Hành trình đòi lại công lý sau 13 năm ngồi tù oan về tội mưu sát
60 năm trước, khi chỉ mới 22 tuổi, Fatkulla Iskhakov – người dân thành phố Ufa, Nga bị kết án 15 năm tù về tội âm mưu giết người.
Được tha tù trước thời hạn 2 năm, người đàn ông này bắt đầu đi đòi danh dự vì cho rằng mình bị oan. Tuy nhiên, hành trình của ông chưa có hồi kết.
Bà Maryam, ông Fatkulla và ông Nail
Có tiền án về tội trộm cắp tài sản
Sinh năm 1937 tại làng Bolshie Karkaly, huyện Miyakinsky của Cộng hòa Bashkortostan thuộc Nga, sau khi học xong lớp 7, Fatkulla Iskhakov xin vào làm việc tại nông trang tập thể. Khi mới 19 tuổi, Fatkulla bị kết án về tội trộm cắp tài sản và được tha trước thời hạn sau 2 năm ngồi tù. Sau khi được trả tự do, Fatkulla đã lấy vợ và có con trai đầu lòng.
Tuy nhiên, sự việc xảy ra vào tháng 7-1959 làm thay đổi hẳn cuộc đời của Fatkulla. Theo lời Fatkulla, Nail Saitbattalov (18 tuổi) – người cùng làng rất yêu Maryam Rakhmatullina, cô gái xinh đẹp sống bên cạnh nhà Fatkulla. Tuy nhiên, Maryam lại yêu người chơi đàn phong cầm địa phương. Do bị từ chối, theo lời khai sau này của Nail, tối 22-7-1959, ông ta đã uống rượu và cầm rìu đến nhà Maryam. Sau khi dùng đoạn dây thép mở cửa ra vào, Nail đi vào nhà. Trong lúc các bạn đứng gác ngoài sân, khi biết chắc rằng bà mẹ, Maryam cùng bạn gái của cô đã ngủ say, Nail lấy con dao mang theo ra và rạch mặt Maryam…
Video đang HOT
Nail không nhớ đã rạch mặt Maryam bao nhiêu lần. Ông ta muốn hủy hoại khuôn mặt của Maryam để không ai yêu cô ấy nữa. Nail chỉ rạch mặt bà mẹ và bạn của Maryam mỗi người một lần. Ông ta còn để chiếc rìu lại trong nhà Maryam để đánh lạc hướng cảnh sát vì trước đó, chủ sở hữu chiếc rìu đã đánh nhau với người chơi đàn phong cầm vì ghen tuông… Tuy nhiên, khi đó Maryam đã chạy sang nhà Fatkulla cầu cứu. Và, vài giọt máu từ vết thương trên mặt cô rơi xuống quần áo của Fatkulla. Điều này trở thành chứng cứ buộc tội Fatkulla. Ngoài ra, Nail và các bạn của ông ta cũng làm chứng chống lại Fatkulla. Họ khai với cảnh sát rằng đã thấy một người dân của làng rời khỏi nhà Maryam vào tối hôm đó.
Theo lời Fatkulla, sau khi bị bắt, ông không nhận tội, đồng thời đã gửi đơn kêu cứu đến Viện trưởng Viện Công tố Liên Xô R.A.Rudenko. Mặc dù vậy, Fatkulla bị kết án 15 năm tù về tội âm mưu giết 2 hay nhiều người và đã được trả tự do trước thời hạn vào năm 1972. Do cơn xúc động mạnh, vợ của Fatkulla đã qua đời khi đang mang thai và để lại đứa con trai lớn cho ông bà nuôi dưỡng.
Tuyên bố tuyệt thực để phản đối
Sau khi ra tù, Fatkulla sống tại Ufa, thủ phủ của Bashkortostan và xin vào làm việc tại một đơn vị vận tải. Ông lấy vợ, có thêm con và không từ bỏ nỗ lực đòi lại công lý cho mình. Năm 2012, người rạch mặt bà Maryam vào năm 1959 đã viết đơn tự thú. Đó chính là Nail Saitbattalov.
Dù không còn sống ở làng Bolshie Karkaly và bị bệnh nặng, ông Nail vẫn đến gặp bà Maryam để nhận lỗi với sự chứng kiến của ông Fatkulla. Tuy nhiên, vào năm 2014, ông Nail đã chết trong cô độc vì một cơn đau tim. Sau khi ông Nail tự thú, cơ quan điều tra đã phục hồi điều tra vụ án, sau đó chính thức thừa nhận rằng ông Fatkulla không phạm tội, là nạn nhân của một vụ vu khống và sai lầm trong hoạt động tư pháp.
