim quá nặng".
Đến lúc này, 53 tiếng sau khi ca phẫu thuật ghép tim hoàn thành (ca ghép hoàn thành lúc 5 giờ sáng 5.9), sức khỏe của bệnh nhân đang tiến triển khả quan.
"Ngay sau phẫu thuật, tim mới đã đập mà không phải hỗ trợ của thiết bị. Hiện tại, bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt để tránh nhiễm khuẩn các chỉ số sinh học, tinh thần khá thoải mái", các bác sĩ thông báo.
Cùng được cứu sống nhờ ca ghép tạng "xuyên Việt", bệnh nhân nam 60 tuổi đang ổn định với lá gan mới từ người hiến chết não. Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Quyết, "ngay sau phẫu thuật, lá gan ghép đã hoạt động, có màu hồng nhờ được máu nuôi dưỡng, có dịch mật".
Bệnh nhân đang được chăm sóc đặc biệt - Ảnh: Ngọc Thắng
Thành công của sự đồng lòng
"Chúng tôi đã nhận được sự trợ giúp của các đồng nghiệp giỏi và nhiệt thành tại Bệnh viện Chợ Rẫy với cùng mong muốn là có được kết quả tốt nhất cho người bệnh. Các bác sĩ đã thực hiện hồi sức để đảm bảo tạng vẫn được nuôi dưỡng dù bệnh nhân đã chết não. Giấy tờ liên quan đến thủ tục, an ninh hàng không cũng được các đồng nghiệp tại Bệnh viện Chợ Rẫy chủ động để việc vận chuyển tạng được nhanh nhất", phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim và lồng ngực của Bệnh viện Việt Đức tự hào khi nói về các đồng nghiệp cách xa hơn 1.700 km.
Tiến sĩ Ước cũng chia sẻ, các bác sĩ đã nhận được sự giúp đỡ tối đa của cơ quan hàng không, An ninh sân bay để làm tròn nhiệm vụ bảo quản tạng. "Tim và gan mỗi khối được bọc riêng trong túi bảo quản. Bọc bên ngoài là túi đá lạnh để duy trì nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển còn phải bơm thêm dung dịch bảo quản để tim, gan được giữ nguyên không bị hỏng. Suốt chặng đường 1.700 km, chúng tôi phải 4 lần bổ sung thêm dung dịch đặc biệt, trong khi với ca ghép thông thường lấy tạng ở gần, chỉ cần xử lý một lần", tiến sĩ Ước cho biết.
Tại Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân đầu tiên được ghép gan vào năm 2007, hiện có sức khỏe tốt, đang sống tại Anh cùng con. Bệnh nhân được ghép tim lâu nhất đã sống thêm gần 5 năm, hiện đang ổn định.
Liên Châu
Theo Thanhnien
Trái tim, lá gan vượt hành trình 1700km cứu sống người suy tạng Ngay khi nhận nguồn tạng hiến từ người cho chết não trên chuyến bay đặc biệt từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội đêm 4/9, hai kíp phẫu thuật hàng trăm người là các y bác sĩ đã BV Việt Đức đã ghép tim, ghép gan cho hai người bệnh thành công, sau trọn một đêm không ngủ. Nguồn tạng từ người...