Tuy nhiên, Viện Công tố đã hủy bỏ quyết định của cơ quan điều tra vì cho rằng lời khai của các nhân chứng ở thời kỳ đó không đúng sự thật. Ông Fatkulla đã tuyên bố tuyệt thực để phản đối, gửi đơn kêu cứu đến tất cả các cấp chính quyền và các cơ quan thông tin đại chúng. Ngày 7-8-2019, Tòa án Tối cao Cộng hòa Bashkortostan đã xét xử vụ án Fatkulla Iskhakov và ra lệnh hủy bỏ quyết định kháng nghị của Viện Công tố vì có những tình tiết mới, trả lại hồ sơ vụ án cho tòa án cấp sơ thẩm để xét xử lại. Như vậy, hành trình đi đòi lại danh dự của người đàn ông 82 tuổi này chưa có hồi kết…
Theo anninhthudo
VKS bồi thường oan 271 triệu đồng cho anh thợ sửa xe ở Cần Giờ
Anh Minh đóng góp 5 triệu đồng vào quỹ xã hội của báo Pháp Luật TP.HCM để hỗ trợ cho những người nghèo vượt qua khó khăn.
Chiều 1-9, anh Trần Hoàng Minh, 32 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết anh đã nhận được số tiền đòi bồi thường oan do VKSND huyện Cần Giờ chi trả.
Anh Minh gửi lời cám ơn báo Pháp Luật TP.HCM đã đồng hành và góp phần giúp cho cơ quan thẩm quyền xem lại quyết định và chính thức minh định anh bị oan. Anh Minh đã đóng góp 5 triệu đồng vào quỹ xã hội của báo để góp phần hỗ trợ cho những người nghèo vượt qua lúc ngặt.
Tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, anh Minh là một thợ sửa xe cần mẫn. Tháng 9-2013, khi anh đang có một gia đình ấm êm cùng vợ và đứa con nhỏ thì giông bão ập đến. Cuộc sống bị đảo lộn bởi những ngày đi tới đi lui trả lời những câu hỏi của công an về một vụ trộm xảy ra ở trong xã.
Trong hơn hai năm vướng vòng lao lý, mang thân phận bị can bị cáo thì anh Minh có hơn hai tháng bị tạm giam. Sáu năm sau khi biến cố này anh Minh được xin lỗi vào tháng 4-2019.
Số tiền 271 triệu đồng bồi thường oan mà anh vừa nhận bao gồm các khoản: Tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế bị mất, thu nhập thực tế bị giảm sút, chi phí gia đình thăm nuôi, chi phí thuê đất để kinh doanh phải trả trong thời gian tạm ngưng hoạt động.
Buổi xin lỗi anh Minh (ngồi giữa) do viện trưởng VKSND huyện Cần Giờ chủ trì hồi tháng 4-2019. Ảnh: HOÀNG GIANG
Được gia đình Minh mời, luật sư Đoàn Văn Thành, Đoàn Luật sư TP.HCM, đi tìm các mảnh ghép để hoàn chỉnh bức tranh sự thật. Luật sư tìm gặp nhân chứng, người biết sự việc là cậu bé phụ việc cho anh Minh, những khách sửa xe vào buổi sáng xảy ra vụ án để làm chứng.
Luật sư Thành đã chứng minh cho các cơ quan tố tụng thấy thời gian ngoại phạm của anh Minh. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, anh Minh không thể thực hiện một chuỗi hành vi như đi ăn sáng, thủ theo cây nạy lốp, ngang qua nhà, biết chủ vắng nhà, đột nhập và bình tĩnh đi cạy tủ, đi lựa ba lô bỏ laptop vào, lật nệm tìm tiền... Tuy nhiên, VKS huyện vẫn ra cáo trạng truy tố Minh.
Luật sư Thành (đứng) trong buổi xin lỗi anh Minh. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tháng 3-2014, vụ án được đưa ra xét xử. Xét thấy thời gian thực tế để thực hiện hành vi dài hơn thời gian mà cáo trạng quy kết, đồng thời để làm rõ dấu hiệu bức cung nhục hình qua lời khai nhân chứng phụ việc cho Minh nên tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Vụ án rơi vào im lặng cho đến hơn chín tháng sau thì được đình chỉ vì "hành vi phạm tội không còn nguy hiểm". Khi anh Minh nhận được quyết định đình chỉ và thực hiện việc khiếu nại thì đã hết thời hiệu.
Ngay sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh ý kiến của VKSND TP.HCM thì VKSND huyện Cần Giờ đã phải báo cáo, đồng thời chấp hành chỉ đạo "làm đúng pháp luật". Cuối cùng VKS huyện thừa nhận đã làm oan Minh bằng việc "đính chính" quyết định đình chỉ. Anh Minh chính thức vô tội, còn viện trưởng Cần Giờ khi đó phải thốt lên rằng "đã có bài học xương máu".
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Một thanh niên Hà Tĩnh 'vô tình' vào tù vì... thiếu hiểu biết pháp luật! Nhìn ánh mắt vô hồn của bị cáo khi nghe Hội đồng xét xử TAND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) tuyên án trong phiên xét xử tội 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ', tôi không thôi day dứt. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải trả giá nhưng cái giá của hành vi phạm tội do...